Lệch lạc đồng tính và gái điếm còn trinh
Những nội dung này đang được xem là thảm họa điện ảnh Việt 2011.
“Em chính là Thủy, người đã cướp mất đời trai của anh đêm đó!” trong “ Cảm Hứng Hoàn Hảo” đã trở thành câu thoại vớ vẩn nhất của năm 2011.
Tạo được dư luận tốt trước khi phim công chiếu nhưng khi ra mắt, phim đã gặp rất nhiều sự phản đối từ chính các khán giả của mình khi muốn thể hiện những cái nhìn khác hơn về những con người của “ giới tính thứ 3″.
Nội dung phim có thể tóm gọn như sau: 3 cô chị trong một gia đình nọ, sau khi phát hiện đứa em trai duy nhất “bị” đồng tính đã quyết tâm làm mọi cách để đưa em mình về đúng với giới tính ban đầu của mình và họ đã thành công. Nhưng, nếu chỉ có thế thì có lẽ đã không có gì phải nói tới, chính cách nhìn “lệch lạc” của phim đã khiến cho bộ phim gần như trở thành một sản phẩm tồi của làng điện ảnh Việt năm 2011.
Cái nhìn “lệch lạc” về đồng tính và tình chị em
Nếu như Hotboy Nổi Loạn, Câu Chuyện Về Thằng Cười, Cô Gái Điếm Và Con Vịt khiến khán giả bùi ngùi, trăn trở và có những cái nhìn đầy thiện cảm với những người đồng tính thì Cảm Hứng Hoàn Hảo là một cảm giác hoàn toàn trái ngược. Đáng nói hơn, những điểm “lệch lạc”, vô lý và phản cảm của phim đã được cánh phóng viên cũng như những khán giả yêu phim Việt góp ý gần như là “thiết tha yêu cầu thay đổi” trước khi phim được thực hiện. Và sự lo lắng của họ đã đúng khi đạo diễn phim quyết định không thay đổi kịch bản phim.
Mạc Anh Thư (vai cô chị cả) và Phạm Thanh Duy trong cảnh quay cậu em giả gái
Quá nhiều “sạn” cho một phim “nhạy cảm” về thế giới thứ 3 và hoàn toàn thiếu một cái nhìn sáng suốt về những con người này. Tính đến bây giờ, khoa học đã chứng minh được rằng “đồng tính” không phải là một căn bệnh mà có thể “chữa” được. Vậy mà trong Cảm Hứng Hoàn Hảo, nó có thể được chữa khỏi bằng một cách hết sức lệch lạc và… phản khoa học là: khơi gợi dậy sự ham muốn tình dục với nữ giới cho người đồng tính. Và để thực hiện điều này, 3 cô chị (Mạc Anh Thư, Từ Thanh Vân, Phan Như Thảo đóng) thuê một cô cái gái điếm (Diệu Đan Kỳ đóng) về để làm điều đó. Tình tiết này, có thể tạm chấp nhận vì với cái nhìn “kém hiểu biết” của 3 cô chị về đồng tính thì điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được. Cả bộ phim có thể nói là gần như có mỗi chi tiết này là tạm coi được khi đã có rất nhiều tính huống bi hài xảy ra xung quanh việc cô gái điếm này cố gắng “quyết rũ” anh chàng gay (Phạm Thanh Duy thể hiện).
Buổi họp báo ra mắt đoàn làm phim trước đó đã nhận được rất nhiều đóng góp của phóng viên
Có những chuẩn mực đạo đức mà không nói ra thì ai cũng biết và tôn trọng nhưng hình như Cảm Hứng Hoàn Hảo đã không biết đến những giá trị này. Khi cô gái điếm thất bại thì cũng là lúc kịch bản phim sa lầy và hỏng toàn bộ khi để 3 cô chị đích thân làm điều này (quyến rũ, khơi dậy bản năng tình dục với nữ giới bằng nhiều cách cho cậu em, kể cả phải làm mẫu khỏa thân). Đây là một điều vô cùng phản cảm, vô lý và hoàn toàn không cách nào phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục và con người Việt Nam. Cho dù đạo diễn có cố gắng thể hiện “tinh tế” như thế nào thì đây cũng là một điều hoàn toàn không thể xảy ra trong thực tế. Ngay chính bản thân một nữ diễn viên trong thời gian thực hiện phim đã chia sẻ là cô rất lo lắng và băn khoăn trước tình tiết này và hy vọng đạo diễn sẽ thay đổi. Đáng tiếc, mong muốn chính đáng này của nữ diễn viên đã không thành hiện thực.
