Lê Văn Duẩn tiếc nuối vì hụt huy chương châu Á
Đội tuyển xe đạp quốc gia vừa trở về từ Ấn Độ sau giải vô địch châu Á với sự tiếc nuối khi Lê Văn Duẩn hụt tấm huy chương danh giá.
Lê Văn Duẩn trong màu áo tuyển xe đạp Việt Nam. Ảnh: Gia Khanh.
Tại nội dung cá nhân xuất phát đồng hàng nam dài 156km diễn ra tại thủ đô New Dehli, đội tuyển nam đường trường Việt Nam gồm 3 tay đua Lê Văn Duẩn, Bùi Minh Thụy và Mai Nguyễn Hưng đua tranh với gần 70 tay đua đến từ 23 quốc gia khác. Đường đua dài, khốc liệt nên hơn nửa các tay đua đã không thể hoàn thành cự ly thi đấu.
Riêng 3 tay đua Việt Nam vẫn thi đấu rất tốt và luôn có mặt trong những nhóm đầu. Cách đích 20 km cuối, các tay đua mạnh nhất liên tục tăng tốc nhưng Lê Văn Duẩn vẫn kiên trì đeo bám đối thủ. Mai Nguyễn Hưng và Bùi Minh Thụy rơi lại nhóm hai. Khi tách tốp, tốp đầu 4 tay đua để cạnh tranh 3 chiếc huy chương thì đoàn Việt Nam rất hy vọng Lê Văn Duẩn sẽ làm nên kỳ tích, bởi Duẩn là tay đua có nước rút rất tốt.
Tuy nhiên, khi cách đích chỉ còn 2km, Duẩn đã bị chuột rút, căng cơ nên anh đã không thể đua tốc độ, tung nước rút với 3 đối thủ còn lại. Dù căng cơ nhưng Duẩn vẫn dũng cảm, cố gắng hết mình về đích ở vị trí thứ 4, kém người đoạt HCĐ Andrey Mizurov (Uzbekistan) 10 giây. Đồng đội của Duẩn là Bùi Minh Thụy về đích thứ 22 còn Mai Nguyễn Hưng là 31.
Video đang HOT
Trở về nước, vua nước rút Lê Văn Duẩn tiếc nuối: “Biết bao giờ tôi mới có được một cơ hội lớn như vậy nhưng lại vuột mất. Trong số 3 tay đua trong tốp đầu thì tôi chắc chắn sẽ rút thắng hai tay đua, còn một tay đua khác chưa biết chừng tôi sẽ thắng nếu thời cơ thuận lợi. Không phủ nhận các đối thủ rất mạnh nhưng khi mình cố gắng trong hơn 150km rồi mà lại gục ngã đau đến vậy”.
Đây có lẽ là cái dớp của xe đạp Việt Nam khi thi đấu tại các giải lớn. Còn nhớ, tại Asiad 2010 ở Quảng Châu cũng ở nội dung đường trường, khi cách đích 500m, Mai Nguyễn Hưng đang nằm trong tốp đầu, có khả năng cạnh tranh huy chương thì lốp xe của anh bỗng dưng bị tuột ra khỏi bánh, Hưng ngã nhìn các đối thủ lao về đích. Tại SEA Games 26 ở Indonesia, nội dung đồng đội tính giờ, từ là đội dẫn đầu đoàn đua, khi cách đích vài km, Hồ Văn Phúc xuống sức để rồi các đối thủ vượt qua, mất cơ hội cạnh tranh huy chương.
Ở giải này, tuyển xe đạp Việt Nam có HC bạc của tuyển thủ Trịnh Đức Tâm ở nội dung cá nhân tính giờ lứa tuổi trẻ.
Theo Ngoisao
Ấn Độ gây choáng váng với phiên bản khủng của tên lửa BrahMos-II
Tại triển lãm hàng không Ấn Độ 2013, New Dehli đã làm giới quân sự choáng váng với phiên bản kế tiếp của loại tên lửa lừng danh BrahMos.
Triển lãm hàng không quốc tế Ấn Độ bắt đầu khai mạc vào ngày 06/02 tại căn cứ không quân Yella Hanka ở Bangalore. Triển lãm có sự tham dự của 607 công ty hàng không quốc tế, trong đó có 352 công ty nước ngoài. Cuộc triển lãm lần này đã xuất hiện rất nhiều loại máy bay và tên lửa nổi tiếng trên thế giới. Ngoài sản phẩm ấn tượng là máy bay huấn luyện quốc nội thế hệ mới nhất HTT-40, người Ấn đã khiến giới quân sự xôn xao vì phiên bản kế tiếp tên lửa lừng danh BrahMos là BrahMos-II.
