Lean Wardrobe: Xu hướng xây dựng tủ quần áo hợp lý và hiệu quả
Đã bao giờ bạn cảm thấy bất lực trước tủ quần áo chứa đầy núi đồ nhưng vẫn rơi vào tình trạng “không có gì để mặc hết”? Nếu câu trả lời là “có” thì hãy cùng tìm hiểu về khái niệm “Lean Wardrobe” trong bài viết sau để có thể thấy được nghệ thuật trong việc xây dựng tủ quần áo hợp lý nhé!
Xây dựng tủ quần áo hợp lý là một việc vô cùng quan trọng. Sở hữu một chiếc tủ được sắp xếp hiệu quả sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức lẫn tiền bạc mà vẫn trông thật thời trang, trendy. Có lẽ vì thế mà Lean Wardrobe đã ra đời như một lẽ tất yếu. Cùng tìm hiểu xem phương pháp này có gì đặc biệt mà mọi người lại “phát cuồng” vì nó nhé!
1. Lean Wardrobe là gì?
Đúng như tên gọi của nó, Lean Wardrobe (đôi khi được gọi là Minimal Wardrobe) chính là tủ quần áo được xây dựng theo phong cách tối giản. Một Lean Wardrobe hợp lý chỉ bao gồm các trang phục cơ bản với số lượng tối thiểu nhưng vẫn đủ linh hoạt; giúp bạn thoát khỏi cơn lăn tăn khi lựa chọn phong cách ăn mặc hằng ngày.
Ảnh: tinyhouselife
Dù chỉ mới xuất hiện như một trào lưu gần đây nhưng Lean Wardrobe đã nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Lý do lớn nhất lý giải hiện tượng này chính là việc Lean Wardrobe phù hợp với tất cả mọi người; bất kể tuổi tác, dáng người, màu da hay thậm chí là ngân sách dành cho quần áo của bạn. Sở hữu một Lean Wardrobe cũng đồng nghĩa với việc sở hữu những loại trang phục linh hoạt, dễ mặc, dễ thay đổi. Đây cũng là cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng bị “ngợp” hay thậm chí là chán ghét tủ quần áo mà bạn đang hiện có. Nói một cách dễ hiểu hơn, nếu bạn không muốn phải mất đến hơn 30 phút mỗi sáng thử đi thử lại các loại trang phục khác nhau mà không thật sự vừa ý với cái nào, thì Lean Wardrobe chính là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn.
2. Lean Wardrobe có phải là Capsule Wardrobe?
Nếu theo dõi đủ lâu chắc hẳn các bạn từng đọc qua bài viết giới thiệu về Capsule Wardrobe, và thoạt nghe giới thiệu Lean Wardrobe thì có lẽ bạn sẽ liên tưởng hoặc nghĩ rằng liệu đây có phải là một hình thái khác của Capsule Wardrobe. Nhưng thật ra “same same but different”, cả hai có nhiều điểm tương đồng khi đều là tủ quần áo tối giản, được tuyển chọn kĩ lưỡng với số lượng item yêu thích có hạn mà bạn có thể “mix n match” cho ra vô số outfit khác biệt nhau. Vậy, điểm khác biệt ở đây là gì?
Về cơ bản, Capsule là tủ quần áo được xây dựng trên những item theo mùa (Xuân-Hè và Thu-Đông) với những “key item” của từng mùa để làm nền tảng xây dựng nên tủ quần áo đó miền là thỏa 2 tiêu chí: chất lượng hơn số lượng và tối giản. Ví dụ, mùa Xuân-Hè sẽ có những key item như áo thun basic, áo sơ mi oxfords, quần chinos hoặc jeans làm key item; còn Thu-Đông thì sẽ có những key item như áo khoác overcoat, áo len cổ lọ, áo khoác da, quần jeans đen slim-fit làm key item. Mỗi người sẽ có những Capsule Wardrobe khác nhau và thậm chí có người xây dựng Capsule Wardrobe với những key item phù hợp cho cả năm mà không phân định mùa cho đúng với tinh thần tối giản. Còn Lean Wardrobe (Minimal Wardrobe) thì linh hoạt hơn mà không phải tuân thủ quá nhiều luật lệ giới hạn món đồ hay quá đề cao chất lượng như Capsule mà sẽ đi theo mô hình tháp mà chúng tôi sẽ nói sau đây, miễn là vẫn đi đúng tinh thần tối giản.
