Lên cơn co giật vì ngoáy tai bằng tăm bông
Ngoáy tai quá sâu khiến đầu tăm bông mắc kẹt bên trong, người đàn ông Anh bị co giật, nôn mửa và phải nhập viện.
Trên BMJ (Anh), các bác sĩ Bệnh viện Đại học Coventry & Warwickshire (Anh) cho biết nam bệnh nhân 31 tuổi giấu tên nhập viện trong tình trạng ngất xỉu. Ngoài co giật và nôn mửa, anh này còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tên người khác.
Ban đầu, đội ngũ y tế nghĩ bệnh nhân bị viêm màng não nên cho anh dùng thuốc kháng sinh. Đến khi kiểm tra tai, các bác sĩ phát hiện một đầu tăm bông mắc kẹt. Ống tai bệnh nhân bị viêm, chứa đầy dịch. Bên trong hộp sọ cũng xuất hiện áp xe.
Ảnh: IFL.
Các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị viêm tai ngoài do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Đây là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi và có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Dùng tăm bông làm tăng nguy cơ viêm tai ngoài bởi khiến ống tai bị tổn thương nhưng chưa bao giờ được xác định là nguyên nhân trực tiếp. Không rõ đầu tăm bông đã mắc kẹt trong tai bệnh nhân bao lâu song anh bị suy giảm thính giác từ 5 năm trước.
Video đang HOT
Sau khi phát hiện nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng bất thường, bệnh nhân được làm sạch tai và truyền kháng sinh qua tĩnh mạch. 10 tuần sau anh phục hồi sức khỏe.
Minh Nguyên
Theo VNE
Khi nào nên hạn chế uống nước?
Nước là phần không thể thiếu của sự sống, tuy vậy cũng có những thời điểm bổ sung nước lại không tốt sức khỏe của bạn.
Khi bạn đã uống quá nhiều nước
Tình trạng này rất hiếm nhưng không phải là không xảy ra, khi chúng ta uống quá nhiều nước sẽ không có lợi cho sức khỏe bạn. Khi cơ thể dư thừa nước sẽ gây nên tình trạng gọi là hạ natri máu do máu bị pha loãng.
Chẳng hạn như các vận động viên chạy marathon, thường uống nước trên suốt chặng đường đua (hoặc sau khi về đích), có thể khiến tế bào bị sưng phù và gây buồn nôn, nôn, co giật, thậm chí là tử vong.
Bên cạnh đó, tình trạng hạ natri máu còn có thể do nhiều nguyên nhân khác, như do bệnh gan, thận, một số loại thuốc nhất định.
Khi nước tiểu trong
Vậy làm thể nào để biết cơ thể đã được bổ sung đủ lượng nước, bạn hãy chú ý nhiều hơn vào màu sắc nước tiểu. Nếu chỉ thấy nước tiểu màu trong ở bồn cầu, thì bạn có thể giảm lượng nước uống đi một chút. Nếu nước tiểu màu vàng đậm hơn, thì đó là dấu hiệu cơ thể bạn cần bổ sung thêm nước.
Khi ăn bữa chính
Nhiều người muốn giảm cân thường hay có thói quen uống nước trước bữa ăn. Khi uống một ly nước trước bữa ăn thì tự nhiên bạn sẽ ăn ít đi do nước đã chiếm một phần thể tích đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước trước bữa ăn chính có thể chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu do đầy bụng, việc tiêu hóa cũng gặp khó khăn hơn.
Khi vận động nặng kéo dài
Cơ thể chúng ta sẽ mất nhiều chất điện giải như kali, natri qua mồ hôi. Nếu đổ quá nhiều mồ hôi, bạn sẽ cần bổ sung những chất thiết yếu trên vốn không có trong nước tinh khiết. Vì vậy lúc này bạn cần uống loại nước nào?
Thay vì uống nước thể thao, nước dừa là lựa chọn tốt hơn cả. Nước dừa là loại nước tự nhiên giàu natri, kali, vitamin C và nhiều chất xơ sẽ cung cấp đầy đủ những chất cần cho sự hồi phục sau quá trình tập nặng.
Khi có thói quen sử dụng nước ngọt đóng chai
Mọi người thường không muốn uống nước lọc khi có đủ những loại nước ngọt đóng chai hấp dẫn bên cạnh. Nhưng những chai nước ngọt đó lại không ngọt ngào chút nào, chúng thường chứa các chất tạo ngọt gây cảm giác thèm ăn, bạn dễ bị tăng cân. Uống nước đóng chai thương mại như vậy thường là lợi bất cập hại.
Thay vào đó, bạn nên uống nước lọc và pha thêm những thứ tự nhiên như chanh, dưa chuột, dưa hấu, thảo dược... vừa hấp dẫn, lại có lợi cho sức khỏe.
Theo P.L/ Khỏe 365
Người dân lo ngại về tiêm chủng: Tăng cường thông tin để dân rõ Trước tình hình lo ngại của người dân về vắc xin ComBE Five, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin. Rất đông phụ huynh đưa trẻ đến tiêm vắc xin tại một điểm tiêm dịch vụ...