Lễ tưởng niệm Fidel Castro sẽ bắt đầu bằng 21 phát đại bác
21 quả đại bác sẽ được phóng đồng thời ở Havana và Santiago để tưởng nhớ lãnh đạo Fidel Castro, người từng dẫn dắt nước này trong gần 5 thập kỷ.
Người dân sẽ có hai ngày để viếng Fidel tại Havana, trước khi tro cốt của ông được an nghỉ tại nghĩa trang ở thành phố Santiago. Ảnh: Reuters
Lễ tưởng niệm cố chủ tịch Fidel Castro sẽ diễn ra từ 9 giờ sáng tới 22h ngày 28/11 tại Đài tưởng niệm Jose Marti, thành phố Havana. 21 phát đại bác sẽ mở đầu buổi lễ tại thủ đô, đồng thời với 21 quả đại bác tại thành phố Santiago, phía đông Cuba, theo CNN.
Đài tưởng niệm Jose Marti, nơi tạm thời đón tro cốt của ông Fidel, là điểm cao nhất ở Havana. Nằm trên Quảng trường Cách mạng, đài tưởng niệm là một trong những địa danh mang tính biểu tượng của nước này. Trong nhiều thập kỷ, các cuộc biểu tình lớn ủng hộ Cách mạng và các bài phát biểu quan trọng của ông Fidel cũng diễn ra tại đây.
Ngày 29/11, quảng trường dự kiến đón hàng chục nghìn người đến viếng cố lãnh đạo. Sau đó, tro cốt của ông Fidel sẽ bắt đầu hành trình dài khoảng 1.000 km từ Havana tới Santiago. Đây sẽ là chuyến đi ngược chiều với hành trình thời thanh niên của Castro, khi ông là lãnh đạo du kích, lật đổ chế độ độc tài Fulgencio Batista năm 1959.
Sau 9 ngày quốc tang, tro cốt của lãnh đạo cách mạng sẽ được an nghỉ tại nghĩa trang Santa Ifigenia vào ngày 4/12, sau một buổi lễ đông người khác ở Quảng trường Antonio Maceo, Santiago.
Ngoài các hoạt động chuẩn bị cho sự kiện chính thức, trên khắp Cuba, hàng trăm nghìn người ra đường, vẫy cờ và hô khẩu hiệu tưởng nhớ ông Fidel. Các hoạt động thể thao, văn hóa sẽ đình chỉ trong giai đoạn quốc tang, cờ được treo rủ, còn báo được in mực đen để tưởng nhớ cố lãnh đạo.
Cựu chủ tịch Fidel Castro, biểu tượng cách mạng Cuba, qua đời tối 25/11 tại thủ đô Havana ở tuổi 90. Thi hài của ông đã được hỏa táng theo di nguyện.
Trọng Giáp
Video đang HOT
Theo VNE
Đời sống người Cuba dưới thời Fidel Castro
Cuộc sống người dân Cuba không nghèo đói đến mức xác xơ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế khi nhiếp ảnh gia Mỹ David Alan Harvey tới đất nước này năm 1998.
Sóng đánh vào đại lộ ven biển Malecón ở thủ đô Havana trong bão năm 1998 nhưng không ngăn được những chiếc xe 3 bánh và xe hơi cổ của Mỹ tiếp tục di chuyển trên đường.
Giống như những chiếc xế cổ nổi tiếng, đê biển ở thành phố này, do các kỹ sư thuộc quân đội Mỹ xây dựng, là dấu tích của một thời đã qua.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Harvey, nhiếp ảnh gia của tờ National Geographic, kể lại ấn tượng của ông về quốc đảo ở Caribbean năm đó: "Có một điều thực sự cần làm rõ là không có cảnh nghèo đói xác xơ ở Cuba. Bạn sẽ không thấy những người nằm ngủ trên đường phố hay trẻ em suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, họ không có nhiều của cải và vẫn còn nhiều thứ bất tiện. Xếp hàng là những gì bạn phải làm ở Cuba để có mọi thứ".
