‘Lên Cao Bằng đâu cũng nhớ, người ơi’
Cuốn du ký của tác giả Thùy Linh cho cảm giác như chúng ta không chỉ đọc mà còn được đi thông qua những dòng chữ. Dưới con mắt của một nữ họa sĩ yêu tự do, yêu thiên nhiên, mỗi miền đất như Mông Cổ, Đức, Ai Cập… hiện lên sống động. Cao Bằng là ‘phố rừng’, một ‘phố’ vẫn đậm chất hồn nhiên, thô mộc của rừng núi, pha lẫn cái duyên của những điệu then mượt mà.
“Tết tháng giêng hẹn từ tháng bảy
Lên Cao Bằng đâu cũng nhớ, người ơi”
(Ý Phương)
Nói tới Cao Bằng, không ít người biết nhưng số du khách đặt chân tới vùng đất này lại chưa nhiều. Khách du lịch thường chú ý tới vùng núi Tây Bắc nhiều hơn Đông Bắc như Cao Bằng hay Bắc Kạn. Tôi có lẽ không đặt chân lên vùng đất này nếu không có những người bạn dân tộc Tày đang sinh sống nơi đây.
Thác Bản Giốc thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng. Nơi đây có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và mùa khô là các tháng còn lại trong năm. Ảnh: Hoàng Trường.
Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Cao Bằng là cung đường hơn 300 km tuyệt đẹp cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bỏ lại thành phố Thái Nguyên sau lưng để bước vào một vùng sơn cước bao la với núi đồi, thung lũng phì nhiêu xanh mướt màu lúa đang trổ bông và ruộng ngô xen lẫn hoa màu khác.
Từ Bắc Kạn tới Cao Bằng, cung đường dài 120 km trở nên hẹp dần và dốc hơn với những đoạn cua gấp đến thót tim trên nhiều đèo cao như đèo Giàng, đèo Gió, đèo Khau Khoang, đèo Cao Bắc… Bù lại, cảnh trí nơi đây thật tuyệt vời.
Cảm giác như xe đang trôi giữa lưng chừng trời, sắp va vào núi, chạm vào mây, dù độ cao nơi đây chỉ khoảng 1.200 m so với mực nước biển. Núi non ngày một trùng điệp hơn trên đường lên Cao Bằng.
Hoa dại trắng xóa trên những triền núi, hoa tím nhỏ dập dờn men theo những vệt xe và trên những bờ dốc đôi khi thẳng đứng không dành cho người yếu tim. Con đường quanh co uốn lượn, thoắt ẩn thoắt hiện, lúc trước mặt khi dưới chân, lúc bên trái khi bên phải, vô cùng sinh động.
Gần tới Cao Bằng, những mái nhà trong bản làng dân tộc, những rặng tre, giang và rất nhiều trúc, vầu vươn cành uốn mình trên đồng lúa như những nét chấm phá đắt giá cho bức tranh phong cảnh vốn đã quá tuyệt mỹ.
Cuối cùng, Cao Bằng hiện ra trước mắt. Thành phố nhỏ có chưa tới vài trăm nghìn dân, chủ yếu là người Tày và người Nùng cùng một số tộc người khác sống tại các huyện lỵ.
Đường phố không nhiều, không lớn, nhưng rợp bóng cây, sạch sẽ và được quy hoạch rất thoáng đãng với một quảng trường nhỏ và công viên có tượng đài Bác Hồ, nơi vui chơi hóng mát của giới trẻ khi đêm về.
Hầu như không thấy khách du lịch, trừ một hai nhóm phượt tôi gặp trên đường. Cả thành phố toát lên một vẻ duyên dáng hiếm có, dù hơi xưa cũ nhưng chân tình và dễ mến như những cư dân của nó.
Video đang HOT
Tôi không muốn dùng từ “phố núi”. Với tôi, phố núi là Pleiku, là cái gì đó mang tính “phố” nhiều hơn. Cao Bằng là một “phố rừng”, một “phố” vẫn đậm chất hồn nhiên, thô mộc của rừng núi, pha lẫn cái duyên của những điệu lượn, điệu then mượt mà. Cao Bằng đẹp như cô gái Tày hiền dịu giữa non xanh nước biếc.
Nhũ đá trông như đóa sen trong động Ngườm Ngao. Ảnh: Quang Hà / Thông tấn xã Việt Nam.