Ngoại hình của BrahMos-II rất giống X-51 của Mỹ
Điều kỳ quái là tuy thuộc dòng họ BrahMos nhưng loại tên lửa này có ngoại hình khác biệt hoàn toàn so với nguyên mẫu của nó và giống hệt như loại tên lửa siêu thanh X-51A "Waverider" của Mỹ, hơn nữa trong phần thuyết minh cũng không giới thiệu gì về xuất xứ của BrahMos-II, dẫn đến người tham quan cũng không hiểu được tính năng của nó ra sao.
Loại tên lửa BrahMos thế hệ cơ bản do Nga và Ấn hợp tác chế tạo có tính năng độc đáo là tốc độ siêu thanh, đa phương thức dẫn đường và điều khiển, tionhs linh hoạt và khả năng cơ động cao. Hơn nữa, nó có uy lực xuyên phá rất mạnh, khả năng chống nhiễu và đối phó với tên lửa đánh chặn rất tốt, hiện là loại tên lửa được giới quân sự đánh giá là "độc nhất vô nhị" trên thế giới, được người Ấn Độ yêu mến đặt cho biệt danh là "Tên lửa ma thuật". Còn loại tên lửa hành trình phiên bản mới nhất này được người Ấn xưng tụng là "Số 1 vũ trụ".
Ngoại hình của BrahMos-II hoàn toàn khác các phiên bản trước
Loại tên lửa này có thiết kế ngoại hình giống một mũi giáo, bề mặt bao phủ một lớp sơn hấp thụ sóng radar do người Ấn tự chế tạo, hạ thấp khả năng phát hiện của radar, nâng cao tính năng tàng hình của tên lửa. Hệ thống động lực sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn kết hợp động cơ phản lực kiểu xung áp cỡ nhỏ (Ramjet) do công ty hàng không HAL của Ấn Độ nghiên cứu, phát triển thành công.
Tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường bằng radar chủ động và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) kết hợp với vệ tinh dẫn đường. Ở giai đoạn bay cuối, tên lửa hạ thấp độ cao xuống 10m sát mặt biển, quỹ đạo bay giống sự di chuyển của một con rắn để đối phó với các loại tên lửa đánh chặn. Loại tên lửa BrahMos-II được mang ra triển lãm là phiên bản hạm đối hạm của loại tên lửa này.
Không thể tìm thấy điểm gì giống nhau giữa 2 phiên bản cùng một thế hệ
Qua so sánh ngoại hình và tính năng, các chuyên gia quân sự cho rằng, BrahMos-II chính xác là một bản sao hoàn thiện hơn của loại tên lửa siêu thanh X-51A "Waverider" của Mỹ. X-51A là tên lửa thử nghiệm động cơ phản lực xung áp do Phòng nghiên cứu và thử nghiệm của không quân Mỹ (AFRL) và Cục kế hoạch nghiên cứu quốc phòng cao cấp của Bộ quốc phòng Mỹ (DARPA). Mục đích của kế hoạch mày phát triển một loại tên lửa động cơ Ramjet có tốc độ vượt khoảng 5 lần so với các loại tên lửa hiện có của quân đội Mỹ, đảm bảo trong vòng 1h có thể tấn công tới bất cứ địa điểm nào trên trái đất. Cơ bản các loại tên lửa của quân đội Mỹ hiện nay đều có tốc độ hạ âm hoặc chạm siêu âm như vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không JSOW C-1 (Joint Standoff Weapon) có vận tốc hạ âm 0,86 Mach, tên lửa hành trình Tomahawk cũng chỉ đạt vận tốc 0,8 Mach.
Tên lửa siêu thanh X-51 "Waverider" của Mỹ
Thế nhưng, X-51A đã thử nghiệm 3 lần nhưng chỉ có 1 lần thành công trong khoảng thời gian ngắn và chưa chứng minh được độ tin cậy về động cơ và điều khiển trong hành trình dài, thậm chí nó mới chỉ bay đơn thuần với quỹ đạo bất biến chứ chưa được trang bị bất cứ tính năng kỹ chiến thuật gì, trong khi đó các loại tên lửa siêu thanh của Nga đã thử nghiệm thành công từ những thập niên 90 của thế kỷ trước và sau bây giờ là Ấn Độ. Có người chuyên gia quân sự khẳng định, BrahMos-II chính là nguyên mẫu để X-51A học tập, nên phải nói là "X-51 rất giống BrahMos-II" chứ không phải là "BrahMos-II có ngoại hình tương tự như X-51A Waverider".
Theo ANTD
Trung Quốc "kinh sợ" các hợp đồng mua vũ khí của Ấn Độ Thời gian qua, tuy không lên tiếng nhưng Trung Quốc vẫn âm thầm theo dõi sát sao các động thái mua sắm vũ khí của các đối thủ. Trong đó, Trung Quốc cực kỳ "kinh sợ" các hợp đồng vũ khí khủng mà Ấn Độ ký với Nga, Mỹ và Pháp. Ngày 08/01 vừa qua, trong 1 bài viết trên trang mạng "Quan...