“Bình thường, với những “bóng lộ” (người đồng tính thích cải trang thành nữ và muốn mình là một phụ nữ) thì không có cách nào, hay nói cách khác là việc ép họ lên giường với một phụ nữ là một điều gần như không thể xảy ra trong thực tế cho dù dưới bất cứ hình thức nào. Điều này chỉ có thể xảy ra với những gay kín (người đồng tính chỉ thích, có cảm xúc với người cùng giới và hoàn toàn không có ý nghĩ trở thành một phụ nữ)”. M.M – một người đồng tính thực sự đã chia sẻ điều này với chúng tôi sau khi phim kết thúc. Anh cũng cho biết thêm, nhân vật nam chính của phim là một “bóng lộ” vì cảnh lấy cắp các trang sức, đồ lót nữ cùng một phân đoạn anh chàng này giả gái và cảm thấy hạnh phúc trong hình hài đó đã chứng minh điều này. Nên tình huống “quay lại làm con trai” mà bộ phim đưa ra lại càng thiếu thực tế. Và anh kết luận “Xem Hotboy Nổi Loạn, thấy mừng cho điện ảnh Việt, nhưng xem xong cái này thấy có vẻ hình như mình mừng… hơi sớm”.
Cười rũ rượi với “ Gái điếm còn trinh” và “cô vợ cướp mất đời trai”
Nhưng cũng may là phim còn sót lại chút “thực tế” khi tha cho các bà chị một số “màn” khó thực hiện với cậu em (nhưng theo như tiết lộ hậu trường thì những màn này đã được quay và bị cắt rất nhiều khi kiểm duyệt). Cô gái điếm quay lại quyết định “quyến rũ cú chót” với cậu em trai. Lần này, cô đã thành công khi đưa được anh chàng lên… giường bằng cách chuốc rượu say. Khán giả chưa kịp suy nghĩ gì thì đã phải hốt hoảng khi biết rằng cô gái điếm này còn… trinh và cậu em trai này đã cướp đi sự trong trắng của cô. Rõ là vô lý, đã là gái điếm chuyên nghiệp thì lấy đâu ra mà còn trinh và đáng buồn cười là… 3 cô chị cũng tin điều này sái cổ! Chưa hết bàng hoàng thì mạch phim lại bắt đầu chuyển qua sự nhung nhớ của anh chàng này dành cho cô gái điếm vì đã lỡ “cướp đi sự trong trắng”của cô.
Cảnh trong phim
Video đang HOT
Cuối phim, khán giả lại tiếp tục được một phen cười “vỡ ruột” với câu thoại ấn tượng của cô vợ chàng trai sau này: “Em chính là Thủy, người đã cướp mất đời trai của anh đêm đó!”. Không biết diễn viên Thúy Diễm (vai cô vợ sau này) có cảm thấy “bấn loạn” không chứ khán giả thì đã bó tay khi chứng kiến cảnh cô phải vừa khóc sướt mướt, vừa ra thốt câu thoại vớ vẩn này.
Phân đoạn gây xúc động này lại khiến khán giả cười như vỡ rạp
Tiếp đó, khán giả chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán với lý do cô vợ của anh (cũng là cô gái điếm trước đó) thay đổi hình dạng gương mặt là do một tai nạn xe và người gây ra tai nạn đã tốt bụng đến mức cho luôn cả tiền giải phẩu thẩm mỹ. Phim quá sức ngô nghê và vội vã khi đưa ra tình huống này (chắc có lẽ là muốn cho khán gỉa bất ngờ với thân phận người vợ). Phân đoạn cuối phim là cảnh đoàn viên, theo như những gì các diễn viên diễn tả trên phim là rất đau khổ, xúc động nhưng bên dưới hàng ghế khán giả thì là những tiếng cười ngặt nghẽo không dứt khi nó hết sức “cải lương” và không chuyển tải được bất cứ cảm xúc nào (mặc dù diễn viên đóng thì khóc như mưa).
Càng xem cách lý giải của phim về nhân vật đồng tính, khán giả càng thấy buồn cười khi phim không những không khắc họa được chân dung những con người đồng tính mà còn dễ khiến người xem có một cái nhìn hết sức sai lệch và méo mó về giới tính này. Sự vô lý liên tục diễn ra trong phim đã chính thức biến Cảm Hứng Hoàn Hảo thành một phim “khoa học viễn tưởng” về giới đồng tính khi tất cả những gì diễn ra trên phim đều sai thực tế.
