League of Legends “chính chủ” trên Mobile, tại sao không?
“Chậm trễ trong việc đưa League of Legends lên nền tảng Mobile, gã khổng lồ Riot Games dường như đang bỏ lỡ một thị trường đầy tiềm năng tại Châu Á cũng như toàn thế giới.”
Bản thân hãng Riot Games cũng không hề phủ nhận ý định phát triển một phiên bản LoL trên nền Mobile, tuy nhiên ngoài thông tin về “L2Adr” – dự án phát triển LoL trên nền tảng Android được Riot Games hé lộ vào tháng 6 vừa qua, cho tới giờ hãng vẫn chưa cập nhật thêm bất cứ thông tin nào về dự án. Phải chăng cha đẻ của LoL đang gặp nhiều vấn đề khó khăn khi chuyển thể một tượng đài game MOBA từ nền tảng PC truyền thống sang thế hệ mobile chuyên dụng?
Hàng chính chủ ẩn cư, hàng clone lên ngôi.
Game clone thương hiệu game League of Legends đang gây bão tại Trung Quốc với thể loại nhập vai đi cảnh.
Thực tế từ lâu, cuộc cạnh tranh căng thẳng giữa những tựa game Moba như LoL, HoN hay DotA2 đang dần được các đối thủ đưa lan rộng sang cả thị trường game smartphone, mở màn là sự khôn khéo của Gameloft và Starlight JSC trước những sản phẩm như Heroes of Oder, Soul of Legends, Fates Forever.
Thậm chí tại Châu Á, thị trường game Trung Quốc cũng đã bắt đầu xuất hiện những phiên bản clone của League of Legends chạy trên mobile, mặc dù lối chơi của chúng hoàn toàn không có chút liên quan nào tới thể loại MOBA mà chỉ dừng lại ở dạng Battle Card, Turn Based hoặc Tower Defense truyền thống.
Video đang HOT
Đáng tiếc là trong khi những tựa game clone thương hiệu LoL này đang thi nhau cán mốc kỷ lục về số lượng người tham gia thì hàng “chính chủ” của Riot Games lại im hơi lặng tiếng, như muốn bị bỏ quên giữa cuộc cạnh tranh đầy sức cam go.
Trong rừng game clone thương hiệu League of Legends tại Trung Quốc, khi không may mắn người chơi có thể bị phí thời gian vào một bản clone nhàm chán.
Chưa kể việc Tencent – công ty game lớn tại Trung Quốc cũng đang nắm giữ thị phần lớn trong Riot Games lại chưa hề có ý định thúc ép hãng này phát triển phiên bản LoL mobile cho thị trường Châu Á. Nhiều nghi vấn xảy ra, phải chăng trong rừng game clone thương hiệu LoL đang hoạt động tại Trung Quốc, một trong số đó là “con riêng” được Riot Games phát triển cho ông lớn Tencent?
Tìm đâu một League of Legends Mobile đáng chơi?
Nhiều game mobile tuy ăn theo thương hiệu League of Legends nhưng khi trải nghiệm vẫn có thể mang lại cho người chơi sự thú vị không thua kém sản phẩm LoL trên PC.
Trong câu chuyện rừng game clone thương hiệu LoL đang hoạt động sôi nổi tại thị trường game mobile Trung Quốc, ngoài những quan điểm bất đồng của fan LoL về mặt bản quyền thương hiệu thì bất cứ ai cũng rất khó lòng chối bỏ sức cuốn hút cũng như ấn tượng lạ lẫm các sản phẩm này đem tới cho họ.
Bạn Vĩnh Tiến – một fanboy gắn bó lâu năm của LoL đã thẳn thắn chia sẻ: “Tuy vẫn có định kiến về thể loại game clone, nhưng Tiến thấy điều đó vẫn chưa đủ để đánh giá chất lượng hay – dở của một game ăn theo chất lượng LoL. Nhìn một cách tích cực hơn, mình thấy các nhà phát triển nhỏ dường như đã thay Riot Games mang thương hiệu League of Legends đến với tay người chơi game mobile.”
Chỉ cần giữ được đúng “chất” của League of Legends chính chủ, dù là ăn theo thương hiệu thì một bản LoL mobile ăn theo vẫn có thể thuyết phục được fanboy LoL khó tính nhất!
“Vẫn là những mẫu tướng quen thuộc, cốt truyện sâu sắc và hệ thống skill không lẫn vào đâu được, nếu có khác là ta được chơi LoL theo một phong cách hoàn toàn mới mà thôi. Riêng điều đó cũng đã đủ để thuyết phục và cuốn hút một fanboy của LoL như mình”. – Vĩnh Tiến chia sẻ thêm.
Đối với thị trường game mobile tại Việt Nam vài năm trở lại đây, sự xuất hiện dần dà của những game mobile ăn theo thương hiệu League of Legends vẫn đang khiến phần đông cộng đồng game thủ phải tò mò. Và khi phải hụt hẫng trước một số LoL Mobile phiên bản clone kém chất lượng, đó chính là lúc game thủ Việt cần được thưởng thức một bản League of Legends mobile theo phong cách hoàn toàn mới.
