Lê Văn Luyện và lời sám hối muộn màng
Dù kẻ đó ngoài đời có ngang tàng, quỷ quyệt nhường nào, đến khi đối diện với tòa ngang dãy dọc, bê tông cốt thép quây cao lừng lững thì cũng phải đôi phần run sợ. Lê Văn Luyện, có lẽ cũng không là ngoại lệ.
Nhớ nhất thằng em út!
Sau khoảng một tháng kể từ khi được đưa về lao động và cải tạo tại Trại giam số 3, Lê Văn Luyện ít nhiều đã có những chuyển biến về suy nghĩ và nhận thức. Tính từ lúc vạ vật phố sàn ủ mưu, tính kế cho đến khi gây án, Luyện như con “ngựa hoang” chưa được thuần hóa. Nhưng giờ đây, Luyện có phần “dịu” đi, không còn “bất kham” như trước. Có thể, khi tận mắt chứng kiến những phạm nhân “đàn anh, đàn chị” được liệt vào dạng cứng đầu cứng cổ, có đai có đẳng với án tích đầy mình còn bị thu phục, Luyện đã bắt đầu run sợ?
Càng về cuối buổi trò chuyện, Luyện càng cởi mở nhiều hơn. Hắn dần trút bỏ cái vẻ cứng cáp, lạnh lùng vẫn đeo mang từ ngày còn ở “trại Kế”. Trong giọng nói của hắn, tôi nhận ra đã có chút gì run rẩy, dù rất khẽ khàng. Chắp nối từ những “tự sự” sâu kín của kẻ đã từng bị dư luận “đóng đinh” với danh xưng “sát thủ máu lạnh” kia, tôi hy vọng rằng, rồi đây, Lê Văn Luyện sẽ thoát khỏi cái vòng kiềm tỏa của ma quỷ trong con người hắn để hoàn lương.
Tuy đôi lúc, Luyện vẫn tỏ ra bi phẫn, chán chường. Nhưng, điều đó cũng hoàn toàn hợp nhẽ. Bởi, hơn ai hết, hắn hiểu cái giá phải trả cho tội ác mình đã gây ra. Hắn cũng rành rẽ, chuyện hắn sống được đến ngày hôm nay đã là một điều “kỳ diệu”. Giờ đây, tuổi thanh xuân của hắn sẽ được đong đếm từng ngày ở cái trại giam nấp sau những dãy núi đá điệp trùng.
Thỉnh thoảng hứng chí, Luyện còn kể dài, kể mãi về những ước mơ, dự định mà hắn vừa mới kịp vun lên và cả những âu lo của hắn về gia đình. Mặt cúi gằm, tay chốc chốc gãi lên mái đầu trọc lốc, hắn cứ kể, nhiều khi cũng chẳng cần để ý xem tôi có nghe hay không. Hắn cần trò chuyện. Bởi, đấy cũng là ham muốn bản năng mà con người hầu như ai cũng có.
“Từ ngày bị bắt, em nhớ nhất thằng em út. Lúc còn ở ngoài đời, em hay “kiệu” nó đi loanh quanh. Tay nó bíu vào tóc em thế này này, nhiều lúc còn “nhét” cả vào lỗ tai, lỗ mũi đau điếng, em kệ! Hồi đó, em để tóc dài, nó dễ nắm, giờ cắt ngắn rồi, chả bám được. Nó có máu buồn, sờ chỗ nào cũng rinh ríc, lại nói ngọng nữa, toàn gọi “anh Uyện ơi”…”, Luyện ngập ngừng, hướng vội ánh nhìn ra phía ngoài cửa sổ.
Kể từ ngày vào cải tạo tại Trại giam số 3, Luyện đã “thuần” đi rất nhiều.
“Nhờ anh nói giúp với mọi người, cho em xin lỗi!”
Nói như Trung tá Nguyễn Sỹ Chương, cán bộ phụ trách đội trinh sát Trại giam số 3, người đồng hành cùng tôi trong suốt buổi chiều trò chuyện với Lê Văn Luyện, thì con người ta, dù có gai góc, lỳ lợm đến đâu cũng dễ bị xúc động bởi tình máu mủ, ruột rà. Một kẻ có “chọc trời, khuấy nước” đi chăng nữa, khi ta chạm vào nơi sâu thẳm, nơi dành cho gia đình thì họ cũng khó tránh khỏi rưng rưng.
