Lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch nước được truyền hình trực tiếp từ 15h chiều nay
Từ 15 giờ chiều nay 23-10, ngay sau khi nghị quyết bầu Chủ tịch nước được thông qua, Chủ tịch nước sẽ tiến hành nghi thức tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội và quốc dân theo quy định của Hiến pháp 2013.
Nghi lễ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội và quốc dân sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp – Ảnh: TTXVN
Theo chương trình làm việc, sáng nay 23-10, sau khi giải lao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn đại biểu QH và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu QH về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.
Trước đó, vào chiều qua 22-10, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Ủy ban Thường vụ QH, trình bày tờ trình giới thiệu nhân sự để QH bầu Chủ tịch nước. Theo đó, Ủy ban Thường vụ trình QH đề nghị QH xem xét bầu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Sau báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH, QH trong sáng 23-10 thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử.
Tiếp đó, QH thành lập ban kiểm phiếu. Sau khi trưởng ban kiểm phiếu phổ biến thể lệ bỏ phiếu, QH bầu Chủ tịch nước bằng bỏ phiếu kín.
Theo chương trình, 15 giờ chiều nay 23-10, trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước.
Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc sẽ trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước và QH biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
Ngay sau khi nghị quyết bầu Chủ tịch nước được thông qua, Chủ tịch nước sẽ tiến hành nghi thức tuyên thệ nhậm chức trước QH và quốc dân theo quy định của Hiến pháp 2013. Buổi lễ được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
Theo thông lệ, người tuyên thệ sẽ đặt một tay đặt lên cuốn Hiến pháp 2013 màu đỏ, tay còn lại giơ cao, hướng lòng bàn tay về hội trường QH, tuyên thệ.
Theo quy định của nội quy kỳ họp QH về tuyên thệ, Chủ tịch nước tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp. Ngoài nội dung quy định này, người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao. Người tuyên thệ phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ. Thời gian tuyên thệ không quá 3 phút.
Video đang HOT
Theo Văn Duẩn (Người lao động)
Quốc hội bắt đầu kiểm phiếu bầu Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước
10 giờ 30 phút, đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai), Trưởng Ban kiểm phiếu cho biết việc bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước đã tiến hành xong, đồng thời ông mời những người trong Ban kiểm phiếu vào làm việc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội (ảnh T.T).
Theo chương trình làm việc, sáng nay (23.10), Quốc hội dành khoảng 30 phút để thảo luận tại Đoàn về nhân sự bầu Chủ tịch nước. Sau giờ giải lao buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.
Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử; Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu; Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng bỏ phiếu kín. Đến 10 giờ 30 phút, đại biểu Bùi Văn Cường, Trưởng Ban kiểm phiếu cho biết, việc bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước đã được các đại biểu Quốc hội tiến hành xong, đồng thời ông mời những người trong Ban kiểm phiếu vào làm việc.
Theo Tờ trình, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, quê xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp; trình độ học vấn: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng); Ngữ văn.
Tóm tắt quá trình công tác:
Từ năm 1957 - 1963: Học sinh trường phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.
Từ năm 1963 - 1967: Sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Từ tháng 12.1967 - 7.1968: Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).
Từ tháng 7.1968 - 8.1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; Đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971), Bí thư Chi đoàn cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).
Từ tháng 8.1973 - 4.1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế - Chính trị Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), Chi ủy viên.
Từ tháng 5.1976 - 8.1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Chi bộ.
Từ tháng 9.1980 - 8.1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
Từ tháng 9.1981 - 7.1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
Từ tháng 8.1983 - 2.1989: Phó Trưởng ban Xây dựng Đảng (10.1983), Trưởng ban Xây dựng Đảng Tạp chí Cộng sản (9.1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7.1985-12.1988), Bí thư Đảng ủy cơ quan Tạp chí Cộng sản (12.1988-12.1991).
Từ tháng 3.1989 - 4.1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tin liên quanĐại biểu QH nói gì trước ngày bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước?Từ tháng 5.1990 - 7.1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Từ tháng 8.1991 - 8.1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Từ tháng 1.1994 đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII.
Từ tháng 8.1996 - 2.1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng ban Cán sự đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Từ tháng 12.1997 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X, XI, XII.
Từ tháng 2.1998 - 1.2000: Phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo của Đảng.
Từ tháng 8.1999 - 4.2001: Thường trực Bộ Chính trị.
Từ tháng 3.1998 - 8.2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11.2001-8.2006).
Từ tháng 1.2000 - 6.2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa XII, XIII, XIV.
Từ tháng 5.2002 đến nay: Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.
Từ tháng 6.2006 -7.2011: Chủ tịch Quốc hội khóa XI, XII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh.
Từ tháng 1.2011 - 1.2016: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Bí thư Quân ủy Trung ương.
Từ 2013 đến nay: Tổng Bí thư là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Tháng 1.2016 đến nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, Bí thư Quân ủy Trung ương.
Theo Danviet
Bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước: Đại biểu Quốc hội kỳ vọng gì? Theo đại biểu Quốc hội, Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, Tổng Bí thư là người nhiều kinh nghiệm công tác, có năng lực, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh, nếu giữ hai chức vụ cao nhất cũng là phù hợp với giai đoạn hiện nay. Tổng Bí thư...