Hôm sau, tôi bắt đầu với cung đường gần 100 km, từ thành phố Cao Bằng đi huyện Trùng Khánh. Con đường thơ mộng còn hơn cả cung đường Bắc Kạn – Cao Bằng.
Hành trình băng qua đèo Mã Phục, một trong những đèo hiểm trở nhưng đẹp nhất vùng rừng núi phía Bắc. Con đèo mang tên Mã Phục vì hai khối đá vôi như hình hai con ngựa nằm phủ phục bên đèo.
Đèo này thực sự là thử thách cho cả lái xe lẫn người ngồi trong xe, với bảy vòng dốc để có thể lên tới đỉnh cao 620 m, nơi được coi là bắt đầu địa giới của huyện Trùng Khánh.
Điểm dừng chân đầu tiên của tôi là động Ngườm Ngao (Hang Hổ) thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy. Động này do một người Pháp phát hiện năm 1921, có chiều dài khoảng 2 km với ba cửa chính.
Tên gọi của động bắt nguồn từ truyền thuyết về những con hổ từng sinh sống trong hang, những lính canh kho báu của Ngọc Hoàng.
Để vào được động, du khách sẽ phải leo qua một ngọn núi nhỏ, rồi đi bộ xuyên qua thung lũng, tổng cộng khoảng 3 km. Cũng là một trải nghiệm lý thú khi thấy mình lọt thỏm giữa trùng điệp núi non và giữa những ruộng bắp cao ngang ngực.
Có một cảm giác thật lạ khi bước vào cửa động chỉ rộng khoảng 1 m, trong luồng gió ào ạt mát lạnh thổi ra từ bên trong. Bao mệt nhọc nóng bức dường như tan biến hết.
Ngườm Ngao được hình thành trong một dãy núi đá vôi, có những giọt đá kết tủa lấp lánh nhờ canxi cacbonat. Ở đây, rất nhiều thạch nhũ mọc từ dưới lên, kết hợp những măng đá dài từ trên rủ xuống tạo ra nhiều hình khối và không gian đa dạng, đẹp lạ lùng.
Những vết tích của dòng chảy trong lòng động đã tạo nên vô số nếp gấp sinh động trên bề mặt, làm nên điểm đặc biệt của động này so với những động khác mà tôi từng đến.
Không gian sống và xã hội của người Tày dường như hiện diện khắp nơi: Đây là ruộng bậc thang, kia là cánh rừng già, đó là chiếc giường tiên, căn gác bếp, cây tơ hồng, chiếc đàn đá, mẹ Âu Cơ, bông sen úp ngược, thác nước và đủ muôn loài muông thú.
Bộ ảnh cực chất của hội bạn thân 'dành cả thanh xuân' để đi cùng nhau
Tuổi trẻ, được đến những miền đất mới để thăm thú và trải nghiệm đã là một niềm thích thú, được đi cùng những người mình yêu mến lại càng tuyệt vời hơn.
Cách đây ít ngày, bộ ảnh nhóm bạn 10 người cùng nhau trải qua nhiều miền đất rất vui nhộn và trẻ trung được đăng tải trên một diễn đàn du lịch, thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Điều đặc biệt, tại các địa điểm, nhóm bạn này đều có sự chuẩn bị về trang phục rất cẩn thận để phù hợp với khung cảnh, dresscode về kiểu dáng, tông màu ăn ý... để có những bức hình cực "chất".
Một thành viên của nhóm bạn 10 người - Trần Phong Châu Lam (sinh năm 1999) chia sẻ: "Chúng mình tên là "10 anh em sinh đôi", đến từ lớp Quan hệ công chúng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tình bạn của chúng mình tính đến nay đã bước sang năm thứ 4. Trước mỗi chuyến đi chơi, may mắn là chúng mình không gặp phải nhiều khó khăn để đi đến thống nhất. Đầu tiên là lựa chọn thời gian và địa điểm phù hợp với tất cả mọi người, giúp đỡ và động viên mỗi khi có ai trong nhóm gặp những vấn đề cá nhân cản trở việc tham gia chuyến đi. Sau khi đã thống nhất được địa điểm, mỗi người chúng mình đều phụ trách một phần và cố gắng làm tốt phần việc ấy."