Ấy thế cho nên, cứ nghĩ một kẻ lạnh lùng như Lê Văn Luyện, chắc gì hắn đã có chút rung động trước những nỗi đau. Nhưng, qua cuộc trò chuyện, không khó để nhận ra rằng, điều ám ảnh hắn nhiều nhất trong những ngày này, và có lẽ trong chuỗi ngày sắp tới, là nỗi ân hận, day dứt vì đã “cõng” theo người thân vào vòng lao lý. Nỗi đau ấy, không còn là thứ mà riêng một mình hắn mang theo vào trại. Còn bố hắn, chú hắn, bác hắn, anh họ hắn…, nỗi đau cứ ngấm dần, tàn phá cả một đại gia đình.
Nhưng ngẫm cho cùng, Luyện cũng như một số trẻ vị thành niên khác, khi chúng phạm tội có một phần lỗi rất lớn từ các bậc làm cha, làm mẹ. Sao họ mãi thờ ơ và mãi chưa chịu công nhận một cái sự thật: giờ đây, có quá nhiều tội ác được gây nên bởi đám trẻ sống lệch lạc, bầy đàn như hoang thú. Họ đã ở đâu và làm gì khi những đứa con, đứa cháu của mình sống lang chạ, dạt nhà đi bụi, gà gật miên man bất tận trong các nhà nghỉ, quán game, quán chát? Để rồi từ đó, những đứa trẻ còn quá non nớt kia dễ bề trượt ngã vào vũng tối…
Cuối buổi trò chuyện, khi biết được tên mình đã trở thành biểu tượng của cái ác và sự dã man để đám nhầng nhầng “tóc xanh, tóc đỏ”, một lũ quái đản, lạc loài học tập, Luyện cúi đầu hối hận. Có lẽ, khi đủ thời gian bình tâm tĩnh trí, hắn đã biết ăn năn, hối cải phần nào.
Video đang HOT
Có sự thay đổi lớn lao đó trong con người Luyện, một phần cũng nhờ công tác giáo dục của các cán bộ trại giam. Bởi, ngay từ khi Lê Văn Luyện mới về cải tạo tại đây, Ban giám thị đã dành cho hắn sự quan tâm nhất định. Không chỉ đơn thuần là hắn vừa gây nên vụ án kinh thiên động địa, được dư luận quan tâm, mà còn bởi cái nhân cách, nhận thức lệch lạc, lối sống sai lầm của hắn. Thế cho nên, ngay từ những ngày đầu, các cán bộ quản giáo đã thường xuyên tiếp xúc trò chuyện nhằm cảm hóa, giáo dục, uốn nắn, dần đưa hắn trở về con đường sáng.
Trung tá Chương cũng cho rằng, với những đối tượng như Lê Văn Luyện, do không nhận được sự quan tâm, giáo dục một cách đúng mực, nên giờ đây, việc cải tạo hắn sao cho thành người lương thiện đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng anh tin, với bề dày truyền thống cũng như kinh nghiệm cảm hóa phạm nhân, các cán bộ Trại giam số 3 sẽ đưa Luyện về được đến bến hoàn lương.
Trước khi theo chân cán bộ quản giáo ra khỏi phòng để quay về đội sản xuất, Luyện ngập ngừng, nấn ná rất lâu. Tôi tự hỏi, hắn còn điều gì muốn nói? Trong ánh mắt ngoái nhìn của hắn, có chút gì đó vừa như nuối tiếc, vừa như níu kéo. Có thể, vì tôi đến từ “ thế giới bên ngoài”, lại có thể ngồi nghe “tự sự” của hắn suốt buổi chiều hanh hao gió cát, nên hắn lưu luyến gì chăng?
Lần chần mãi rồi Luyện cũng cất lời, giọng như gió thoảng, “nhờ anh nói hộ với mọi người, cho em xin lỗi!”. Ánh mắt hắn cụp xuống rất nhanh. Nhưng, nhìn sâu vào đôi mắt đã có phần hoảng hốt ấy, tôi mong rằng, rồi đây, khi được học tập và cải tạo tại Trại giam số 3 này, Lê Văn Luyện sẽ thoát khỏi những tiếng “ru hồn” của quỷ sứ.
Một cảnh lao động của các phạm nhân ở Trại giam số 3.
