Lên chức nhờ… bằng giả
Nhiều khuất tất trong việc bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam.
Ông Phạm Văn Tú, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Giao thông Vận tải (GTVT) Miền Nam (đường Nguyễn Văn Linh, TP Cần Thơ; trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam – Bộ GTVT), có hành vi sử dụng bằng giả. Cụ thể là bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) do Đại học IMPAC – Mỹ cấp tháng 4/2008. Trước đó, việc bổ nhiệm của ông Tú cũng có nhiều dấu hiệu bất minh.
Bằng MBA không được công nhận
Mới đây, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD-ĐT có văn bản khẳng định: “Hiện nay, bộ chưa phê duyệt bất kỳ chương trình liên kết đào tạo từ xa nào của Đại học IMPAC. Do đó, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chưa đủ cơ sở để công nhận văn bằng của ông Phạm Văn Tú”.
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Tú cho rằng bằng của ông được công nhận vì từ năm 2005-2010, Đại học IMPAC được ĐHQG Hà Nội cấp giấy phép liên kết hợp tác với Trung tâm Phát triển Hệ thống (thuộc ĐHQG Hà Nội) tổ chức giảng dạy và phát bằng MBA tại Việt Nam. Bằng MBA này là một trong những căn cứ để xem xét, bổ nhiệm ông Tú giữ chức vụ phó hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam vào năm 2009.
Video đang HOT
Trường Trung cấp GTVT Miền Nam. Ảnh nhỏ: Bằng MBA của ông Phạm Văn Tú do Đại học IMPAC cấp. Ảnh: BẢO SƠN
Theo Quyết định 77/2007 của Bộ GD-ĐT (quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp): “Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam”.
Như vậy, thẩm quyền cấp phép liên kết đào tạo phải do Bộ GD-ĐT chứ không thuộc ĐHQG Hà Nội. Ngoài ra, việc công nhận văn bằng thạc sĩ là thuộc thẩm quyền của cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.
Tiền hậu bất nhất
Đáng lưu ý, từ năm 2009, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (lúc đó là Cục Đường bộ) đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình bổ nhiệm ông Phạm Văn Tú lên chức trưởng phòng đào tạo, rồi được giới thiệu làm phó hiệu trưởng, song vẫn ký quyết định bổ nhiệm ông này.
Cụ thể, cha ruột của ông Tú là ông Phạm Đình Sự, nguyên hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam giai đoạn 2004-2009, sau khi lên làm hiệu trưởng đã có nhiều việc làm sai quy định để đưa ông Tú lên chức phó hiệu trưởng.
Ngày 21/7/2009, ông Mai Văn Đức, Cục trưởng Cục Đường bộ, đã ký quyết định về việc kiểm tra, xác minh nội dung đơn tố cáo tại Trường Trung cấp GTVT Miền Nam, trong đó khẳng định “việc bổ nhiệm cán bộ chưa đúng quy trình, chưa đảm bảo công khai, dân chủ”. Cụ thể, “trường hợp bổ nhiệm ông Tú từ chức danh quyền trưởng phòng đào tạo giữ chức trưởng phòng đào tạo không được thông qua cuộc họp để có sự thống nhất của đại diện các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể”.
Thế nhưng, quyết định kết luận sai phạm nêu trên còn chưa ráo mực thì không đầy 1 tuần sau, ngày 27/7/2009, cũng chính ông Mai Văn Đức đã đặt bút ký quyết định bổ nhiệm ông Phạm Văn Tú vào chức phó hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam.
Cha bổ nhiệm con
Kết luận của Cục Đường bộ về việc kiểm tra, xác minh đơn tố cáo tại Trường Trung cấp GTVT Miền Nam nêu rõ: “Trường hợp nhà trường có văn bản gửi Cục Đường bộ về việc giới thiệu ông Phạm Văn Tú vào chức danh phó hiệu trưởng có nêu là căn cứ vào kết quả thống nhất 100% tại cuộc họp ngày 25/5/2009 của ban giám hiệu, ban chấp hành Đảng bộ, ban chấp hành Công đoàn nhưng lại không đưa ra được văn bản hoặc biên bản ghi nhận nội dung cuộc họp”.
Điều này đồng nghĩa với việc cả hai lần bổ nhiệm và đề nghị bổ nhiệm con trai là Phạm Văn Tú, ông Phạm Đình Sự đều tự ý làm mà không thông qua ban giám hiệu nhà trường cũng như các tổ chức liên quan theo đúng quy trình.
Theo Khampha
Công nhân "gác chắn" cướp dây chuyền của chủ quán
TAND huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế) vừa xét xử vụ án "Cướp tài sản" đối với bị cáo Mai Văn Đức (sinh năm 1992) và bị cáo Nguyễn Trung Thành (sinh năm 1991)
Mai Văn Đức là công nhân gác chắn ngang đường sắt Đồng Lâm tại thôn Đông An, xã Phong An (Phong Điền, TT-Huế), thường xuyên đến quán tạp hoá của chị Lê Thị Chớ gần đó để chơi và mua hàng.
Nhiều lần nhìn thấy chị Chớ có đeo một sợi dây chuyền bằng vàng trên cổ, Đức có ý chiếm đoạt. Đức điện thoại rủ bạn là Nguyễn Trung Thành đang ở tại thành phố Huế ra Phong Điền để cùng chiếm đoạt tài sản.
Khoảng 0h30 ngày 7/1/2013, Đức và Thành đột nhập quán, dùng tay bịt miệng, đè chị Chớ xuống rồi giật sợi dây chuyền vàng trị giá hơn 5 triệu đồng và bỏ chạy.
Tại phiên tòa, căn cứ vào lời khai của các bị cáo, áp dụng Bộ luật Hình sự, HĐXX tuyên phạt Mai Văn Đức 7 năm tù giam, Nguyễn Trung Thành 4 năm tù giam, bồi thường thiệt hại cho người bị hại theo đúng qui định.
Theo NTD
Tự 'sản xuất' bằng giả để xin việc Đang học trung cấp tin học, Hiệp dùng kỹ thuật máy tính làm ra bằng đại học giả cho chính mình để xin việc. Chiều 18/1, VKSND tỉnh Đăk Lăk phê chuẩn lệnh bắt tạm giam Phạm Đức Hiệp (29 tuổi, ngụ huyện Krông Păk) về hành vi Làm giả tài liệu cơ quan, tổ chức. Theo cơ quan điều tra, vài năm...