Lệ Thu: ‘Tôi mong muốn được chết sớm…’
“Giọng ca vàng mười” của tân nhạc Việt Nam muốn được ra đi sớm để hình ảnh và giọng hát còn mãi nguyên vẹn trong lòng khán giả.
Lệ Thu khác với các nữ danh ca cùng thời ở chỗ tên tuổi của bà không gắn với bất cứ một nhạc sĩ nào. Lệ Thu là hình mẫu của sự đa dạng trong âm nhạc và chỉ ghi dấu ấn với tác phẩm chứ không phải với vai trò “bóng hồng” dù cho đó là người viết nhạc hào hoa như: Phạm Duy, Ngô Thụy Miên hay Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương.
Trước năm 1975, Lệ Thu được mệnh danh là “giọng ca vàng ròng” hay “vàng mười”. Nhiều người cho rằng sở dĩ Lệ Thu có danh xưng đó là vì bà chỉ hát ở các phòng trà độc quyền với giá cát-sê ở mức ngất ngưởng.
Nhưng trong cuộc trò chuyện với phóng viên Zing.vn, giọng ca Mùa thu chết bảo đó là sự mến mộ của một nhạc sĩ dành tặng cho bà. Khi nghe album Lệ Thu hát, vị nhạc sĩ đó nhận xét bà là “giọng ca vàng mười”, nghĩa là vàng nguyên chất, không pha tạp.
Danh ca Lệ Thu.
“Nếu tôi ra hồi ký, e làm mất lòng nhiều người”
- Nhìn lại chặng đường hơn 50 năm theo đuổi nghệ thuật, bà thấy mình được mất những gì?
- Tôi được nhiều chứ. Trước hết là được lòng yêu thương của khán giả, sau nữa là được hát, tức là được nói lên cảm xúc của mình qua âm nhạc. Với tôi, âm nhạc là một phần không thể thiếu của đời sống. Tôi luôn tự hỏi nếu một ngày không có âm nhạc thì tôi sẽ như thế nào. Và tôi không trả lời được.
- Có bao giờ bà nhớ lại thời kỳ hoàng kim của mình. Và hối tiếc?
- Không, hoàn toàn không. Tôi tâm niệm thời nào cũng thế tôi, quan trọng tôi là tôi, không phải là ai khác. Nếu được chọn lại, tôi vẫn muốn ca hát, rong chơi như thế này.
Video đang HOT
- Nhiều nghệ sĩ thành danh viết hồi ký để ghi lại những thăng trầm trong cuộc sống và nghệ thuật. Bà thì sao?
- Tôi có nghĩ đến điều đó chứ. Chính thế, tôi luôn mang một máy ghi âm bên mình. Khi nào nhớ ra hoặc muốn chia sẻ điều gì, tôi sẽ nói và thu lại. Nhưng thời điểm hiện tại, tôi chưa muốn ra hồi ký vì e nếu ra sách sẽ làm mất lòng nhiều người.
Đời tôi may nhiều hơi rủi. Nhưng va chạm, tỵ hiềm, yêu ghét cũng vô cùng nhiều. Do vậy, ra hồi ký cũng phải cân nhắc, đó không còn là câu chuyện của riêng mình.
- Thời gian gần đây, bà tham gia một số chương trình âm nhạc và có điều kiện làm việc cùng nhiều nghệ sĩ trẻ. Bà đánh giá như thế nào về thế hệ trẻ theo đuổi nghệ thuật hiện nay?
- Vấn đề này tế nhị lắm. Nhiều khi nhận xét của mình lại làm buồn lòng người khác. Người mình thích chưa chắc đã hay, còn người hay chưa chắc mình đã thích. Do vậy, tôi xin phép không có ý kiến về lớp nghệ sĩ trẻ hiện nay.
Lệ Thu biểu diễn trong đêm nhạc Nhớ mùa thu Hà Nội. Ảnh: Việt Hùng
“Tôi muốn giọng hát và hình ảnh của mình nguyên vẹn mãi”
- Ở tuổi 74, bà quan niệm thế nào về tình yêu?
- Tình yêu từ ngàn xưa đến bây giờ vẫn không ai có thể định nghĩa được. Tình yêu có thể là hai người hợp nhau, về tư tưởng, cách sống, lời nói và săn sóc nhau. Song song với tình cảm còn là tình thương.
Với tôi, tình yêu bây giờ không còn như thời trẻ. Tình yêu thời trẻ, thời học trò có thể chỉ có sự lãng mạn. Lúc đó, sự trải nghiệm chưa có thì làm sao có thể có tình thương, sự nhường nhịn và chia sẻ. Còn ở tuổi của tôi bây giờ nếu nghĩ về một ai đó thì đó sẽ là tình thương. Tôi quan niệm tình yêu sẽ phai nhạt nhưng tình thương thì mãi mãi.
- Ngoài ca hát, bà tìm niềm vui như thế nào trong cuộc sống?
- Tôi đọc sách, tất cả mọi loại sạch. Thứ nhất, đọc sách để học hỏi kiến thức, mở mang đầu óc. Thứ hai, tôi thích vùi đầu vào sách vở và kiến thức, chắc kiếp trước tôi là con mọt sạch. Thứ ba, việc đọc sách phục vụ rất nhiều cho công việc nghệ thuật của tôi.