Trung tá Nguyễn Sỹ Chương: “Sau ít ngày cải tạo tại Trại giam số 3, Lê Văn Luyện đã có nhiều chuyển biến tích cực…”
Em sợ không được “nhìn mặt” ông bà lần cuối!
- Vào trại, Luyện hay nghĩ đến ai nhất?
- Mẹ và em trai. Em nhớ nhất thằng út. Lúc em bị bắt, nó mới có 3 tuổi, ngộ lắm…! (Mắt rưng rưng)
- Còn ai nữa?
- Em cũng nhớ với thương ông bà nội. Ngày trước, thỉnh thoảng em cũng ngủ với ông. Khi em bị bệnh, bà hay cho tiền. Ít thôi, tại nghèo mà. Giờ ở nhà, chắc cũng khổ với “người ta”…
- Không thương bố à?
- Có. Nhưng, bố còn trẻ, dù sao cũng là đàn ông, còn ông bà già rồi, chả biết sống được đến bao giờ.
- Luyện có mong được ông bà vào thăm không?
- Có chứ! (giọng đang sôi nổi chợt chùng xuống)… Nhưng, chắc cũng khó, đường xa thế này. Nhiều lúc, em cứ sợ từ giờ không được gặp mặt ông bà lần nào nữa!
Lê Văn Luyện đang chăm chỉ lao động trong trại giam
- Luyện cứ cố gắng cải tạo rồi cũng sẽ đến ngày mãn hạn!
- Ông em hơn bảy mươi rồi. Bà hay đau lưng, mắt mũi kèm nhèm, chả biết có “đợi” em được không! Ngày trước đi phụ hồ, mấy lần em định lúc nào có tiền thì mua cho ông bà cái quạt điện mới…
- Nếu bây giờ gặp ông bà nội, Luyện nói gì?
- Em xin lỗi. Nhưng, cũng có lúc em sợ gặp người thân, thương lắm! Hôm trước khi vào đây, em gặp mẹ. Mẹ khóc mãi. Em khóc ít thôi, sợ mẹ lo. Mẹ về, em mới khóc…
- Từ khi vào “trại 3″, Luyện còn khóc lần nào nữa không?
- Mới vài lần, toàn vào ban đêm, tại phòng đông người. Em cứ nghĩ linh tinh rồi khóc, nhưng chỉ một lúc thôi…
Theo Dantri
Xác thiếu phụ vùi dưới bùn hé lộ tội ác kinh hoàng
Đang ăn cơm tối cùng đồng đội, chuông điện thoại của Trung tá Trần Văn Dũng, Phó Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Quốc, Kiên Giang chợt reo vang.
Một quần chúng ngụ tại tổ 1, ấp 4, thị trấn An Thới cấp báo vừa phát hiện xác chết một phụ nữ bị vùi trong bùn bên bờ Suối Lỡ, gần sông Cầu Sấu - khu vực giáp ranh giữa ấp 4, thị trấn An Thới với ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ. Ngay lập tức, Trung tá Trần Văn Dũng cùng 8 cán bộ, chiến sĩ kịp thời có mặt tại hiện trường...
Bà chủ tàu cá mất tích
Qua khám nghiệm hiện trường cho thấy nạn nhân là một phụ nữ khoảng 35 tuổi, trên cơ thể có nhiều vết đâm hiểm ác, rất sâu bởi vật sắc nhọn. Chắc chắn nạn nhân tử vong do bị mất máu và tổn thương cơ quan nội tạng. Những dấu vết trên cơ thể chứng tỏ hung thủ đã ra tay sát hại rất tàn độc. Trong khi việc khám nghiệm đang được tiến hành, các điều tra viên bất ngờ nhận được tin chị Trần Thị Dư (SN 1974, ngụ ấp 4, thị trấn An Thới) mất tích. Căn nhà của chị Dư cách nơi hiện trường khoảng 160m. Ngay lập tức, các trinh sát có mặt tại nhà chị Dư. Con gái lớn của chị Dư cho biết mẹ em ở nhà một mình. Khi em về nhà không thấy mẹ đâu, trên sàn nhà, vách và nhiều vật dụng khác loang lổ nhiều vết máu. Nghĩ rằng mẹ gặp nạn nên em vội vàng chạy ra sân kêu cứu. Qua nhận dạng, nạn nhân bị vùi dưới bùn chính là chị Trần Thị Dư.
