Lebanon tiếp tục cứu hộ và tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt vụ nổ Beirut
Số người thiệt mạng trong vụ nổ ở cảng Beirut đã tăng lên 149 người, khoảng 5.000 người bị thương và nhiều người còn mất tích
Hôm 7/8, các đội cứu hộ ở Lebanon tiếp tục tìm kiếm những người mất tích và các nạn nhân còn mắc kẹt trong đống đổ nát sau vụ nổ làm rung chuyển cảng Beirut vào ngày 4/8.
Khói bốc lên dày đặc tại hiện trường vụ nổ kinh hoàng hôm 4/8 tại Beirut, Lebanon. Ảnh: Reuters.
Số người thiệt mạng trong vụ nổ ở cảng Beirut đã tăng lên 149 người, khoảng 5.000 người bị thương và nhiều người còn mất tích. Các đội cứu hộ hy vọng sẽ tìm thấy những người sống sót tại hiện trường vụ nổ bởi còn nhiều người làm việc tại cảng đang mất tích hoặc bị mắc kẹt trong một hội trường của cảng Beirut. Sáng 7/8, các đội tìm kiếm đã tìm thấy hai thi thể trong quá trình thu dọn ở cảng Beirut.
Trong khi đó, nhiều người tụ tập ở khu vực gần tòa nhà quốc hội ở thủ đô Beirut kêu gọi chính phủ từ chức sau vụ nổ khiến nhiều người thương vong. Các cuộc biểu tình bùng phát thành các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.
Cùng thời điểm này, các nhà chức trách Lebanon đã bắt đầu cuộc điều tra vụ nổ xảy ra ở cảng Beirut. Các quyết định bao gồm cấm đi lại và đóng băng tài khoản của 7 quan chức hải quan và cảng, bắt giữ 16 nhân viên cùng hơn 18 quan chức được giao nhiệm vụ liên quan đến việc bảo trì nhà kho chứa vật liệu nổ đã bị thẩm vấn.
Liên quan tới việc khắc phục hậu quả vụ nổ, Ngân hàng Thế giới cho biết sẵn sàng xây dựng một kế hoạch tái thiết phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và dựa trên kinh nghiệm toàn cầu cho Lebanon. Ngân hàng Thế giới sẵn sàng phân bổ lại các nguồn lực hiện có và tìm kiếm nguồn tài trợ bổ sung để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa ở Beirut.
Liên minh châu Âu cũng thông báo sẽ cung cấp 33 triệu euro viện trợ khẩn cấp ban đầu cho Lebanon và huy động các nguồn lực vật chất bao gồm một tàu bệnh viện hỗ trợ Beirut. Một hội nghị của các nhà tài trợ sẽ được tổ chức để huy động tiền tái thiết cho Lebanon.
Tiết lộ về con tàu bí ẩn mang hơn 2.700 tấn chất hóa học gây nổ kinh hoàng ở Liban
Nguyên nhân gây ra vụ nổ như bom nguyên tử ở thủ đô Beirut, Liban xuất phát từ hơn 2.700 tấn ammonium nitrate được trữ trong cảng mà không được thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết. Tuy nhiên, số ammonium nitrate khổng lồ tại cảng Beirut từ đâu mà có thì vẫn còn nhiều bí ẩn.
Video đang HOT
MV Rhosus - con tàu đã mang hơn 2.700 tấn hóa chất dễ cháy nổ vào Liban (ảnh: CNN)
Trong khi chính quyền Liban và các tổ chức quốc tế chay đua với thời gian để hỗ trợ, cứu nạn những người bị thương sau vụ nổ kinh hoàng ở Beirut, một cuộc điều tra về nguyên nhân gây thảm họa cũng được tiến hành.
Tổng thống Liban Michel Aoun cho biết, ông không thể chấp nhận được chuyện một lô hàng ammonium nitrate, ước tính khoảng 2.750 tấn nằm suốt 6 năm tại một nhà kho ở Beirut mà không có biện pháp phòng ngừa.
Ít nhất 100 người đã thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương do vụ nổ, theo Bộ trưởng Y tế Liban Hamad Hassan. Thương vong dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
Giám đốc an ninh quốc gia Liban cho biết, một con tàu chất đầy ammonium nitrate đã bị tịch thu tại cảng Beirut cách đây nhiều năm trước. Số ammonium nitrate là nguyên nhân trực tiếp gây nổ lớn.