Và “thảm họa điện ảnh 2011″ chính là những nhận định chung của những khán giả “can đảm” sau gần hai giờ đồng hồ phải chịu trận với bộ phim này, đa số đều bỏ về rất sớm khi phim đi được khoảng 1/2 thời lượng. Những cảnh quay rất bình thường khiến khán giả nhớ tới những bộ phim được quay cách đây hơn chục năm vào thời kỳ phim “mì ăn liền” kết hợp cùng nội dung nhạt nhẽo, phản cảm đã khiến cho Cảm Hứng Hoàn Hảo là một sản phẩm đáng buồn của phim Việt năm 2011.
Thời gian này, khi phim Việt đang dần chiếm được nhiều cảm tình của khán giả thì chính những sản phẩm dễ dãi với tầm hiểu biết hạn chế như thế này là một trong những trở ngại lớn để khán giả quay lại với điện ảnh Việt. Nhất là trong tình hình phim bom tấn của thế giới đang ngày càng chọn Việt Nam là một trong những nơi công chiếu đầu tiên trên thế giới.
Theo PLXH
Gái bán hoa: Vai diễn nhỏ, trọng lượng lớn
Sự tồn tại của những vai "gái điếm" đã làm nên một sự hoàn chỉnh cho tổng thể bộ phim khiến người xem nhớ mãi.
Dù thể loại phim mà khán giả lựa chọn là hài kịch, tâm lý hay phiêu lưu, hành động thì ngoài mục đích giải trí, thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật có giá trị vẫn là nhu cầu không thể thiếu. Cuộc sống ngày càng phát triển thì con người càng chú trọng tới cái hay, mới lạ từ góc độ nhân văn. Trong khi những "bom tấn Hollywood" như Avatar, 2012 kích thích thị giác nhờ cảnh quay hoành tráng thì Forrest Gump, Hotboy nổi loạn... lại là ví dụ điển hình cho việc khai thác thành công các nhân vật nhỏ nhưng mang thông điệp sâu sắc.
Những câu chuyện về số phận và tình người có khi khiến khán giả xúc động rơi lệ, có lúc khiến người ta tươi cười, sảng khoái. Trong đó, có những nhân vật chỉ xuất hiện trong vài phân cảnh nhỏ, thậm chí có thể bị "xử lý", nhưng, sự tồn tại của họ đã làm nên một sự hoàn chỉnh cho tổng thể bộ phim khiến người xem nhớ mãi không quên.
Với mục đích đi tìm những nhân vật tuy "nhỏ" nhưng có "trọng lượng" trong các bộ phim được khán giả yêu thích, chúng tôi xin điểm lại một số vai diễn thành công của nghệ sỹ Việt Nam và thế giới. Từ đó, độc giả sẽ phát hiện ra những điểm chung thú vị hoặc nét riêng cá tính trong cách xây dựng nhân vật "nhỏ mà không nhỏ" này.
Phương Thanh trong "Hotboy nổi loạn"
Phương Thanh vào vai cô gái điếm trong "Hotboy nổi loạn"
Mặc dù chỉ được xếp vào tuyến nhân vật thứ 2 của "Hotboy nổi loạn" nhưng có thể nói rằng, vai diễn của Phương Thanh đã thực sự nổi bật và ấn tượng với khán giả. Chỉ tính riêng câu chuyện cuộc đời và những trải nghiệm mà cô phải vượt qua, đạo diễn cũng có thể khai thác thành một bộ phim mới đầy ắp kịch tính. Hoặc giả, dựa trên nền móng đang có, Vũ Ngọc Đãng hoàn toàn có thể đặt tên phim theo nhân vật này mà vẫn sẽ được người xem đón nhận.
Nhân vật của cô có nhiều tương tác với chàng khờ của Hiếu Hiền
Cô gái điếm trong "Hotboy nổi loạn" được xây dựng theo đúng mô tuyp "lý tưởng hóa" hình tượng nhân vật sống bên lề xã hội: lương thiện nhưng xuất thân khốn khó, bị cuộc đời xô đẩy và phải làm nghề mà mọi người đều khinh rẻ. Những bi kịch cuộc đời và ước mơ bình dị của cô được gắn kết trực tiếp với mặt trái xã hội: ra tay sát hại "tú bà bảo kê" sau nhiều ngày uất hận, dồn nén và bế tắc cùng cực.
Câu chuyện về số phận cô gái điếm bị chà đạp, khinh bỉ này không chỉ cảm đến cho khán giả sự cảm thông, thương xót mà còn gián tiếp vạch ra bộ mặt trần trụi của "luật đời" - làm thế nào để sống còn và giải phóng bản thân khỏi xã hội đương đại nhiều quy tắc và rào cản đạo lý.