Nhận thấy đây là vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng, Công an huyện Phú Quốc quyết định thành lập tổ công tác do trung tá Trần Văn Dũng trực tiếp chỉ huy, phá án. Ngay trong đêm, việc khám nghiệm nhà chị Trần Thị Dư được tiến hành. Tủ quần áo nhà nạn nhân có dấu vết bị cạy, đồ đạc lục tung; dưới sàn có nhiều vết máu dù đã bị chùi xoá nhưng vẫn còn dấu vết. Người thân của chị Dư cung cấp thêm thông tin chồng nạn nhân sống bằng nghề biển, cứ chiều đi, sáng hôm sau về. Vợ chồng họ có 2 đứa con, đứa lớn đang học cấp III, đứa nhỏ hàng ngày được gửi chơi bên nhà bà ngoại cách đó không xa. Nạn nhân ngoài công việc nội trợ còn có quan hệ làm ăn thêm với người dân địa phương; trên người thường đeo nhiều vòng vàng, nữ trang... Bước đầu, Cơ quan điều tra xác định đây là vụ án giết người, cướp tài sản.
Việc truy tìm hung thủ gây án thật không hề đơn giản, nhất là khu vực này có nhiều tàu đánh cá (cả tàu của gia đình nạn nhân) ra vào thường xuyên với hàng trăm ngư phủ đa số từ nơi khác đến. Cơ quan điều tra xác định hung thủ là người quen biết nạn nhân và chưa thể "cao bay xa chạy" sau khi gây án, do đó, trung tá Trần Văn Dũng nhanh chóng tập trung toàn bộ lực lượng khẩn trương truy tìm.
Vấn đề đặt ra lúc này là kẻ nào là hung thủ? Quanh khu vực nhà chị Dư dân cư khá đông, hầu hết là dân nghèo, có nhiều thành phần phức tạp, gần đây xuất hiện tệ cờ bạc, số đề. Cách đó không xa có những lùm cây rừng, cỏ dại um tùm, hiện trường bị xáo trộn. Do đó, công việc truy tìm thủ phạm của vụ trọng án quả thật không đơn giản. Công an Phú Quốc đã tổ chức phát động phong trào tố giác tội phạm trong quần chúng nhân dân; đồng thời chỉ đạo lực lượng triển khai đồng loạt biện pháp nghiệp vụ.
Hiện trường vụ án
Lật mặt gã ngư phủ độc ác
Sau khi sàng lọc hàng chục đối tượng, các trinh sát thấy nổi lên nghi can Nguyễn Văn Trọng tự Bảo (SN 1984, trú ấp Xẻo Lá, xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang). Trọng là người làm công cho gia đình chị Dư, cách hôm xảy ra vụ án hai ngày, Trọng xin chồng chị Dư nghỉ làm với lý do bị bệnh, mệt mỏi. Vậy nhưng nhiều người nhìn thấy Trọng đi quán uống cà phê tán dóc, chơi bi-da "thả phanh" suốt ngày, hoàn toàn không giống người mắc bệnh. Ngoài ra còn một điểm mấu chốt khác là là chiếc dép thu được tại hiện trường, giống như đôi dép mà Trọng thường mang. Cùng với nhiều tình tiết khác, các điều tra viên cho rằng Trọng là nghi can số một. Các trinh sát quyết định mời Trọng về trụ sở Công an thị trấn An Thới để làm rõ.
Ban đầu, Trọng tỏ thái độ bất hợp tác với Cơ quan điều tra, y luôn miệng kêu oan, cho rằng các trinh sát bắt nhầm người. Bằng lời lẽ hùng hồn, Trọng trưng ra nhiều chứng cứ ngoại phạm: Trọng nói vào thời điểm xảy ra án mạng, anh ta đang uống cà phê, có nhiều người nhìn thấy. Hơn nữa, Trọng không thù, không oán bà chủ, sao bỗng dưng lại nhẫn tâm ra tay giết người? Thậm chí Trọng còn "lập luận" y là trụ cột gia đình, không dại gì làm liều, gây liên luỵ đến cuộc sống vợ con... Tuy nhiên, lý lẽ ngụy biện của Trọng đã không qua được sự đấu tranh sắc sảo, kiên trì của trung tá Trần Văn Dũng và đại úy Trần Hữu Chương (Đội phó Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an huyện Phú Quốc). Các điều tra viên vừa kiên trì đấu tranh kết hợp cảm hóa, giáo dục đối tượng, đồng thời tiếp tục thu thập chứng cứ để đấu tranh tội phạm. Khi các điều tra viên yêu cầu khám người, Trọng tái mặt, run lẩy bẩy. Trên cơ thể y có nhiều vết trầy sướt còn mới nguyên, không thể lý giải được nguyên nhân... Nhận thấy hành tung đã bại tội, Trọng gục đầu kể lại toàn bộ quá trình phạm tội.
