Lễ thượng cờ ASEAN tại trụ sở Bộ Ngoại giao
Sáng nay (7/8), Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN tại thủ đô Hà Nội nhân kỷ niệm 48 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 20 năm ngày Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức này.
Tới dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi; Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mộng Diệp cùng đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao; Đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam.
Lễ thượng cờ ASEAN hàng năm đã trở thành thông lệ đáng tự hào của các nước thành viên và Ban thư ký ASEAN nhằm thể hiện giá trị chung và cam kết thúc đẩy đoàn kết hợp tác của ASEAN.
Buổi lễ hôm nay càng có ý nghĩa hơn khi các nước ASEAN đang hướng tới việc hình thành cộng đồng vào cuối năm 2015 và Việt Nam kỷ niệm 20 năm tham gia cộng đồng ASEAN với tư cách là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm.
Tối ngày 28/7 vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 20 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và 48 năm thành lập ASEAN.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, nhấn mạnh: “Sau 48 năm, ít ai có thể hình dung được ASEAN sẽ gặt hái được nhiều thành công như hiện nay. ASEAN đã dần đưa Đông Nam Á từ một khu vực bị chia rẽ bởi đối đầu và nghi kỵ trở thành điểm sáng về hợp tác hữu nghị, đoàn kết và tin cậy lẫn nhau, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung là hòa bình, hợp tác và phát triển.
Cộng đồng ASEAN 2015 sẽ là dấu mốc lịch sử, nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu, chứ chưa phải là đích cuối. Liên kết ASEAN và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực là một tiến trình phát triển liên tục. Để duy trì động lực cho quá trình đó, đoàn kết ASEAN là nhân tố sống còn”.
Trước trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam sáng ngày 7/8
Chuẩn bị bắt đầu Lễ thượng cờ
Video đang HOT
Đội tiêu binh mang cờ ASEAN tiến vào vị trí
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao cùng các quan khách
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Minh Khôi (ngoài cùng bên trái)
Lá cờ dần được kéo lên trước sự chứng kiến của quan khách
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chụp ảnh lưu niệm cùng các vị khách mời
Thứ trưởng Đặng Minh Khôi (trái) bắt tay các vị khách mời.
Nam Hằng
Theo Dantri
Quân đội Ấn Độ muốn thành lập Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt
Việc thành lập này sẽ giúp lực lượng tác chiến đặc biệt tăng cường vai trò ảnh hưởng trong nội bộ Chính phủ, có lợi cho mua sắm trang bị cần thiết.
Tân binh lực lượng an ninh biên phòng Ấn Độ
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 24 tháng 7 dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 21 tháng 7 đăng bài viết "Ấn Độ tìm cách thành lập Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt của mình" cho rằng, Quân đội Ấn Độ ngày càng quan tâm đến việc thành lập Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt.
Điều này phần lớn là do họ đã chú ý tới thành tựu của Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt ban đầu của Mỹ được thành lập vào thập niên 80 của thế kỷ 20.
Vào cuối thâp niên 80 thế kỷ 20, Bô Quôc phong My đã thực hiện một loạt cải cách, trong đó đã thanh lâp Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt - Quân đội Mỹ. Đây là một bước tiến lớn đối với lực lượng chiến đấu liên quan.
Đến nay, Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt Mỹ đã là một "bộ tư lệnh chủ yếu", sĩ quan chỉ huy có quyền kiểm soát đối với tất cả các đội đột kích của Bộ Quốc phòng.
Đây là tình hình rât đặc biệt. Trong tình hình thông thương, lực lượng thuộc các quân chủng khác nhau sẽ không triển khai hành động quân sự dưới sự quản lý của bộ chỉ huy tương đồng. Tuy nhiên, các lực lượng đột kích liên quan hoàn toàn không để ý đối với vấn đề này.
Tướng lĩnh một số quân chủng thực sự sẽ lưu tâm đến vấn đề này, bởi vì họ coi cấp dưới của mình là "tài sản" có ích trong quân chủng của họ.
Cảnh sát khu vực Kashmir biểu diễn khả năng đặc biệt
Vào thâp niên 80 thế kỷ 20, ở Bộ Quốc phòng đã xuất hiện một xu thế khác - "lấy màu tím làm điểm xuất phát để tiến hành xem xét".
Điều này có nghĩa là giúp cho hợp tác giữa các quân chủng chặt chẽ hơn, đều đã cân nhắc đến cả sức chiến đấu và vấn đề nan giải của nhau. Bởi vì, nếu phối hợp màu sắc đồng phục của các quân chủng với nhau thì sẽ xuất hiện màu tím.
Tất cả mọi người của Bô Quôc phong đều được khuyến khích tham gia kế hoạch này. Hoàn toàn không có ai sẵn sàng tham gia, nhưng đội đột kích nhiệt tình ủng hộ đối với chủ trương nói trên.
Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt có khoảng 2/3 thành viên lực lượng đến từ Lục quân. Lục quân có lực lượng đặc nhiệm của họ, lực lượng kỵ binh, lực lượng đặc nhiệm vùng đồng bằng, lực lượng tâm lý chiến, lực lượng dân sự va lực lượng đường không đặc biệt. Có khảng 20% thành viên đến từ không quân. Ngoài ra còn có thành viên hải quân và thủy quân lục chiến.
Lực lượng đặc nhiệm Lục quân Ấn Độ
Ấn Độ đã tiếp thu môt sô quan điểm về Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt. Năm 2012, Lục quân Ấn Độ nhận được phê chuẩn, có thể trực tiếp mua sắm bất cứ vũ khí trang bị nào cần thiết mà không phải thông qua cơ quan mua sắm - lực lượng đặc nhiệm Mỹ vài chục năm qua luôn làm như vậy.
Nhưng, mặt khác, lực lượng đặc nhiệm của Ấn Độ hoàn toàn không nhận được quá nhiều tài chính dùng để mua sắm.
Sĩ quan của lực lượng tác chiến đặc biệt Ấn Độ cho rằng, thành lập Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt của bản thân Ấn Độ sẽ đem lại vai trò ảnh hưởng chính trị nhiều hơn cho lực lượng tác chiến đặc biệt trong nội bộ Chính phủ, từ đó có thể giúp họ biên chế trang bị cần thiết trước khi xảy ra sự kiện khẩn cấp.
Lực lượng đặc nhiệm Delta Mỹ
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Top 20 trường đại học tốt nhất thế giới năm 2015 Dựa trên các tiêu chí về chất lượng giáo dục, tỷ lệ có việc làm của cựu sinh viên và tầm ảnh hưởng của trường, Trung tâm xếp hạng đại học thế giới (CWUR) vừa công bố danh sách top 20 đại học tốt nhất thế giới trong đó có đến 15 trường tại Mỹ. 1. Trường Đại học Harvard, Mỹ - Đứng...