Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc
Không chỉ là nơi trao đổi, mua bán bò giữa người dân các xã của huyện vùng cao Mèo Vạc và thương lái từ dưới xuôi lên, chợ bò Mèo Vạc còn là nơi giao lưu, gặp gỡ, tâm tình giữa những người bạn.
Tại phiên chợ bò Mèo Vạc không có cảnh chèo kéo mua và bán. (Ảnh: Đức Thọ/ TTXVN)
Chợ bò Mèo Vạc gắn liền với hình ảnh của một vùng quê còn nhiều khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang đang từng ngày vươn lên thoát nghèo bằng chăn nuôi bò hàng hóa. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Vào các ngày phiên chợ Chủ nhật, người dân các xã của huyện Mèo Vạc tấp nập dắt bò về chợ thị trấn. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Chợ bò nằm ở trung tâm thị trấn Mèo Vạc, tại khu sân vận động của huyện. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Video đang HOT
Người dân ở các xã của huyện Mèo Vạc tấp nập dắt bò về chợ thị trấn từ sớm. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Chợ bò Mèo Vạc là phiên chợ buôn bán bò lớn nhất của tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Đức Thọ /TTXVN)
Tại phiên chợ bò Mèo Vạc không có cảnh chèo kéo mua và bán. (Ảnh: Đức Thọ/ TTXVN)
Phiên chợ bò Mèo Vạc không có cảnh chèo kéo mua và bán, người dân dắt bò ra chợ nếu được giá thì bán, không được giá thì vui vẻ dắt bò về để phiên chợ sau. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Trong phiên chợ bò Mèo Vạc không có cảnh chèo kéo mua và bán. (Ảnh: Đức Thọ/ TTXVN)
Vẻ đẹp kinh điển của 'Hố sụt tử thần' ở Mèo Vạc, Hà Giang
Sở hữu cao nguyên đá và những cung đèo hiểm trở nhưng thơ mộng, Hà Giang lại gây chú ý trong cộng đồng yêu du lịch, đặc biệt là các phượt thủ, với 'hố sụt tử thần' được phát hiện vài ba năm nay.
Khoảng trời lộ ra từ miệng hố đẹp như những thước phim điện ảnh. Vẻ hùng vĩ, ấn tượng của hố sụt đã khiến cộng đồng du lịch ngoài tên "Hố sụt Mèo Vạc", còn đặt cho địa danh này là " Hố sụt tử thần", "Giếng trời Hà Giang"...
Khoảng trời hiện ra duới miệng "Hố sụt tử thần" như một bức tranh kỳ vĩ
Nằm cách thị trấn Mèo Vạc khoảng 3 km, ẩn mình trên một ngọn đồi của thôn Tìa Chí Dừa, xã Giàng Chu Phìn, một chiếc "hố tử thần" siêu đẹp đã khiến bao phượt thủ muốn đến để khám phá.
Những người đầu tiên có công tìm kiếm và lan tỏa cảnh đẹp nơi hố sụt này chính là travel blogger Hoàng Nam, Nắng Cao Nguyên và "thổ địa" Giáp Văn Hải. Các chàng trai này đã sử dụng drone kết hợp bản đồ vệ tinh để tìm thấy hố và nhanh chóng lên kế hoạch khám phá tọa độ tuyệt đẹp này.
Những người đầu tiên có công tìm kiếm và lan tỏa cảnh đẹp nơi hố sụt tử thần này chính là travel blogger Hoàng Nam, Nắng Cao Nguyên và "thổ địa" Giáp Văn Hải.
Ngay sau khi những hình ảnh chụp từ bên dưới hố được Hải đăng lên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của cộng đồng yêu du lịch và khám phá, nhận được nhiều lượt yêu thích và chia sẻ. Khi mới đăng tải, không ít người ngỡ rằng đây là hố sụt ở Quảng Bình và bất ngờ khi Hà Giang có một địa danh độc đáo như vậy.
Người dân địa phương không biết hố sụt hình thành từ bao giờ, song họ thường hay xuống hố lấy cỏ về cho bò ăn. Thực vật bên dưới hố đa dạng, có nhiều cây dương xỉ khiến du khách cảm thấy như đang xuyên không, khám phá thời tiền sử.
Người dân địa phương không biết hố sụt hình thành từ bao giờ
Hiện tại, địa danh này vẫn còn chưa được khai thác du lịch an toàn. Du khách muốn thử thách bản thân chỉ có thể đi theo đường mòn mà người dân hay đi để lấy cỏ cho bò, hoặc đu dây để xuống. Travel blogger Hoàng Nam ước tính, chiều sâu của hố đạt khoảng 38,5 m. Lưu ý cho những du khách đến chinh phục hố sụt cần mang đủ đồ dùng bảo hộ, đi cùng những người có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Hiện tại, "hố sụt tử thần" vẫn chưa được khai thác du lịch an toàn
Đoạn đường dốc mà du khách phải vượt qua có thể kéo dài khoảng 30 phút để đi xuống, sau đó lại tốn thêm khoảng 20 phút để leo lên. Lưu ý rằng những người muốn thách thức hố sụt cần phải mang theo đủ đồ bảo hộ và đi cùng những người có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn. Hãy chọn những ngày trời nắng, khô ráo để khám phá hố sụt một cách dễ dàng và an toàn hơn. Nếu có thể, hãy nhờ sự giúp đỡ của người dân địa phương, những người đã trải qua hố sụt này.
Khám phá dinh thự "Vua Mèo" vùng cao nguyên đá Hà Giang Dinh thự nhà Vương thuộc xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn), một khu di tích phản ánh rõ nét cuộc sống của "Vua Mèo" - Vương Chính Đức cách đây gần một thế kỷ. Theo nhiều tài liệu còn ghi lại, dinh thự nhà họ Vương được xây dựng từ năm 1919, là nơi ở của ông Vương Chính Đức, một thổ ty...