Do cuộc sống ở đất liền khó khăn nên đầu năm 2010, Nguyễn Văn Trọng, đưa vợ con ra huyện đảo Phú Quốc sinh sống. Trọng đến nhà chị Trần Thị Dư chủ tàu cá để xin làm ngư phủ. Được chị Dư tạo công ăn việc làm, thay vì chuyên tâm lao động nuôi sống gia đình, Trọng lại tiêu xài vô độ khiến y luôn thấy túng thiếu. Hàng ngày đi làm thấy chị Dư đeo nhiều nữ trang, Trọng nảy sinh ý định giết cả ân nhân để chiếm đoạt tài sản. Một kế hoạch giết người tỷ mỉ được gã ngư phủ tàn ác âm thầm lên kế hoạch.
Ngày 11/8, Trọng báo mệt, xin không đi theo tàu cá. Đến sáng 15/8, Trọng qua nhà chị Dư hỏi mượn tiền nhưng chị Dư hẹn chiều. Đầu giờ tối, Trọng thủ sẵn dao nhọn sang nhà chị Dư. Lúc này, chị Dư ở nhà một mình và đang ngồi sử dụng máy vi tính. Vào nhà, Trọng vờ cất tiếng hỏi: "Chị Dư có tiền cho tụi em mượn chưa?". Nghĩ Trọng là người làm công cho gia đình nên chị Dư không đề phòng, mắt vẫn nhìn vào màn hình vi tính, trong khi Trọng xuất hiện từ phía sau lưng và đang cầm dao. Nghe Trọng nói, chị Dư trả lời: "Chị đã cho con gái cầm tiền qua nhà cho em rồi mà". Chị Dư vừa dứt lời cũng là lúc Trọng dùng dao đâm liên tiếp vào người chị. Bị trúng nhiều nhát dao ác hiểm, chị Dư gục xuống.
Trọng nhanh chóng kéo xác chị Dư ra bên hông nhà. Kiểm tra thấy nạn nhân đã chết, Trọng bắt đầu gỡ hết số bông tai, nhẫn... Sau đó y vào nhà lấy 1 điện thoại di động và vào buồng cạy tủ lấy hộp nữ trang. Gom tài sản xong, Trọng phát hiện các vết máu trên nền nhà nên cẩn thận dùng nước rửa sạch nhằm xóa dấu vết; đồng thời y kéo xác chị Dư đến mương bùn, dìm xuống nhằm phi tang. Sau đó, Trọng đem giấu tài sản vừa cướp được vào bụi cây gần nhà, còn cây dao gây án vứt xuống sông để phi tang, y bình tĩnh về nhà như không có chuyện gì xảy ra.
Mặc dù hung thủ rất ma mãnh, chuẩn bị kỹ "kế hoạch" gây án, dựng cả chứng cớ ngoại phạm để đối phó khi sa lưới nhưng "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", cuối cùng kẻ sát nhân cũng phải khuất phục trước những điều tra viên mưu trí, giàu kinh nghiệm. Chiến công phá vụ án giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng của Công an huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã được Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an khen thưởng.
Theo Báo Công Lý
Ôsin bị tra tấn: Chồng bà chủ cũng 'hoảng' khi nhìn vết bỏng Sau khi biết tin vợ mình bạo hành gây phẫn nộ dư luận, ông Thịnh (chồng bà Minh) cũng "choáng" khi nhìn thấy vết bỏng trên người ôsin làm cho nhà mình. Ông Phạm Quốc Kỳ (em trai bà Phương) cho biết, sáng 8/1, ông Thịnh và 2 người nữa 1, nam, 1 nữ xưng là cháu bên nhà nội có đến Bệnh...