LeEco: ‘Ngôi sao mới’ của làng công nghệ Trung Quốc
Với quyết sách đầu tư theo kiểu “điếc không sợ súng”, LeEco hứa hẹn sẽ bùng nổ giống như các hiện tượng Alibaba, Huawei, Xiaomi và Oppo trước đây.
Cái tên LeEco hứa hẹn sự bùng nổ trong giới công nghệ Trung Quốc.
Với nhiều người, cái tên LeEco chỉ được nhắc tới gần đây khi công ty này bỏ 2 tỉ USD ra mua lại Vizio, hãng sản xuất TV của Mỹ.
Tuy nhiên, LeEco là cái tên khá quen thuộc ở Trung Quốc với hàng loạt liên doanh trong mảng smartphone, TV, thể thao, phim ảnh, thương mại điện tử, thậm chí cả ôtô điện.
CEO của LeEco, Jia Yueting, nổi tiếng vì ăn nói mạnh bạo. Ông này từng gây tranh cãi khi ví Apple như Hitler thời công nghệ.
CEO LeEco, Jia Yueting, tại lễ công bố mua lại Vizio với giá 2 tỉ USD.
Xuất hiện từ giữa thập kỷ trước, LeEco (trước đây có tên Letv) ban đầu chỉ là trang phát video trực tuyến Letv.com nhằm đón đầu xu hướng bùng nổ video trực tuyến khi các trang web như Vimeo bắt đầu thông dụng ở Mỹ.
Khi IPO trên sàn chứng khoán Thâm Quyến năm 2010, LeTV là một trong những dịch vụ phát video trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, được ví như “Netflix của Trung Quốc”.
Lãnh đạo LeTV từng mạnh bạo tuyên bố rằng “Netflix chính là Letv của Mỹ”.
Vật đổi sao rời, trong khoảng 6 năm sau đó, người ta ít thấy bóng dáng của Letv ngoài những dịch vụ có sẵn, lỗi thời và không có gì mới mẻ.
Bất thình lĩnh vào tháng giêng đầu năm nay, Jia Yueting tuyên bố Letv sẽ đổi tên thành LeEco, viết tắt của từ Le Ecosystem (Hệ sinh thái Le), và tách phần phát video và sản xuất nội dung sang một mảng khác.
Rất ngạc nhiên khi LeEco đột nhiên lại tỏ ra hăng hái đến lạ. Công ty này tham gia vào hàng loạt lĩnh vực, từ sản xuất smartphone cho thị trường Trung Quốc và Ấn Độ đến sản xuất TV.
Phong cách “nổi loạn”
Khi những cái tên lớn trong làng công nghệ Trung Quốc như Huawei, Xiaomi và Tencent cố gắng vươn ra toàn cầu để được thế giới công nhận thì LeEco lại chọn cách tiếp cận hoàn toàn khác.
Công ty này cả gan đầu tư vào những lĩnh vực hoàn toàn mới mà bản thân chưa có bất cứ kinh nghiệm nào. Điển hình là việc sản xuất xe hơi thể thao chạy bằng điện, giống như các mẫu xe của hãng Tesla, Mỹ.
Video đang HOT
Chiếc điện thoại Le Max Pro của LeEco được giới thiệu tại CES 2016.
Tiếp đến là việc nhảy vào lĩnh vực điện thoại khi thị trường smartphone Trung Quốc đang có dấu hiệu bão hòa. Không ngạc nhiên khi giới công nghệ mắt tròn mắt dẹt trước quyết định này của LeEco. Họ không thấy bất cứ lợi thế nào của công ty này trước các đối thủ rất mạnh như Oppo, Vivo và Xiaomi.
Ấy vậy mà họ làm nên chuyện. Chính sự “nổi loạn”, phong cách đầu tư bạt mạng “coi trời bằng vung” của LeEco lại thành công. Hiện LeEco đang chiếm thị phần tới 13 tỉ USD, hơn bất cứ công ty công nghệ nổi tiếng nào của Trung Quốc.
Tự mình làm tất cả
LeEco muốn nghiêm túc thâm nhập thị trường phương Tây. Hai động thái mới đây là minh chứng rõ ràng cho quyết tâm này.
Đầu tiên là thương vụ mua lại Vizio hồi đầu năm. Vizio là hãng sản xuất TV của Mỹ đã có thâm niên hàng thập kỷ và hiện đang là thương hiệu TV lớn thứ hai tại Mỹ. Cái tên Vizio rất được người Mỹ ưa chuộng.
Thương vụ này cho phép LeEco ngay lập tức có khả năng tiếp cận hàng triệu hộ gia đình Mỹ, chưa kể công nghệ và bí quyết marketing của Vizio cũng có giá trị rất lớn.
Tiếp đến là tham vọng nhảy vào Hollywood của LeEco. Công ty này hiện đã sở hữu hãng phim Le Vision Pictures, một trong những nhà phân phối và sản xuất phim lớn nhất Trung Quốc.
