‘Lệ thư’ xúc động tưởng nhớ Đại tướng của Kiều bào
Nhiều con em người Việt tại Mỹ, Đức, Australia gửi những dòng lệ thư về quê nhà để tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh tư liệu.
Anh Phan Tất Đức, một du học sinh người Việt Nam tại Úc sau khi biết tin vị Đại tướng mà anh luôn kính trọng đã ra đi mãi mãi đã viết những dòng thư bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với Đại tướng. Bài viết có đoạn: “Tư khi biêt tin (tôi qua đên giơ) đa chăng biêt bao nhiêu lân chau chay nươc măt. Vân biêt răng đơi ngươi sinh – lao – bênh – tư la không thê tranh khoi. Nhưng sao ma cam giac vân đau qua…”.
Anh Đức chia sẻ tuổi thơ của anh gắn liền với những lời hát ru bằng những câu chuyện vê Bac Hô va Đai tương qua lơi kê cua ông ngoai. Cuối bức thư, anh Đức chia sẻ những dòng chữ khiến người đọc xúc động: “Chau ban chât rât lươi, nhưng vân luôn quan tâm, tim hiêu vê Đai tương gôm ca thông tin chinh thông trong nươc va ca nguôn nươc ngoai… Chau tin răng Đai tương đa ra đi môt cach thanh than. Bơi Ngươi đa lam moi điêu co thê cho nươc non. Mong hương hôn Ngươi tiêp tuc soi sang đât nươc nay. Vinh biêt Ngươi”.
Một phụ nữ Việt sống ở Berlin, chị Bùi Nguyệt cũng đã viết những dòng thơ xúc động khi hay tin Đại tướng qua đời:
“Đại tướng trở về cõi Phật Tiên
Đau thương trải rộng khắp trăm miền
Đời người rạng rỡ hồn dân tộc
Video đang HOT
Công trạng lẫy lừng trận Điện Biên”.
Chị Bích Hường, một kiều bào khác đang sống tại Đức, nói rằng chưa có lúc nào chị thấy mọi người gần với quê hương đến thế, dù khoảng cách địa lý vẫn là mười mấy giờ bay. Chị nghẹn ngào đọc những vấn thơ do mình tự viết:
“Mùa thu lặng lẽ lá vàng rơi
Đất nước tiếc thương tiễn một Người
Tài đức của Người cao hơn núi
Tấm lòng thương dân sánh biển khơi”.
Với bà con Việt kiều, dù Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa nhưng đạo đức, nhân cách và trí dũng của ông sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của người dân Việt.
Chủ tịch Hội đồng Đại Tây Dương Mỹ, Peter Phạm, một kiều bào tại Mỹ, ghi trong sổ tang khi tới viếng Đại tướng tại đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ: “Đất nước Việt Nam đã mất đi một người con vĩ đại, một anh hùng trong thời chiến và một nhà chính trị tài ba trong thời bình.”
Bà Thảo Griffiths đang sinh sống tại Mỹ lại nhớ về Người ở những điều rất gần gũi: “Một trong những bài học mà tướng Giáp để lại là sống vì người khác”.
Nguyễn Thế Hoài, một người Việt đang làm việc tại Mỹ nguyện tiếp nối con đường mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các thế hệ đi trước đã xây dựng qua những nét bút đầy tâm huyết đầy tâm huyết trong sổ tang: “Tuy cháu còn nhỏ tuổi nhưng xin phép Bác cho cháu được một lần gọi là đồng chí, vốn là cách xưng hô của những người cùng chung lý tưởng, chung một mục đích. Chúng ta đều có chung mong muốn là Việt Nam phải là một nước độc lập, nhân dân được ấm no. Cảm ơn bác đã cùng các anh hùng chiến sỹ khác đổ biết bao xương máu để giữ cho quê hương, đất nước ta tránh khỏi nỗi đau mất nước. Giờ đây, thế hệ chúng cháu sẽ đảm đương trách nhiệm đưa Việt Nam thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu” .
Theo Xahoi
Cận cảnh sân bay trước giờ đón linh cữu Đại tướng
Ngay từ rất sớm, các lực lượng an ninh đã có mặt tại Sân bay Nội bài.
Toàn cảnh sân bay lúc 7h30
Quang cảnh sân bay lúc 7h30
Các lực lượng bảo vệ đã có mặt đảm bảo công tác an ninh
Có tới vài chục nhân viên an ninh "chốt" ở ngay trước cửa sân bay, nơi đưa linh cữu Đại tướng ra sân bay
Dòng chữ thương tiếc Đại tướng ngay trước con đường rẽ vào Sân bay
Lực lượng an ninh dày đặc tại cửa sân bay, nơi đưa linh cữu Đại tướng vào
Theo Xahoi
Người thân từ Thái Lan về tiễn biệt Đại tướng Từ tỉnh lỵ Nakhon Phanom (Thái Lan), thân tộc họ Võ đã về lại bên dòng Kiến Giang. Những người cháu Đại tướng mắt đỏ hoe, chỉ còn những tiếng nấc nghẹn ngào. Chị Võ Hồng Vân (bên phải) luôn mang theo bức tâm thư Đại tướng gửi kiều bào năm 1998 Chị Võ Hồng Vân - con gái của ông Võ Chương...