Mỗi chuyến đi đều có vô vàn những kỉ niệm đáng nhớ, một trong những số đó là buổi chiều cả nhóm đến Bãi Xép ở Phú Yên. Khi vừa đến nơi, bầu trời đột ngột chuyển màu xám xịt, mưa to như trút nước, khiến tất cả mọi du khách đều đi về hoặc tìm chỗ trú. "Nhưng mặc kệ cơn mưa, chúng mình cứ thế vui cười chụp ảnh cho nhau trong bộ dạng ướt sũng. Không những vậy, sau đó chúng mình còn cùng nhau tắm biển dưới trời mưa suốt cả buổi chiều. Đi du lịch thường chẳng ai mong gặp những cơn mưa, nhưng bản thân mình luôn cảm thấy biết ơn vì cơn mưa hôm ấy đã mang lại cho chúng mình những kỉ niệm không thể nào quên." - Cô bạn 9x kể lại.
Hội bạn thân này đã cùng nhau đi đến những địa danh như Núi Hàm Lợn (Sóc Sơn), đảo Quan Lạn (Quảng Ninh), Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế, Phú Yên, Quy Nhơn và chuyến đi gần đây nhất Sapa (Lào Cai).
Sapa là chuyến du lịch thứ 6 của cả nhóm trong 3 năm qua và cũng là chuyến đi cuối cùng khi tất cả còn là sinh viên.
Dresscode được hội bạn phối hợp ăn ý.
Thanh xuân tươi đẹp là khi được đi cùng nhau!
"Bật mí" câu chuyện đằng sau những chuyến đi "vui hết cỡ" đó, nhóm bạn cho biết những yếu tố thú vị để làm nên một hành trình tuyệt vời khi đi đông người, đó là ai cũng đảm bảo hoàn thành những phần việc của mình, và người nào cũng là một mảnh ghép hoàn hảo:
- Một người tần tảo luôn tính toán chi tiêu cho cả chuyến đi (đôi khi tự tiêu vào tiền của chính mình).
- Một "đại gia tốt bụng" khi sẵn sàng bỏ ra 1* triệu để mua vé máy bay cho các bạn mà không sợ bị quỵt.
- Một trưởng ban ăn chơi dành cả tháng trời để lập kế hoạch, chọn dresscode dựa theo đồ của các bạn (đọc tất cả bài review không bỏ sót cái nào).
- Một IpX-er luôn "ném" máy cho các bạn chụp ảnh, để rồi số lượng ảnh của các bạn trong máy gấp 20 lần ảnh mình.
- Một photographer luôn thiếu mặt trong những bức ảnh tập thể vì đó là người chụp.
- Một designer việc đầu tiên khi đặt chân về nhà là ngồi chỉnh ảnh từ tập thể đến cá nhân để các bạn ai cũng có ảnh đẹp up luôn.
- Một vlogger đi đến đâu cũng đứng ra 1 góc nói 1 mình... dành hàng tuần làm vlog dù có bị lỗi biết bao nhiêu lần.
- Một người am hiểu mẹo vặt cuộc sống để có thể bình tĩnh trước bất cứ chuyện gì xảy ra... ví dụ như bạn mình nôn 5 lần 7 lượt giữa đêm mà cứ đòi ôm mình ngủ....
- Một DJ luôn chuẩn bị sẵn list nhạc du lịch trong máy, chuyển nhạc linh hoạt theo tâm trạng, địa hình,... có tài năng nhìn hình chọn nhạc để các bạn up story.
- Một người "thầm lặng" luôn làm những việc như vác tripod dù lên núi hay xuống biển, gõ cửa từng phòng gọi các bạn dậy, luôn là người tắm cuối cùng, người ăn cuối cùng vì mải đi nấu mỳ, lấy nước,... cho tất cả mọi người.
Ngắm những hình ảnh này, không ít bạn trẻ muốn "nhấc alô" gọi ngay cho đám bạn thân và rủ "xách ba lô lên và đi".
Lần đầu tổ chức Hội mùa vàng Bình Liêu UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch tổ chức Hội mùa vàng Bình Liêu 2020. Theo đó, Hội sẽ được tổ chức từ ngày 16 đến 18-10 tại huyện Bình Liêu. Lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang ở Bình Liêu. Ảnh: Thanh Thuận Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện lần đầu tiên...