Đây là cảnh tượng thường thấy ở Havana hay bất kỳ nơi nào khác ở Cuba, ông Harvey cho hay.
"Hầu như nhiều người Cuba không có gì làm vì họ không có tài sản gì hay được tiếp cận các hoạt động giải trí như một số người khác", ông nói thêm. "Tuy nhiên, phẩm chất mà họ có là khả năng tạo ra những thứ từ con số không và luôn giữ khả năng đó trong mọi việc mà họ làm".
Ông Juan Gomez, một nông dân trồng thuốc lá, đang quấn xì gà Cuba theo phương pháp cũ. Giống như những nông dân khác, ông tự trồng thuốc lá và bán cho nhà nước, đơn vị thua mua độc quyền. Xì gà Cuba được xếp vào hạng ngon nhất thế giới và được những người sành sỏi đánh giá cao.
Trẻ em Cuba bày tỏ lòng tôn kính với một biểu tượng quá khứ của đất nước, nhà lãnh đạo cách mạng Che Guevara.
"Đó là vào dịp sinh nhật Che Guevara và tất cả bọn trẻ đều cầm những bức ảnh này của ông ấy", ông Harvey kể.
"Trẻ em Cuba chơi bóng chày ở bất kỳ đâu", nhiếp ảnh gia cho hay. Bọn trẻ thậm chí dùng gậy và dùng những cuộn bằng keo làm bóng. Niềm đam mê với bóng chày ăn sâu vào xã hội Cuba.
"Lần đầu tiên tôi gặp chúng nói chuyện về bóng chày, tôi đã nghĩ một cuộc ẩu đả sẽ diễn ra và chúng đang tranh cãi về điều gì đó mà Mickey Mantle đã làm năm 1953", ông nhắc tới cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp nổi tiếng của Mỹ.
Những người nông dân trồng thuốc lá sửa chữa một hàng rào gần thị trấn Manicaragua. Hầu hết người Cuba lúc đó sống bằng khẩu phần thực phẩm được chia nhưng người dân vùng nông thôn như những nông dân này còn được hưởng lợi từ những khu vườn riêng của họ.
Một buổi tập duyệt điệu nhảy truyền thống ở thị trấn Trinidad, miền trung Cuba. Trinidad, thị trấn nổi tiếng với ngành mía đường, là cái nôi văn hóa của Cuba nhưng điệu nhảy này cũng vô cùng phổ biến trên cả nước.
Nhà thờ cổ nhất ở Trinidad, Nuestra Seqora de la Candelaria de la Popa, được xây dựng vào đầu thế kỷ 18.
Dù hiện nay chỉ còn là một đống đổ nát cần được khôi phục, công trình vẫn gợi nhắc về những di sản phong phú mà thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha để lại ở thành phố này.
Cựu chủ tịch Fidel Castro trong một sự kiện ở Havana. Ông lãnh đạo Cuba suốt 5 thập kỷ, cho đến 2006 thì từ chức vì lý do sức khỏe và nhường lại quyền lục cho em trai Raul Castro.
Từ khi nghỉ hưu, ông ít xuất hiện trước công chúng. Hôm 25/11, ông qua đời ở tuổi 90.
Anh Ngọc
Ảnh: David Alan Harvey
Theo VNE
Fidel Castro trong tâm trí người dân Cuba Đối với đại bộ phận người dân Cuba, cựu chủ tịch Fidel Castro là một lãnh đạo đáng kính, không thể thay thế. Thủ đô Havana, Cuba, chìm trong yên lặng trước sự ra đi của cựu chủ tịch Fidel Castro. Ảnh: AP Các hộp đêm ở Havana, Cuba, đều đóng cửa. Những sĩ quan cảnh sát và binh lính quân đội tăng...