Xem thêm: Capsule Wardrobe: Xu hướng thời trang trọng “chất” hơn “lượng”
3. Nên có gì trong một Lean Wardrobe?
Đúng là Lean Wardrobe chỉ nên bao gồm các loại trang phục đơn giản. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta sẽ phải cần nhiều hơn là những phong cách cơ bản ngày thường. Với những sự kiện với tính chất khác nhau sẽ đòi hỏi về quần áo lẫn phụ kiện khác nhau. Chính vì thế chúng ta nên có sự phân bổ hợp lý trong việc sở hữu từng loại trang phục. Để dễ hình dung hơn, hãy tưởng tượng tủ quần áo của bạn là một tháp mô hình bao gồm 3 phần khác nhau, theo thứ tự ưu tiên giảm dần từ thấp đến cao.
Ảnh: Effortless Gent
Phần đầu tiên chính là “nền”. Đây là nơi giúp bạn bắt đầu xây dựng phong cách của mình. Hãy bỏ vào đây tất cả những gì thật sự cần thiết nhất, cả về chất liệu cũng như màu sắc. Ví dụ, bạn nên có một bộ suit màu xanh navy, một bộ denim sẫm, vài chiếc quần chinos, vài chiếc áo thun đi cùng với những chiếc áo sơ mi trắng và xanh. Đây là những món đồ cơ bản, màu trầm và/hoặc trung tính. Chúng vô cùng dễ mặc và có thể dễ dàng kết hợp với bất cứ thứ gì. Lưu ý vì đây cũng là phần lớn nhất của mô hình kim tự tháp nên đừng ngần ngại mà hãy trữ chúng với số lượng lớn nhé.
Video đang HOT
Ảnh: The Essential Man
Phần thứ hai bao gồm các loại trang phục khó mix match với nhau hơn. Đơn cử như chiếc áo sơ mi tay dài nhiều màu, chiếc áo thun màu mận hoặc chiếc quần chinos màu xanh lá. Đây là những món đồ có thể dễ dàng kết hợp với các trang phục cơ bản ở phía trên. Song, bạn cần phải có hiểu biết nhất định về màu sắc cũng như chất liệu trước khi kết hợp chúng với nhau.
Phần cuối cùng cũng là phần ít nhất, bạn nên để các loại trang phục đặc biệt nhất, các phong cách mà bạn muốn thay đổi và muốn thử. Nón fedora trắng ngà, cravat nhiều màu hay áo blazer màu sáng đều là những thứ thuộc về phần này.
Ảnh: Effortless Gent
3. Một vài lưu ý khác
Như đã đề cập ở trên, với những phần khác nhau của mô hình lean wardrobe thì số lượng các loại trang phục mà bạn nên sở hữu cũng sẽ khác nhau. Với thứ tự ưu tiên giảm dần, điều đó có nghĩa là bạn nên có nhiều những món đồ cơ bản hơn ở những phần khác. Tuy nhiên, việc sở hữu cả một tủ quần áo chỉ toàn những bộ cánh đơn giản thì sẽ rất nhàm chán. Đó cũng chính là lý do bạn cần có những loại trang phục khác đến từ phần thứ 2 và 3 để có thể thay đổi cho phù hợp với các sự kiện có tính chất khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình thử nghiệm các phong cách mới, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy được một vẻ ngoài mà bạn chưa từng nghĩ sẽ phù hợp với bản thân. Điều đó cũng có nghĩa là kiến thức thời trang của bạn cũng đã được nâng lên tầm cao mới rồi đấy.
Bên cạnh đó, một điều mà bạn nên lưu ý rằng sẽ không có một chiếc tủ quần áo theo phương pháp Lean Wardrobe nào hoàn toàn giống nhau. Chiếc áo mà bạn cho là vô cùng nổi bật có thể chỉ là món đồ cơ bản của người khác. Hãy cứ nhớ rằng bạn đang thiết kế chiếc tủ quần áo dành cho riêng bạn. Việc bạn cần làm đơn giản chỉ là tìm hiểu phong cách nào thích hợp với bạn nhất, và cứ thể mà tự tin xuống phố thôi!