- Bà có dự định tổ chức một đêm nhạc riêng để tổng kết con đường âm nhạc?
- Nếu ai muốn tổ chức, tôi rất sẵn lòng. Còn bảo tôi đứng ra tổ chức thì tôi không có can đảm. Một đêm nhạc thực sự rất nhiêu khê, phải có người làm cái này, người làm cái kia, chứ một mình mình hoặc vài người thân thiết không thể làm được. Hơn nữa, tính tôi không thích nhờ vả.
- Ở thời điểm hiện tại, bà còn mong muốn gì?
- Tôi mong được đi sớm, tức là mong được chết sớm. Tôi muốn giọng hát và hình ảnh của mình được giữ mãi trong lòng khán giả. Chết là cái không thoát được, vậy tại sao lại không muốn đi sớm hơn.
Theo Zing
Khánh Ly lần đầu song ca cùng Hồng Nhung tại Hà Nội
"Nhớ mùa thu Hà Nội" là đêm nhạc đầu tiên Khánh Ly, Lệ Thu và Hồng Nhung cùng đứng trên sân khấu và hòa giọng trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn.
Nhớ mùa thu Hà Nội là chương trình nghệ thuật đặc biệt diễn ra vào ngày 26, 27/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội với sự tham gia của 3 giọng ca hàng đầu: Lệ Thu, Khánh Ly và Hồng Nhung. Cả 3 đều sống xa Hà Nội và đây là đêm nhạc đầu tiên họ cùng hòa giọng trên sân khấu thủ đô.
Nữ danh ca Khánh Ly. Ảnh: Kiều Thuận
Khánh Ly xa Hà Nội từ khi còn thơ bé. Hà Nội trong bà là những câu chuyện ở phố cổ Hàng Bông với ngõ nhỏ, phố nhỏ, mái ngói rêu phong. Sau nhiều năm xa cách nữ danh ca vẫn luôn mong mỏi được một lần hát giữa mùa thu Hà Nội.
Bà xúc động mở lời: "Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được hát ở nơi sinh ra, dù sau bao năm, nhiều thứ đã đổi thay. Nhìn những hàng cây giờ đã lớn, giữa mùa thu Hà Nội, tôi mới biết, từ lúc rời xa Hà Nội, xa quê hương, tôi đã không còn lớn, không bao giờ trưởng thành được nữa".
Nếu Khánh Ly sau nhiều năm xa cách vẫn luôn mong mỏi được một lần hát giữa mùa thu Hà Nội thì Lệ Thu lại khao khát được đứng trên sân khấu Nhà hát Lớn. "Nhà hát Lớn là thánh đường nghệ thuật. Tôi mong chờ trong dịp này, sẽ được gặp lại những khán giả Hà Nội - những người yêu thương bền bỉ và luôn dành tình cảm cho giọng hát của tôi" - giọng ca "vàng mười" nói.
Nữ danh ca Lệ Thu.
Hồng Nhung cũng là giọng ca xa Hà Nội vào mảnh đất phương Nam tử thuở thiếu thời. Cô Bống cho biết tình yêu Hà Nội trong cô chưa bao giờ phai nhạt: "Thu Hà Nội, tôi lại da diết nhớ lá vàng xao xác, gót chân mềm đặt trên lá vàng rơi. Năm nào, thu sang tôi cũng muốn trở về nhà và hát bằng tất cả tình yêu nồng nàn, đắm say nhất. Điều đặc biệt năm nay, tôi được hòa giai điệu yêu thương cùng hai chị Khánh Ly và Lệ Thu".
3 nữ ca sĩ tiết lộ họ sẽ hát những ca khúc gắn liền với mùa thu Hà thành như Nhớ mùa thu Hà Nội, Em ơi Hà Nội phố, Chiếc lá thu phai, Mùa thu mây ngàn,.. Ngoài ra, họ cũng sẽ có những tiết mục song ca, tam ca trong các ca khúc nổi tiếng của Trịnh Công Sơn như Một cõi đi về, Thưở Bống là người, Đóa hoa vô thường,...
Diva Hồng Nhung.
Chương trình còn có sự góp mặt của đạo diễn Phạm Việt Thanh. Ông sẽ dàn dựng nghệ thuật sắp đặt ngoài sảnh của Nhà hát Lớn trước khi chương trinh diễn ra. Ông cho biết, để chuẩn bị cho đêm nhạc, mình đã bỏ thời gian đi tìm những vật dụng quý hiếm, những vật dụng cổ, để có thể sắp đặt, tạo nên những mảng màu thời gian của Hà Nội trong chiều dài hàng chục năm qua.
Theo Zing
Một miền hoài niệm với đêm nhạc 'Riêng một góc trời' Những mái đầu muối tiêu khẽ lắc lư và hát, họ không chỉ đi nghe hát mà còn để hoài niệm quá khứ qua các bài tình của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Đêm nhạc vinh danh nhạc sĩ Ngô Thụy Miên diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội tối 6/12 chật kín chỗ ngồi. Đa số khán giả đi xem đều...