Lệch pha về công nghệ metro: Cần có tiêu chuẩn chung
Ngày 14-7, Hội Cầu đường cảng TP.HCM đã tổ chức hội nghị chuyên đề khoa học về đường sắt metro để tìm cơ chế, hướng đi mới cho đường sắt đô thị TP.HCM.
Theo quy hoạch, toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị TP dài khoảng 220km – Ảnh: ĐỨC PHÚ
Tại hội thảo, ông Hoàng Ngọc Tuân, phó giám đốc Ban chuẩn bị đầu tư (Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM), cho hay theo quy hoạch, TP có 8 tuyến metro và 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (tramway hoặc monorail). Tổng chiều dài toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị TP khoảng 220km với tổng vốn đầu tư ước tính gần 25 tỉ USD.
Hiện TP có tuyến metro số 1 ( Bến Thành – Suối Tiên) sắp hoàn thành; tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương) đang giải phóng mặt bằng, chuẩn bị hồ sơ mời thầu các gói thầu chính. Các tuyến còn lại đang kêu gọi đầu tư.
Theo ông Tuân, đường sắt đô thị chỉ hiệu quả khi hình thành cả một hệ thống, mà muốn hoàn thiện phải có thời gian và huy động được nhiều nguồn lực đẩy nhanh tiến độ triển khai. Dự án đường sắt đô thị đòi hỏi nguồn tài chính khổng lồ, trong khi việc thu hồi vốn qua hình thức bán vé hầu như không khả thi.
“Hiện nay chúng ta đi vay ODA rất khó khăn, mặt khác các thành tố ưu đãi cũng giảm dần. Do vậy, theo định hướng hiện nay nghiên cứu hướng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Tuy nhiên, cơ chế PPP đang khó thu hút nhà đầu tư tham gia do chi phí quá lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và nhà đầu tư lo ngại tính rủi ro”, ông Tuân cho biết.
Một vấn đề quan trọng khác, theo ông Tuân, hiện chúng ta đang xây dựng metro rất bị động, công nghệ phụ thuộc vào nhà tài trợ. Do đó, cần sớm xây dựng các tiêu chí kỹ thuật chung cho các tuyến đường sắt đô thị để thuận lợi cho công tác đấu thầu, xây dựng, vận hành sau này. Nếu đồng bộ tiêu chuẩn, tàu có thể chạy từ tuyến này qua tuyến khác, thuận lợi cho khai thác, duy tu, bảo dưỡng…
Đồng tình quan điểm cần có tiêu chuẩn thống nhất, PGS.TS Phạm Xuân Mai, nguyên trưởng khoa kỹ thuật giao thông (Đại học Bách khoa TP.HCM), cho hay việc đầu tư có sự khác biệt về công nghệ sẽ rất khó khai thác và dễ dẫn đến lãng phí.
Video đang HOT
Do vậy, chúng ta cần lấy một tiêu chuẩn chung để thực hiện. Từ tiêu chuẩn đó chúng ta lựa chọn, thu hút nhà đầu tư tư nhân hạ giá thành đầu tư. Đặc biệt, nước ta phải ưu tiên làm chủ công nghệ để bớt phụ thuộc, giảm giá thành khi đầu tư.
Ông Ngô Thịnh Đức, chủ tịch Hội Cầu đường Việt Nam, đề nghị cần có hướng giải quyết để đầu tư metro nhanh hơn – Ảnh: ĐỨC PHÚ
Ông Ngô Thịnh Đức, chủ tịch Hội Cầu đường Việt Nam, nói rằng ở nước ta metro đang có nhiều tiêu chuẩn, công nghệ khác nhau và đây sẽ là một nguy cơ. Mỗi khi ray hư, điện hư…, chúng ta phải đi mua vật tư mỗi nước mỗi thứ. Do vậy, ông kiến nghị ban hành một tiêu chuẩn chung về đường sắt đô thị cho cả nước.
“Phương thức đầu tư PPP hiện nay cũng đang vướng mắc ở cơ chế chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư. Hiện nay, nhà đầu tư đang chịu hết từ lúc lập dự án đến lúc thiết kế. Do đó, các nhà khoa học, chuyên gia cần phải phản biện, góp ý, đề xuất các cơ chế thu hút tư nhân, tìm ra con đường ngắn nhất để hoàn thiện đường sắt đô thị”, ông Đức chia sẻ.
TP.HCM: Chạy xe máy vào làn ô tô, tài xế quay đầu 'né' chốt CSGT
Chiều 4.7, Đội CSGT Bến Thành lập chốt kiểm tra, xử phạt các trường hợp chạy xe máy, xe mô tô đi ngược chiều, đi sai làn đường trên tuyến Võ Văn Kiệt (Q.1, TP.HCM).
