Lễ tang ông Mandela bị phá hoại bởi phiên dịch… tâm thần phân liệt
Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu trong lễ tưởng niệm Nelson Mandela tại sân vận động Soweto hôm 10-12 của Nam Phi thực ra là kẻ đang bị… tâm thần phân liệt.
Hôm 12-12, Thứ trưởng Bộ Trẻ em, Phụ nữ, Người khuyết tật Nam Phi đã xin lỗi cộng đồng người khiếm thính trên thế giới về bài thông dịch vô nghĩa. Bà Bogopane-Zulu thừa nhận đã có một “sai lầm” trong khâu tuyển chọn thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu trong lễ tưởng niệm Nelson Mandela tại sân vận động Soweto hôm 10-12.
Thamsanqa Jantjie, 34 tuổi, bị nghi ngờ rất nhiều kể từ khi các hiệp hội của người khiếm thính cáo buộc anh này không thông thạo ngôn ngữ ký hiệu.
Ngay sau buổi lễ, Peter Bruno Druchen, Giám đốc Liên đoàn người khiếm thính quốc gia Nam Phi đã cáo buộc phiên dịch viên này là “con rối”, các ký hiệu được thực hiện hoàn toàn không hề giống với các ký hiệu của những người khiếm thính sử dụng.
Chính Thamsanqa Jantjie cũng thừa nhận đã bị xáo trộn bởi chứng “tâm thần phân liệt” tấn công.
“Tôi không thể làm gì cả. Tôi chỉ có một mình trong một tình huống nguy hiểm”, Jantjie nói. “Tôi đã cố gắng kiểm soát bản thân và không cho cả thế giới biết chuyện gì đang diễn ra. Tôi rất xin lỗi”.
Tuy nhiên, trên kênh Talk Radio 702, Jantjie khẳng định anh đã từng là “nhà vô địch của ngôn ngữ ký hiệu”, “chưa bao giờ có ai nói với tôi rằng tôi dịch sai”.
Video đang HOT
“Xhosa (một trong các ngôn ngữ chính thức của Nam Phi) là tiếng mẹ đẻ của anh ta. Dịch tiếng Anh có vẻ hơi quá sức với thông dịch viên này”, BBC dẫn lời bà Hendrietta Bogopane-Zulu. Sau sự việc, công ty nơi thuê Jantjie cũng đã biến mất.
Thực tế, năng lực phiên dịch của Jantjie đã bị đặt dấu hỏi kể từ khi anh này tham gia các sự kiện của đảng cầm quyền ANC, trong đó có dịp kỷ niệm 100 năm thành lập hồi năm ngoái.
Theo ANTD
Sự thật về "hài kịch 3 bên" trong ảnh "tự sướng" của Obama
Vào đầu tuần này, Đệ nhất phu nhân Mỹ đã khiến báo giới "phát sốt" trước loạt ảnh có vẻ như cho thấy bà giận dữ với ông Obama vì chụp ảnh "tự sướng" với nữ Thủ tướng Đan Mạch. Phóng viên chụp ảnh đã lên tiếng về sự việc.
Bức ảnh bà Obama đặt tay lên đầu gối Bill Clinton xuất hiện sau đó cũng gây bão bình luận trên mạng xã hôi.
Ông Obama đã bị phóng viên ảnh "chộp" được khoảnh khắc ông chụp ảnh "tự sướng" với Thủ tướng Anh Cameron và nữ Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt tại lễ tưởng niệm cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, nơi quy tụ gần 100 nhà lãnh đạo thế giới và hàng chục ngàn người dân Nam Phi, vào hôm thứ ba vừa qua. Trong khi ông Obama cười vui vẻ với bà Schmidt, người ngồi kế bên ông, thì vợ ông, ngồi kế bên kia, trông có vẻ giận dữ trong bức ảnh của phóng viên ảnh AFP Roberto Schmidt. Trong bức ảnh thứ hai, có vẻ như được chụp sau khi ông Obama nói chuyện và chụp ảnh "tự sướng" với nữ Thủ tướng Đan Mạch, có thể thấy rõ bà Michelle đã chuyển chỗ cho ông Obama, để ông không còn ngồi cạnh nữ Thủ tướng Đan Mạch nữa. Cư dân mạng ngay lập tức đã đồn đoán rằng bà Michelle đã buộc chồng bà chuyển chỗ cho mình, để ông Obama và bà Schmidt không nói chuyện được nữa.