Theo elleman.vn
7 gợi ý giúp tạo dựng phong cách ăn mặc trưởng thành
Một đứa trẻ học cách đạp xe đạp sẽ không bao giờ chạy đi đâu được khi nó ngã xuống và cứ khóc. Một người mới đến phòng gym sẽ không bao giờ tăng cơ được khi mãi loay hoay ở bài tập chống đẩy, do đó, bạn cũng không khỏi cảm thấy khó chịu khi phong cách ăn mặc mới làm bạn bứt rứt.
Tuy nhiên, năm tháng trôi qua thì phong cách của một người đàn ông không thể cứ mãi quẩn quanh như thời 20. Đã đến lúc bạn cần thay đổi!
Nhiều người trong số chúng ta vẫn còn đang bị nhầm lẫn giữa phong cách ăn mặc trẻ trung và trẻ con! Không phải với mục đích chỉ trích, bài viết này sẽ đưa ra 7 tip nhỏ giúp nam giới xác định lại gu thời trang mà mình đang theo đuổi.
Sau khi xem qua bài viết này thì có thể bạn sẽ có những suy nghĩ khác về tủ đồ của mình.
Ảnh: FashionBeans
1. Ăn mặc có mục đích
Ảnh: sanfrancisco.cbslocal.com
Câu cửa miệng của nhiều chàng trai bây giờ là: "Tôi thích áo thun, quần jeans", điều này không có gì sai nhưng nó chưa phản ánh đầy đủ ý nghĩa về phong cách ăn mặc mà người đó theo đuổi. Đối với một người ăn vận không có lý do - chỉ theo đuổi sự nhất thời - sẽ không có gì khác biệt từ lúc 5 tuổi cho đến khi mặc bộ vest cưới.
Trang phục là sự giao tiếp gián tiếp, nó gửi đến những người xung quanh thông điệp về con người của bạn. Dù cho bạn là một luật sư hay một công nhân, việc ăn mặc đều có mục đích cả, và bạn hãy nhớ rằng cách mình ăn mặc là một mong muốn về điểm đến trong cuộc đời này. Bạn muốn đi về đâu, trở thành ai?
Do đó, hãy thay đổi quan điểm và ăn mặc có mục đích, phù hợp với độ tuổi của mình. Bạn sẽ cảm thấy bản thân trưởng thành hơn.
2. Hãy là người lãnh đạo
Ảnh: jillgriffin.net
Muốn trở thành một người lãnh đạo trước tiên bạn phải có phong thái của một người đứng đầu: tự tin, đĩnh đạc, đường hoàng. Một người lãnh đạo chắc chắn sẽ nổi bật hơn phần còn lại mà nếu xét về hình ảnh, thì phong cách ăn mặc của bạn sẽ quyết định điều này. Bạn nên ăn mặc với những câu hỏi như: "Mình là ai trong ngành nghề này?", "Mình muốn thăng tiến đến đâu?", và tự xác định cho mình một hình tượng bạn muốn duy trì trong mắt người khác.
Phong cách ăn mặc không chỉ nói lên tính cách, địa vị xã hội của bạn mà còn giúp bạn nhân được sự tôn trọng, tin tưởng từ mọi người. Do đó, hãy cân nhắc về hình ảnh bạn theo đuổi.
3. Chú trọng vào sự cơ bản
Ảnh: spanish.shopdisplayshelving.com
Khi lớn dần, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của nền tảng dù là trong công việc hay mối quan hệ, tất cả đều cần một chỗ dựa vững chắc. Thời trang cũng thế; có ít sự lựa chọn trong tủ đồ của bạn để giúp bản thân trông trưởng thành hơn, do đó, bạn cần phải học cách phối màu, xây dựng một loạt các thể loại quần áo phục vụ cho công việc, xã hội.
Hãy mua thứ cần mua, đừng phí phạm tiền bạc để chạy theo chiếc quần baggy hay daddy jeans nếu nhu cầu và guu thẩm mỹ của bạn không hề xác định được mục đích hợp lý của chúng. Hãy chọn những thứ "cơ bản làm nền tảng" như quần jeans không wash hoặc mid-wash, áo thun basic, áo thun polo, blazer, giày sneaker tối giản, giày tây, quần chinos,... trong những tông màu trung tính như xanh navy, các tông màu earth tone, trắng, đen, xám.