Jia Yueting và tài tử điện ảnh Arnold Schwarzenegger tại lễ ra mắt bộ phim “The Expendables 3″.
Đầu năm vừa rồi, LeEco bổ sung tiếp hãng phim Dichotomy Creative Group của Adam Goodman, cựu chủ tịch hãng phim Mỹ Paramount Pictures, vào cơ cấu hoạt động của hãng này. Bộ phim “The Expendables 3″ chính là một trong những sản phẩm có sự hợp tác của LeEco.
Với mảng điện thoại, LeEco có tới vài năm sản xuất nội dung cho giới trẻ dùng smartphone tại Trung Quốc. Có lẽ ở một thời điểm nào đó LeEco nghĩ rằng tại sao họ cứ phải làm nội dung cho những hãng Huawei hoặc Samsung hưởng lợi.
Do đó, LeEco quyết định tự mình làm tất cả. Hãng bắt tay vào sản xuất, bán điện thoại và TV có cấu hình rất cao nhưng giá cả lại rất phải chăng.
Với ưu thế sản xuất được cả nội dung và coi nội dung là ưu thế quyết định, LeEco đã gặt hái được không ít thành công.
Cơ cấu tài chính “có một không hai”
Với một công ty tự đặt mình vào tham vọng trở thành một Google thứ hai, LeEco đã khiến không ít người nhíu mày khi biết rằng hãng chỉ huy động được vỏn vẹn 1,19 tỉ USD cho tới nay.
LeEco sản xuất cả xe điện mặc dù chẳng có tí kinh nghiệm nào.
Phần lớn nguồn tài chính của LeEco tới từ các khoản vay. Lạ ở chỗ nhiều khoản vay này là của cá nhân ông Jia Yueting. Sở dĩ có việc này là bởi ban giám đốc công ty không đồng ý với một số thương vụ thâu tóm của LeEco. Để nuôi dưỡng cho tham vọng lớn lao của mình, Jia Yueting đã tự mình đi vay tiền.
Điều đó có nghĩa, nguồn lực tài chính của LeEco và các dự án được tiến hành nhờ tiền của Jia và các nhà đầu tư khác. Khi quy mô công ty mở rộng, các khoản vay này cũng theo đó mà phình ro ra.
Nhìn chung, những thành công của LeEco tới thời điểm này đều dựa trên sự liều lĩnh, dám nghĩ dám làm. Tuy nhiên, chiến lược đầu tư dàn trải và quá liều của LeEco cũng khiến các cổ đông của công ty bao phen lạnh gáy.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Tỷ phú Trung Quốc chê Apple hết thời là ai?
Jia Yueting là tỷ phú giàu thứ 17 Trung Quốc, nắm trong tay công ty LeEco sản xuất các thiết bị như smartphone, TV thông minh. Mới đây, công ty này ra mắt xe điện thách thức Tesla.
Jia Yueting chê Apple hết thời, chỉ trích Jack Ma và tuyên bố sẽ vượt mặt Elon Musk. Ảnh: Getty Images.
Jia Yueting thích ăn mặc theo phong cách thời trang của Steve Jobs nhưng thích khoe khoang rằng công ty của ông đã qua mặt Apple trong các lĩnh vực như thiết kế, gia công sản phẩm, phần cứng và mô hình kinh doanh.
Công ty của Jia - tham gia sản xuất phim, TV thông minh, streaming video, điện thoại di động và xe đạp - được gọi là "Netflix của Trung Quốc".
Năm 2014, ông thách thức Tesla: "Chúng tôi sẽ tạo ra những chiếc xe điện tốt nhất để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí và ùn tắc giao thông ở Trung Quốc", Jia Yueting viết trên trang tiểu blog.
Jia, chủ tịch và là người sáng lập của Leshi Internet Information & Techlology Co., được biết đến với cái tên LeEco (trước đây là LeTV). Trong bài phỏng vấn mới đây với CNBC, Jia Yeting khẳng định Apple đang mất dần vị thế tại Trung Quốc vì các sản phẩm và ý tưởng lỗi thời.
"Một trong những lý do quan trọng dẫn đến doanh số của Apple giảm là do sự sáng tạo từ họ ở mức cực thấp. Sự thiếu tư duy Internet và tính đóng kín của họ đang ngăn trở sự sáng tạo của ngành công nghiệp Internet di động", ông này chia sẻ.
Tỷ phú chân đất
Hành trình vươn lên của Jia giống như một câu chuyện không có thật, nhưng ngày càng phổ biến ở xã hội Trung Quốc hiện đại. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình khiêm tốn ở tỉnh Sơn Tây năm 1973. Jia là con thứ 3 trong một gia đình với bố là giáo viên, mẹ làm nội trợ. Ông đảm nhiệm công việc tại một cơ quan thuế địa phương những năm 90, theo hồ sơ công bố trên phương tiện truyền thông Trung Quốc.