Nhiều trường hợp quay đầu xe, phóng 'như bay' để 'né' chốt kiểm tra.
Chiều 4.7, Đội CSGT Bến Thành thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM tổ chức lực lượng xử lý xe máy, xe mô tô đi ngược chiều, đi vào làn ô tô trên tuyến Võ Văn Kiệt (đoạn P.Cô Giang, Q.1, TP.HCM).
Tài xế chạy xe máy vào làn ô tô bỏ về, không ký biên bản. Ảnh BÍCH NGÂN
Theo ghi nhận của Thanh Niên, sau khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ lập chốt kiểm tra, Đội CSGT Bến Thành phát hiện và lập biên bản xử lý hàng chục trường hợp chạy xe máy vào làn ô tô.
Đáng nói, khi thấy CSGT, người vi phạm vội vàng quay đầu xe đi qua dải phân cách hoặc phóng "như bay" bất chấp nguy hiểm để tránh bị CSGT xử phạt.
Đi vào làn ô tô "né" kẹt xe
Khoảng 18 giờ 10 cùng ngày (4.7), một người đàn ông chạy xe máy vào làn xe ô tô với tốc độ cao thì bất ngờ bị Đội CSGT Bến Thành ra tín hiệu dừng xe xử lý. Lúc này người đàn ông năn nỉ CSGT thông cảm đừng phạt vì có "lý do chính đáng" nên mới đi sai làn đường.
Theo đó, người đàn ông biện bạch: "Tôi đi làm phụ hồ ở TP.Thủ Đức, sợ kẹt xe trễ giờ đón con nên chạy vào làn ô tô đi cho nhanh. Mấy chú thông cảm, tôi làm thuê nên cũng không có tiền đóng phạt".
Xe máy đi vào làn ô tô bị Đội CSGT Bến Thành phát hiện, yêu cầu dừng xe nhưng người vi phạm tăng tốc bỏ chạy. Ảnh BÍCH NGÂN
Khi cán bộ yêu cầu xuất trình giấy tờ xe, người đàn ông này trình bày, không mang bằng lái xe, còn cà vẹt xe đã đem cầm lấy tiền lo chi phí sinh hoạt. Chưa kể, người đàn ông này cũng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, thay vào đó đội mũ bảo hộ làm công trình.
"Trường hợp của anh bị phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm, chạy xe máy đi vào đường cấm, không xuất trình giấy tờ xe...", cán bộ CSGT nói. Nghe vậy, người đàn ông tiếp tục năn nỉ xin tha vì "không có tiền đóng phạt".
Nhiều người dân bất chấp nguy hiểm chạy xe máy vào làn xe ô tô giờ cao điểm. Ảnh BÍCH NGÂN
Đáng nói, sau khoảng 15 phút năn nỉ nhưng bất thành, người đàn ông này đã lấy đồ đạc trong cốp xe rồi bỏ về. Trước đó, cán bộ CSGT yêu cầu khai báo họ tên và ký tên vào biên bản nhưng người đàn ông này không chấp hành.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, lỗi đi vào đường cấm bị phạt từ 200.000 - 2 triệu đồng (tùy vào loại phương tiện), đồng thời có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Cùng lúc này, anh N.V.N (47 tuổi) chạy xe máy vào làn xe ô tô. Khi đến đoạn đường Võ Văn Kiệt, P.Cô Giang (Q.1), anh N. bị lực lượng chức năng phát tín hiệu dừng xe kiểm tra.
Người vi phạm quay đầu xe "né" chốt kiểm tra. Ảnh BÍCH NGÂN
Lúc này anh N. tỏ thái độ muốn tăng tốc bỏ chạy, nhưng CSGT đã kịp thời ngăn chặn. Chia sẻ với chúng tôi, anh N. cho biết lý do đi vào xe ô tô vì "Giờ tan tầm đoạn đường dành cho xe máy trên tuyến Võ Văn Kiệt đông xe. Tôi đi làn ô tô cho đỡ kẹt xe...".
Trước đó, ngày 20.6, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM tổ chức lễ ra quân cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Theo kế hoạch, đợt cao điểm thực hiện từ ngày 20.6 - 20.9.
Làm sao giải 'lời nguyền' chậm tiến độ cho metro? Metro số 1 ì ạch 16 năm chưa về đích, metro số 2 chưa khởi công đã 4 lần xin lùi tiến độ thêm hơn 10 năm so với kế hoạch ban đầu. Nếu trung bình mỗi dự án metro "ngốn" từ 1 - 2 thập kỷ thì TP.HCM sẽ phải mất cả thế kỷ để hoàn thiện mạng lưới 8 tuyến đường...