Hải Yến trong "Cánh đồng bất tận"
Hải Yến táo bạo với vai diễn Sương trong "Cánh đồng bất tận"
Ngay từ khi chia sẻ dự án làm phim "Cánh đồng bất tận", đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã phải đối diện với không ít ánh mắt hoài nghi từ giới nghệ sỹ trong nghề cũng như khán giả. Đó là bởi sự thành công của tác phẩm văn học cùng tên do nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sáng tác đã bao trùm tâm trí người đọc nhiều thế hệ. Tuy nhiên, với cách thể hiện cá tính và táo bạo, "Cánh đồng bất tận" đã tạo nên tiếng vang lớn trong làng điện ảnh Việt Nam và khu vực.
Trong phim, "cô Pao" Đỗ Hải Yến vào vai gái điếm tên Sương chuyên phục vụ những gã trai quê nghèo khổ cục súc. Cuộc sống khố khổ "lội sình, giẫm gai" gắn liền với hình ảnh những cánh đồng hoang hoang sơ khiến tính cách của Sương trở nên bất thường và thậm chí, có đôi khi là hoảng loạn tinh thần. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn này vẫn không thấm thía so với sự tủi nhục mà cô phải gánh chịu sau những trận đòn ghen tuông và lăng mạ.
"Cánh đồng bất tận" để lại trong lòng khán giả nhiều trăn trở, suy nghĩ
Để tác phẩm nhẹ nhàng và thanh thoát hơn, đạo diễn đã tạo ra một không gian mở pha chút buồn - cảnh Sương trầm mình trong đầm sen khóc nức nở. Một hình ảnh ẩn dụ mang cái đẹp nhân văn, cách nhìn nhận Thiện - Ác giữa những phận đời éo le đã nhận được sự đồng cảm và tán thành của khán giả.
Julia Roberts trong "Pretty Woman"
Julia Roberts thành danh nhờ vai diễn "gái bán hoa" trong "Pretty Woman"
Sẽ không quá khi nói rằng Julia Roberts đã "lên đời" nhờ vai gái điếm trong "Pretty Woman". Bộ phim này không chỉ mang đến cho cô đề cử Ảnh hậu Oscar mà quý giá hơn nữa là danh hiệu "Người đàn bà đẹp".
Khác với cách thể hiện nặng tính "bi" trong "Cánh đồng bất tận" hay "Hotboy nổi loạn", cô gái làng chơi buông thả và phóng túng (Julia Roberts) được thoát xác trở thành một quý bà của xã hội thượng lưu. Chuyện tình lãng mạn với thương nhân lịch lãm giàu có (Richard Gere) được xem như câu chuyện cổ tích hiện đại, mê hoặc hàng triệu trái tim khán giả. Bộ phim này đã lập kỷ lục 460 triệu đô la doanh thu phòng vé trong năm 1990.
Ye Ji Won trong "First Amendment"
Ye Ji Won để lại ấn tượng khó quên nhờ vai diễn trong "First Amendment"
Bộ phim Hàn Quốc sản xuất năm 2003 với tên gọi "First Amendment" (tên khác: Gái bán hoa tranh cử tổng thống) do đạo diễn Song Kyung Shik thực hiện đã đưa ra một tình huống táo bạo: một cô gái 22 tuổi mang thân phận "gái bán hoa" tham gia tranh cử đại biểu thành phố Soorak. Mặc dù chưa từng có kinh nghiệm chính trị nhưng Kueun bi (Ye Ji Won) đã chiếm trọn lòng tin của người dân bằng những chính sách thuyết phục, cách tuyên truyền thu hút.
Ngay từ tên phim khán giả đã có thể nhận ra tính hài hước và châm biếm trong câu chuyện "bất thường" này. Tuy nhiên, chính yếu tố "ngược đời" thú vị đã làm thay đổi quan niệm của người xem về vấn đề trọng - khinh giới tính, ấp ủ mong muốn bình đẳng giai cấp trong xã hội hiện đại.
Theo BĐVN
Thanh Duy không sợ bị đồn đồng tính &'Nếu như dư luận nghi ngờ giới tính của tôi có lẽ đó là sự thành công bởi tôi đã làm đúng ý đồ của đạo diễn' - &'Nam diễn viên trẻ chia sẻ. Phạm Thanh Duy được coi là gương mặt trẻ chủ lực tại sân khấu Kịch Phú Nhuận của NSƯT Hồng Vân. Anh được biết đến với nhiều vai diễn...