Theo Gamek
Game nhập vai vẫn sẽ hái ra tiền ở Việt Nam
Các nhà vận hành game online Trung Quốc thừa nhận rằng, thời gian gần đây game online PC tăng trưởng là nhờ có MMO non-RPG hơn là MMORPG bởi ngày càng có nhiều người thích chơi những game này hơn.
Trong hơn 10 năm phát triển của ngành công nghiệp game Trung Quốc, các công ty nội địa đã đạt được những thành tựu nhất định và ngày một mở rộng ra thế giới. Một nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự thành công này là nhờ có bộ phận lớn game thủ Trung Quốc rất đam mê game online PC.
Game online trên PC hiện nay được có thể được chia làm 2 loại chính là game client (yêu cầu cài đặt) hoặc webgame (không cần cài đặt). Hiện nay, webgame đang khá phổ biến, nhưng đối với bộ phận người chơi hardcore tại Trung Quốc thì game client vẫn là món ăn hàng đầu không gì thay thế được. Bộ phận game online client, ta có thể phân chia thành 2 hạng mục chính gồm những sản phẩm MMORPG và MMO non-RPG (bao gồm các thể loại bắn súng, đua xe, thể thao, MOBA...).
Các nhà vận hành game online Trung Quốc thừa nhận rằng thời gian gần đây game online PC tăng trưởng là nhờ có MMO non-RPG hơn là MMORPG, bởi ngày càng có nhiều người thích chơi những game này hơn. Tuy nhiên, MMORPG vẫn là "con gà để trứng vàng" hơn hẳn các thể loại khác và chúng có một lượng người chơi lâu năm rất ổn định. Và một bằng chứng nữa về doanh thu hấp dẫn của MMORPG đó là các tổ chức cầy vàng thường chỉ chọn chơi MMORPG. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của MMORPG đang giảm tốc độ nhanh chóng, điều đó cho thấy rằng MMO non-RPG và webgame sẽ gia tăng doanh thu mạnh mẽ trong vòng 5 năm tới.
Ba lý do tại sao MMORPG có thể níu giữ người chơi dài kì và từ đó có tỷ lệ chi tiêu cao hơn (bởi thời gian chơi game tỷ lệ thuận với tiềm năng chi tiêu) những MMO non-RPG đang được ưa chuộng tại Trung Quốc gồm:
1. MMORPG nhấn mạnh vào tính năng thăng cấp và sở hữu các vật phẩm ảo, trong khi MMO non-RPG lại thiên về kỹ năng và tính đồng đội. Trong World of Warcraft hay Blade & Soul, bạn sẽ cần mất nhiều thời gian và tiền bạc để kiếm được những món trang bị hiếm, thăng cấp nhân vật và thứ hạng để cạnh tranh với người chơi khác. Còn trong Đột Kích, Liên Minh Huyền Thoại, DotA 2 thì bạn sẽ cần đến kỹ năng thao tác và teamwork nhiều hơn để chiến thắng, tiền sẽ không phải là yếu tố quyết định trên hết.
2. MMORPG có cốt truyện sâu hơn, trong khi các thể loại khác thì chỉ cần chú trọng vào từng trận đấu là đủ. Trong một game như World of Warcraft, người chơi sẽ cần học thuộc lòng các bản đồ, tìm hiểu nhiệm vụ, từng instance và nhiều thứ nữa. Bạn gần như sẽ chẳng làm được gì trong các kỳ chơi có độ dài khoảng 1 tiếng hoặc ít hơn, bạn có thể phải cần đến 3 hay 4 tiếng để hoàn thành 1 nhiệm vụ.
Tuy nhiên, ở những game như DotA 2, một ván đấu sẽ cần 10 người chơi và mọi thứ được diễn ra trong khoảng 30 phút hoặc hơn. Thêm nữa thì các game MMORPG còn có rất nhiều hoạt động ngoài chiến đấu để người chơi tham gia ví như đi khám phá các vùng đất, tán gẫu với người trong guild, chế đồ,...
3. Mô hình trả phí của MMORPG dễ dẫn tới tiềm năng chi tiêu cao hơn các thể loại khác. Trong những MMO non-RPG, bạn vẫn có thể kiếm được nhiều niềm vui mà chẳng phải bỏ ra xu nào, miễn là bạn có kỹ năng thật tốt. Một yếu tố tác động khác là khoảng thời gian rãnh rỗi, các game thủ có nhiều thời gian thường tìm đến MMORPG và ngược lại. MMORPG vẫn rất phổ biến đối với game thủ Trung Quốc bởi họ thích cảm giác thăng cấp và được sự ngưỡng mộ từ những người chơi khác.
Theo VNE
Top game online thế giới mở hấp dẫn thời gian qua Những tựa game online dưới đây đều cho phép game thủ khám phá thế giới một cách hết sức tự do giống như GTA hay Saints Row Shards Online Theo thông tin mới nhận thì game online dành cho người yêu tự do Shards Online đã thành công trong việc kêu gọi khuyên góp đợt 2 từ KickStarter. Có thể thấy rằng dự...