Sau đó, ông bỏ việc để mở các chuỗi doanh nghiệp riêng, kinh doanh từ than đá đến điện thoại di động. Hiện tại, Jia là người giàu thứ 17 tại Trung Quốc (theo Forbes) với khối tài sản trị giá 7,3 tỷ USD. Ông cũng xếp thứ 41 trong danh sách 100 người giàu nhất trong lĩnh vực công nghệ của Forbes.
Ông trùm truyền thông
Leshi - tạm dịch là "TV hạnh phúc" ra đời năm 2004. Xưởng phim của họ - Le Vision Pictures có mối quan hệ đối tác với đạo diện Trương Nghệ Mưu. Công ty này đầu tư và phân phối các bộ phim Hollywood như "The Expendables 2". Trị giá thị trường của công ty này khoảng 15 tỷ USD.
Doanh thu của Leshi tăng theo cấp số nhân trong 4 năm qua, từ 181 triệu USD năm 2012 lên 1,6 tỷ USD năm 2015, sau khi hãng chuyển dịch sang lĩnh vực thiết bị điện tử tiêu dùng như smart TV hay smartphone. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty không cao. Leshi thu về 31 triệu USD năm 2012, 38 triệu USD năm 2013 và chỉ 7,5 triệu USD năm 2014.
Chuyển dịch sang lĩnh vực xe điện
Tháng 8 năm ngoái, Leshi công bố bản vẽ mẫu của chiếc xe được gọi là Le Supercar - có kiểu dáng như một chiếc hatchback hạng sang.
Tại triển lãm Bắc Kinh vừa qua, Leshi công bố bản concept của mẫu xe điện LeSEE - được xem là đối thủ xứng tầm của chiếc Tesla Model 3 từng gây sốt ở Mỹ gần đây.
Hai điểm nổi bật của LeSEE là khả năng tự lái và tự đỗ sử dụng công nghệ điều khiển bằng giọng nói thông qua ứng dụng trên smartphone. Hiện tại, thông số kỹ thuật của xe chưa được công bố.
Jia giới thiệu bản concept của xe LeSEE trong khuôn khổ triển lãm ô tô Bắc Kinh cách đây ít hôm. Ảnh: Reuters.
Leshi cho biết bộ phận Le Auto của họ có khoảng 700 nhân viên, bao gồm 400 người tại Mỹ. Họ có quan hệ đối tác với hãng xe thể thao Anh là Ason Martin. Ngoài ra, Leshi còn là một cổ đông của Atieva - công ty khởi nghiệp tại thung lũng Silicon - công ty tự quảng cáo sẽ tạo ra những chiếc xe điện đi trước thời đại.
Kinh doanh đa ngành
Leshi nuôi tham vọng tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Nửa đầu năm ngoái, họ công bố bán được 1 triệu chiếc TV thông minh. Cũng trong giai đoạn này, họ công bố thứ gọi là "Le Super Phones".
Trên thực tế, công ty này vừa cho ra mắt bộ 3 smartphone mới, trong đó model cao cấp nhất dùng RAM 6 GB, loại bỏ jack cắm tai nghe - một động thái được xem là đi trước iPhone 7 của Apple. Leshi cũng mở văn phòng tại thung lũng Silicon và Nam California để sản xuất một chiếc xe đạp thông minh.
Mẫu xe này ra mắt cách đây ít giờ với tên gọi Le Sivrac. Chiếc xe này được trang bị sẵn một điện thoại thông minh ở giữa tay lái để hỗ trợ điều hướng và tập luyện. Le Sivrac có giá bán dao động từ 800 đến hơn 6.000 USD tùy chọn khung xe bằng chất liệu gì.
Xe đạp thông minh Le Sivrac có tích hợp smartphone trên tay lái.
Leshi cũng ra mắt một thương hiệu rượu vang và công bố kế hoạch trồng nho hữu cơ, rau, hoa trên diện tích đất 200 ha.
Tuy nhiên, việc tạo ra những chiếc xe hơi chạy điện giữ một vị trí đặc biệt với Jia. "Hãy nhìn vào bầu trời Trung Quốc, tất cả các doanh nghiệp có trách nhiệm đều muốn làm một thứ gì đó", Jia chia sẻ với Bloombergtrong một cuộc phỏng vấn năm 2014.
Thành Duy
Theo Zing
Tỷ phú Trung Quốc chê Apple thiếu sáng tạo Ông chủ một hãng công nghệ Trung Quốc cho rằng Apple đã hết ý tưởng, và đó là lý do họ đang tụt dốc ở thị trường đông dân nhất thế giới. Jia Yueting, tỷ phú đầu tư từ Trung Quốc, người sở hữu LeEco, công ty cung cấp hệ sinh thái gồm các dịch vụ stream video, xe điện, bộ thiết bị...