Lễ viếng Đại tướng kéo dài xuyên đêm
Nhằm tạo điều kiện cho đồng bào, chiến sĩ từ mọi miền tổ quốc, kiều bào và khách quốc tế, Ban tổ chức Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, Lễ viếng Đại tướng tại Nhà Tang lễ quốc gia sẽ kéo dài đến 6h sáng ngày 13/10.
Sau các Đoàn viếng của Đảng, Nhà nước và một số bộ ngành, 11h30′, trưa nay (12/10), Ban tổ chức đã tạo điều kiện cho nhân dân từ mọi miền cả nước vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong nhà Tang lễ Quốc gia – số 5 Trần Thánh Tông. Dòng người vào viếng Đại tướng (từ 11h30′ đến 12h) xếp thành hàng dài từ đường Tăng Bạt Hổ, chạy dọc tới vườn hoa Pasteur đến cổng nhà Tang lễ Quốc Gia.
Dòng người tìm về nhà Tang lễ Quốc gia viếng Đại tướng ngày càng đông
Đến 14h, lãnh đạo các Bộ, ngành cùng đồng bào, chiến sĩ từ mọi miền tổ quốc, kiều bào và khách quốc tế tiếp tục vào viếng Đại tướng. Cùng đó, dòng người đến khu vực Nhà Tang lễ Quốc gia mỗi lúc một đông.
Video đang HOT
Nhằm tạo điều kiện cho đồng bào, chiến sĩ từ mọi miền tổ quốc, kiều bào và khách quốc tế, Ban tổ chức đã thông báo Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ kéo dài đến 6h sáng ngày 13/10.
Trong thông báo trước đó của Ban tổ chức, Lễ viếng Đại tướng trong ngày 12/10, chỉ kéo dài đến 21h.
Cuộc họp Ban tổ chức Lễ tang Nhà nước ngày 11/10, do lo ngại về thời gian hạn hẹp cho số lượng rất lớn đồng bào từ khắp các tỉnh thành, vùng miền về Hà Nội (từ 15h đến 21h) Ban tổ chức đã dự kiến kéo dài thời gian viếng Đại tướng.
Quang Phong
Theo Dantri
Những ngày cuối đời, Đại tướng luôn nghe bài "Quảng Bình quê ta ơi"
Trong đoạn phim về những giây phút cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Viện quân y 108 cho thấy, ngày 4/10, Đại tướng vẫn khá tỉnh táo, tay vẫn nắm chặt Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, khi Bộ trưởng vào thăm Đại tướng tại bệnh viện.
Đại tướng trong những ngày cuối đời đã luôn nghe ca khúc "Quảng Bình quê ta ơi"
Với 1.559 ngày đêm chăm sóc sức khỏe, bữa ăn, giấc ngủ cho Đại tướng, tập thể y bác sĩ ở đây đã coi Bác như người thân của mình. Chính vì vậy, dù biết sức khỏe của Đại tướng ngày càng yếu đi, nhưng khi chứng kiến Bác qua đời, họ vẫn bàng hoàng, hụt hẫng. Căn phòng nơi Đại tướng đã nằm luôn ấm áp tình người, giờ đây trở nên lặng lẽ, hiu quạnh...
Chị Phạm Quỳnh Lan, một điều dưỡng viên vừa khóc vừa cho biết: Biết ông thích nghe bài "Quảng Bình quê ta ơi" nên trong điện thoại của chị em, ai có bài đó là mở cho ông nghe. Sáng ngày mùng 4/10 (Đại tướng ra đi lúc 18h9'-pv), chúng tôi vẫn mởi bài "Quảng Bình quê ta ơi" cho ông nghe lần cuối. Trên giường bệnh, nghe bài hát về quê hương mà ông yêu thích, mắt ông lại ngân ngấn nước...".
Điều này liên tưởng đến bài hát "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" của nhạc sĩ Trần Hoàn nói về việc, trước khi ra đi, Bác Hồ cũng từng có mong muốn giản dị được nghe một làn điệu dân ca xứ Nghệ, nơi chôn rau cắt rốn của mình: "Chuyện kể rằng, trước lúc người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ...".
"Bài hát Quảng Bình quê ta ơi" là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân, từng được nhiều lứa ca sĩ nổi tiếng thể hiện, như NSND Thu Hiền, ca sĩ Trọng Tấn... Nhưng với những người dân Quảng Bình và người yêu nhạc, bản thu âm của Đài tiếng nói Việt Nam từ những ngày đầu ca khúc mới ra đời, do ca sĩ Kim Oanh hát mới bật lên được "chất" Quảng Bình. Giờ đây, lời của ca khúc sẽ còn gắn bó hơn nữa với triệu triệu người Việt, bởi bài hát không chỉ gợi đến truyền thống cách mạng của người dân nơi đây mà gần gũi hơn, thiêng liêng hơn khi họ cùng được hồi tưởng lại, nhớ về người con ưu tú của dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo Thanh Hà
Gia đình & Xã hội
Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên cả nước "Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà quân sự tài năng lỗi lạc, người có nhiều công lao to lớn" "103 năm cuộc đời Đại tướng, đúng như người nói "sống ngày nào là ngày đó vì đất nước"... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi trong sổ tang... 15h2', tại Hà Nội, những đoàn đại biểu...