4. Lọc lại tủ đồ
Ảnh: Pari's World
Hãy dành một ít thời gian vào cuối tuần để kiểm tra lại tủ đồ của bạn và bỏ đi những thứ quần áo đã không còn hợp thời (hợp với độ tuổi) nữa. Những thứ không còn cần phải dùng bạn nên quyên góp cho các tổ chức từ thiện, giữ lại quần áo giản đơn, không cầu kỳ, phục vụ tốt cho công việc cũng như hình ảnh của bạn.
5. Thử nghiệm
Ảnh: The Cheat Sheet
Khi bạn đã quan tâm hơn về những thứ trong tủ đồ của mình, có lẽ đã đến lúc bạn nên thử nghiệm loại trang phục mà bạn muốn hướng đến. Tuy nhiên, đừng bừa bãi, hãy xác định xem chúng có làm bạn tự tin khi mặc không, trông bạn có trưởng thành không hoặc cách tốt nhất là dò xét phản ứng của những người xung quanh khi bạn diện chúng lên người.
6. Mua thứ tốt nhất mà bạn có khả năng
Luôn ghi nhớ 2 nguyên tắc vàng sau đây:
a. Đắt tiền không phải lúc nào cũng đi đôi với chất lượng
Bạn có thể chi 1000$ cho bộ suit với những yếu tố cấu thành như: thiết kế, mẫu mã, thương hiệu, dịch vụ trước và sau khi mua. Điều này không có vấn đề gì cả, nhưng trước khi bạn mua bộ suit 1000$ đó, hãy thử xem xét những sản phẩm cùng giá có hơn kém gì hay không. Tất nhiên không phải lúc nào giá tiền cao cũng đảm bảo cho một sự chất lượng, hãy cân nhắc điều đó.
Ảnh: botyanszky.hu
b. Luôn luôn xứng đáng
Có nhiều người chi hàng đồng tiền cho thức ăn nhanh, bia, thuốc lá, ti-vi màn hình rộng cả năm trời nhưng không dám thay đổi phong cách ăn mặc của mình. Tại sao bạn lại dành tiền cho những thứ không cần thiết như thế?
Khi bạn bắt đầu đầu tư nghiêm túc cho bản thân thông qua mua quần áo hợp lý nghĩa là bạn đang đầu tư dài hạn. Với một hình ảnh đĩnh đạc, đứng đắn, bạn sẽ được chú ý đến trong công việc và khi kết hợp với sự chăm chỉ, sự thăng tiến sẽ đền đáp lại "vốn" đầu tư của bạn. Lúc đó, bạn muốn bao nhiêu cái ti-vi 40 inch cũng được.
7. Thực hành
Ảnh: Best Life
Một đứa trẻ học cách đạp xe đạp sẽ không bao giờ chạy đi đâu được khi nó ngã xuống và cứ khóc; một người mới đến phòng gym sẽ không bao giờ tăng cơ được khi mãi loay hoay ở bài tập chống đẩy, do đó, bạn cũng không khỏi cảm thấy khó chịu khi phong cách ăn mặc mới làm bạn bứt rứt.
Thay vào đó, hãy cho mình thời gian và tập làm quen ngay cả khi ở nhà, hãy nhìn vào gương và tưởng tượng ra thông điệp mà trang phục của bạn gửi đến mọi người. Dần dà, khi bạn đã thay đổi được cách ăn mặc rồi bạn sẽ tự khắc thấy trưởng thành, tự tin, ảnh hưởng hơn.
Theo elleman.vn
Để diện đẹp những kiểu sơ mi khuynh đảo Có thể bạn không để ý, nhưng chúng ta đa phần đều chỉ chú tâm vào các item có sức ảnh hưởng nhất khi diện lên như suit, denim, short... mà lại vô tình "để quên" một thành phần cũng quan trọng không kém khi phối đồ - áo sơ mi. Thông thường, một gã đàn ông sẽ sắm cho mình vài chiếc...