Lệch vách ngăn mũi: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Vách ngăn mũi là bức thanh phân chia giữa mũi bên phải và bên trái. Vách này chắc nhưng có thể uốn cong và được bao phủ bởi lớp da rất giàu mạch máu.
Nói cách khác, vách ngăn mũi là sụn phân chia đều hai lỗ mũi. Nó nằm ở chính giữa mũi và trên một đường thẳng. Tuy nhiên, điều này không đúng với tất cả vì nhiều người có vách ngăn không đều. Vách ngăn không đều có thể làm cho lỗ mũi bên này lớn hơn lỗ mũi bên kia.
Lệch vách ngăn mũi được xem là một rối loạn thực thể ảnh hưởng đến mũi. Khoảng 80% chúng ta bị lệch vách ngăn mũi mà không biết. Lệch bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên, lệch nghiêm trọng có thể dẫn đến sự phát triển của các biến chứng sức khỏe như khó thở hoặc tắc lỗ mũi.
Một số người bẩm sinh đã có lệch vách ngăn, trong khi những người khác có thể phát triển tình trạng này trong những năm sau đó do thương tích hoặc chấn thương. Lệch vách ngăn mũi cũng có thể là hệ quả của thương tích ở mũi trong khi sinh. Lệch vách ngăn nghiêm trọng có thể dẫn đến đóng vảy hoặc chảy máu ở một số người.
Triệu chứng của lệch vách ngăn mũi
Các dấu hiệu cho thấy một người bị lệch vách ngăn mũi là:
Tắc một hoặc cả hai lỗ mũi
Ngạt mũi, đôi khi ở một bên
Thường xuyên chảy máu cam
Viêm xoang
Đau mặt
Đau đầu
Khó thở, đặc biệt là khi thở bằng mũi
Khô ở một bên mũi
Chảy nước mũi sau
Tiếng ồn khi hít vào hoặc thở ra
Tiếng thở ồn ào khi ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trong trường hợp nặng có thể gặp ngưng thở khi ngủ
Video đang HOT
Khi nào cần đi bác sĩ
Nếu thấy những triệu chứng sau, hãy đến bác sĩ ngay:
Lỗ mũi bị tắc không đáp ứng với điều trị cơ bản.
Viêm xoang liên tục.
Chảy máu cam thường xuyên.
Nguyên nhân của lệch vách ngăn mũi
Lệch vách ngăn mũi có thể là bẩm sinh. Trong hầu hết các trường hợp, nó xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi và đã biểu hiện rõ khi sinh. Nguyên nhân khác là chấn thương mũi. Lệch vách ngăn do hậu quả của chấn thương dẫn đến lệch vị trí của vách ngăn. Chấn thương mũi thường xảy ra trong các môn thể thao va chạm, tai nạn ô tô, đánh nhau, v.v … Tình trạng có thể diễn biến nặng lên theo tuổi nếu không được điều trị.
Biến chứng của lệch vách ngăn mũi
Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng sau khi không được điều trị:
Giấc ngủ bị xáo trộn, do thở qua mũi bị hạn chế và không thoải mái vào ban đêm.
Khô miệng, do thở bằng miệng mãn tính.
Chảy máu cam.
Chỉ có thể nằm ngủ nghiêng một bên.
Vấn đề mãn tính ở xoang.
Cảm giác tắc nghẽn hoặc tức nặng trong mũi.
Chẩn đoán lệch vách ngăn mũi
Để tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của tình trạng lệch vách ngăn, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách khai thác về các triệu chứng. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong mũi của bạn bằng đèn hoặc mỏ vịt; được thiết kế để mở rộng lỗ mũi.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng ống soi sai có đèn ở đầu để kiểm tra sâu trong mũi. Một loại thuốc xịt để giảm sung huyết ở mũi sẽ được sử dụng trước khi kiểm tra các mô trong mũi.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không cần bất kỳ xét nghiệm đặc biệt nào. Bác sĩ sẽ kiểm tra giấc ngủ, ngáy, các vấn đề về xoang và xem bạn có bị khó thở không. Nếu lệch vách ngăn gây chảy máu cam, viêm xoang tái đi tái lại hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ tai mũi họng hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để điều trị.
Điều trị lệch vách ngăn mũi
Thay vì bắt tay ngay vào các phương pháp điều trị phức tạp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và phương tiện để kiểm soát các triệu chứng. Điều này cũng giúp điều trị tắc mũi và thoát nước mũi. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống sung huyết, thuốc kháng histamine và thuốc xịt mũi steroid. Các thuốc chống sung huyết có thể giúp giảm sưng ở mô mũi và giúp giữ cho đường thở ở hai bên mũi thông thoáng. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc một cách có kiểm soát vì việc sử dụng thường xuyên có thể tạo ra sự phụ thuộc và làm trầm trọng thêm các triệu chứng sau khi ngừng sử dụng.
Thuốc kháng histamin có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng, bao gồm tắc và chảy nước mũi. Một số thuốc kháng histamin gây buồn ngủ và có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các nhiệm vụ như lái xe.
Thuốc xịt mũi steroid có thể làm giảm viêm trong đường mũi của bạn và giúp giảm tắc nghẽn hoặc giúp thoát dịch ở mũi. Nẹp dán cánh mũi cũng được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng.