Tàu chở hơn 2.700 tấn ammonium nitrate bị giữ tại cảng Beirut có tên MV Rhosus, mang cờ Moldova. Thông tin về con tàu hiện nay vẫn còn rất mù mờ.
Theo nguồn tin của CNN, vào năm 2013 hoặc 2014, tàu MV Rhosus chở hơn 2.700 tấn ammonium nitrate đang trên đường từ Gruzia tới Mozambique thì gặp sự cố động cơ và buộc phải neo lại tại cảng Beirut.
Khói màu cam bốc lên sau vụ nổ ở Liban, rất độc hại (ảnh: The Guardian)
Không rõ vì nguyên nhân gì, chủ tàu sau đó chất hàng lên cảng rồi bỏ đi mà không quay trở lại. Khiến lượng ammonium nitrate "khủng" bị lưu kho tại cảng Beirut suốt hơn 6 năm vô thừa nhận.
Một số nguồn tin khác cho rằng, sau khi gặp sự cố và cập cảng Beirut, tàu MV Rhosus không xuất trình đủ giấy tờ hợp pháp nên hàng bị tạm giữ. Chủ tàu sau đó bỏ hàng lại từ đó đến nay không nhận lại. Chủ tàu MV Rhosus dường như là một công dân Nga hoặc Síp.
Trong khi điều tra về vụ nổ đang được tiến hành, Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến sự việc "rối như tơ vò" khi tuyên bố một cuộc tấn công có thể là nguyên nhân dẫn tới thảm họa.
Bộ Quốc phòng Mỹ sau đó lên tiếng, cho rằng không có dấu hiệu nào cho thấy vụ nổ xuất phát từ đánh bom hay tấn công.
Năm 1947, một con tàu chứa ammonium nitrate bốc chảy ở cảng Texas, Mỹ và phát nổ, khiến hơn 400 người thiệt mạng. Con tàu khi đó chứa hơn 2.000 tấn ammonium nitrate.
Tổng thống Trump, Thủ tướng Úc Morrison và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Liban khắc phục thảm họa. Nga đã gửi 5 máy bay y tế tới Liban và lập một bệnh viện dã chiến ở Beirut.
Những đội cứu hộ từ Pháp, Ai Cập và một số quốc gia khác cũng đang trên đường tới Liban.
Thảm họa nổ lớn xảy ra ngay tại thủ đô trong bối cảnh Liban đang "gồng mình" hứng chịu tác động của Covid-19 và kinh tế lao dốc.
Một người bị thương sau vụ nổ (ảnh: CNN)
Quốc gia này đã ghi nhận hơn 5.000 ca nhiễm Covid-19 với khoảng 100 trường hợp tử vong. Một lệnh phong tỏa nhằm hạn chế sự lây lan của virus kéo dài 5 ngày ở Liban mới đây đã chấm dứt khi nền kinh tế của đất nước không thể chịu đựng thêm.
Việc hàng nghìn người cần hỗ trợ y tế và bệnh viện quá tải nhiều khả năng sẽ khiến tình hình dịch Covid-19 ở Liban trở nên tồi tệ hơn.
Tháng 10 năm ngoái, Liban "rung chuyển" bởi hàng loạt cuộc biểu tình phản đối nạn tham nhũng, kinh tế đi xuống, nước máy ô nhiễm và không có điện.
Gần 1/2 dân số ở Liban sống dưới mức nghèo và 35% tổng số lao động mất việc làm. Tháng 3 vừa rồi, Liban tuyên bố vỡ nợ khi không thể thanh toán khoản nợ công 92 tỷ USD, bằng gần 170% GDP cả nước.
Theo thống kê chính thức, gần một nửa dân số nước này sống dưới mức nghèo khổ và 35% không có việc làm.
Giá của hầu hết hàng hóa ở Liban đã tăng gấp 3, đồng nội tệ mất giá trị 80%. Liban cũng đang phải đối mặt với an ninh lương thực khi dòng người tị nạn từ Syria đổ về quá đông. Nhiều kho lương thực quốc gia của nước này cũng bị thiêu rụi trong vụ nổ.
Dân Beirut cảm thấy như 'bị nguyền rủa' sau vụ nổ Thủ đô Beirut chìm trong hỗn loạn và người dân hoảng loạn sau vụ nổ chiều 4/8 khiến 78 người thiệt mạng và 4.000 người bị thương. Khi làn khói màu nâu bắt đầu tan đi, những đống đổ nát như trong ngày tận thế hiện ra khắp khu vực phía đông Beirut. Cửa kính nhiều toà nhà ở cách vụ nổ tới...