Phẫu thuật
Nếu các triệu chứng không cải thiện khi dùng thuốc hoặc các nỗ lực điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tạo hình mũi. Phẫu thuật được thực hiện với mục đích sửa chữa vách ngăn lệch. Trước khi phẫu thuật tạo hình, bạn sẽ được yêu cầu ngừng dùng các loại thuốc như aspirin hoặc ibuprofen trong hai tuần trước và sau khi phẫu thuật. Bạn cũng cần bỏ thuốc lá vì nó có thể cản trở quá trình liền vết mổ
Phẫu thuật thường mất khoảng 90 phút và được thực hiện dưới gây mê. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt vách ngăn và bỏ bớt sụn hoặc xương thừa gây lệch vách ngăn. Khi sụn thừa được loại bỏ, vách ngăn và đường mũi sẽ được nắn thẳng. Nẹp silicon có thể được chèn vào để nâng đỡ vách ngăn. Mặc dù đây là một thủ thuật cực kỳ an toàn, một số nguy cơ có thể phát triển sau khi thực hiện phẫu thuật.
Những nguy cơ liên quan đến phẫu thuật
Thay đổi hình dạng mũi
Tê tạm thời ở nướu răng và răng trên
Chảy máu quá nhiều
Chỉnh sửa không hoàn toàn kèm theo các triệu chứng mũi dai dẳng
Khối máu vách mũi
Giảm cảm nhận mùi
Thủng vách ngăn
Sẹo trong mũi và chảy mũi
Chóp mũi rủ do cắt lọc rìa đuôi
Sau mổ, bạn sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi hợp lý và làm theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình phục hồi. Sau đây là các bước cần được xem xét trong khi phục hồi sau phẫu thuật:
Dùng thuốc đúng chỉ dẫn.
Tránh va chạm vào vách ngăn mũi.
Không xì mũi.
Tránh tập thể dục gắng sức. Giữ đầu cao khi ngủ. Mặc áo cài khuy phía trước thay vì áo chui đầu.
Cẩm Tú
Theo Boldsky
Điều gì xảy ra khi bệnh tiểu đường không được điều trị?
Bỏ qua bệnh tiểu đường có thể dẫn đến biến chứng mạn tính, nhiều biến chứng không xuất hiện ngay lập tức mà có thể âm thầm tích tụ trong thời gian dài.
Mức đường cao có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng "yêu" - SHUTTERSTOCK
Dưới đây là bốn vấn đề về sức khỏe mà người bệnh có thể phải đối mặt, theo Medical Daily.
Nhiễm ketoacidosis tiểu đường
Khi nguồn cung cấp insulin của cơ thể quá thấp, người bệnh có thể đối mặt với một biến chứng rất nghiêm trọng được gọi là nhiễm ketoacidosis tiểu đường hoặc DKA. Nó làm cho máu có tính a xít, có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Nhiễm trùng, chấn thương, bệnh gì đó, thiếu insulin, hoặc phẫu thuật có thể khiến người bệnh tiểu đường loại 1 nhiễm DKA, theo MedlinePlus.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể phát triển DKA nhưng ít phổ biến hơn và ít nghiêm trọng hơn. DKA thường được kích hoạt bởi đường huyết không kiểm soát kéo dài, không uống thuốc, hoặc bệnh nặng hoặc nhiễm trùng.
Bệnh tim
Nguy cơ tử vong do bệnh tim tăng gấp đôi ở người lớn bị tiểu đường, theo ghi nhận của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Nhưng nếu bệnh tiểu đường biết quản lý và tuân thủ lối sống lành mạnh thì bệnh tim có thể phòng ngừa.
Theo thời gian, lượng đường huyết cao có thể gây tổn hại cho thành động mạch. Các chất như chất béo và cholesterol có thể tích tụ dọc theo các thành động mạch. Khi chúng cứng lại và làm thu hẹp đường đi của các động mạch, chúng có thể làm giảm lưu lượng máu và gây ra một số bệnh tim mạch, theo Medical Daily.
Các vấn đề về chân
Bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể làm tổn thương dây thần kinh. Nếu tổn thương dây thần kinh ở chân, người bệnh có thể bị loét, phồng rộp và da bàn chân cứng. Bệnh tiểu đường nếu không điều trị cũng dễ bị nhiễm trùng móng tay và chân.
Nếu tổn thương thần kinh không được điều trị, người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân khiến họ khó nhận ra cơn đau bất thường, chết mô, hoặc bất kỳ triệu chứng liên quan nào khác. Theo thời gian, trường hợp xấu nhất là cắt cụt.
Tiến sĩ Richard A. Frieden, tại Bệnh viện Mount Sinai, New York (Mỹ), khuyến khích ở độ tuổi 40 và 50 nên khám sàng lọc bệnh tiểu đường để điều trị càng sớm càng tốt.
Rối loạn chức năng "yêu"
Mức đường cao có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng giường chiếu. Nam giới có thể phải đối phó với rối loạn chức năng cương dương, phụ nữ có thể bị khô âm đạo - biến chứng thường phát sinh do dây thần kinh bị tổn thương hoặc mạch máu, theo Medical Daily.
Theo Viện Tiểu đường Anh, cả hai giới mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng nấm do hàm lượng đường trong nước tiểu tăng cao sẽ tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn như nấm phát triển mạnh.
Theo thanhnien
Bác sĩ Tiin: Bị đau tức ngực sau khi điều trị viêm dây thanh quản cấp, xử lý như thế nào? Triệu chứng đau tức giữa xương ức và khó thở hay gặp trong bệnh lý của cơ quan hô hấp (viêm phế quản, phế nang). Bệnh có thể là biến chứng của viêm thanh quản hoặc bệnh mới nhiễm. Câu hỏi: Chào bác sĩ. Em năm nay 32 tuổi. Em vừa bị viêm dây thanh quản cấp, mất tiếng phải nằm viện 1...