Sau đó, một bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội Reddit lại gây "bão bình luận". Bức ảnh cho thấy đệ nhất phu nhân Mỹ đặt tay lên đầu gối của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Không rõ bức ảnh được chụp khi nào, nhưng nó đã thu hút được hàng ngàn bình luận. Có người cho rằng bà Obama đã "trả đũa" chồng mình và hôn nhân của họ có thể đang gặp trục trặc.
Phóng viên chụp ảnh: Ảnh có thể nói dối
Ông Obama chụp ảnh "tự sướng" với Thủ tướng Anh và Đan Mạch trong khi bà Obama ngồi nghiêm nghị bên cạnh.
Tuy nhiên, phóng viên AFP Roberto Schmidt, người chụp loạt ảnh ông Obama "tự sướng", chỉ ra rằng "ảnh có thể nói dối". Phóng viên này cho biết, "trên thực tế, chỉ vài giây trước đó, đệ nhất phu nhân Mỹ cũng đùa vui với mọi người bên cạnh bà, trong đó có cả ông Cameron và bà Schmidt. Ánh nhìn nghiêm nghị của bà là vô tình chụp được."
Phóng viên ảnh này cũng cho rằng, nữ Thủ tướng Đan Mạch Thorning Schmidt, người chụp bức ảnh "tự sướng" bằng điện thoại của mình, có lẽ đã lưu giữ được điều ông nói.
Phóng viên ảnh cho biết chi tiết về sự việc, xảy ra sau khi ông Obama có bài phát biểu ca ngợi Mandela: "Ông Obama ngồi vào vị trí của ông ở khu vực dành cho các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Trong số họ có Thủ tướng Anh David Cameron cũng như người phụ nữ mà tôi không biết tên ngay lúc đó."
"Sau đó tôi mới biết đó là Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning Schmidt. Tôi là người Đức-Colombia sống ở Ấn Độ, vì vậy tôi không cảm thấy quá tệ khi không nhận ra bà! Lúc đó, tôi nghĩ chắc bà là một trong nhiều nhân viên của ông Obama."
"Sau đó, đột nhiên người phụ nữ này rút điện thoại di động của bà ra và tự chụp ảnh mình mỉm cười với ông Cameron và Tổng thống Mỹ. Tôi đã thu giữ cảnh đó ngay lập tức".
Khi ông Obama đứng lên, bà Obama và Thủ tướng Đan Mạch trò chuyện cùng nhau.
Một bức ảnh sau đó cho thấy ông bà Obama đổi chỗ.
Schmidt cũng chỉ ra rằng đây là lễ tưởng niệm, chứ không phải là tang lễ Nelson Mandela. "Xung quanh tôi, khắp sân vận động, người Nam Phi đang nhảy múa, hát và cười rộn ràng để tưởng niệm vị lãnh đạo đã khuất của họ. Không khí giống như lễ hội carnival hơn, chứ không phải tất cả đều đau buồn. Buổi lễ cũng đã trôi qua 2 tiếng và sẽ kéo dài thêm 2 tiếng nữa. Không khí hoàn toàn thoải mái. Tôi không thấy có gì là sốc trong ống kính của tôi, khi chụp về Tổng thống Mỹ."
Phóng viên ảnh cũng phàn nàn về bão dư luận mà bức ảnh "tự sướng" gây nên. "Tôi chụp ảnh hoàn toàn tự phát, không hề nghĩ về tác động chúng có thể mang tới. Vào thời điểm đó, tôi nghĩ các lãnh đạo thế giới đơn giản chỉ hành động như những con người bình thường, như bạn, như tôi."
"Tôi không cho rằng ai đó có thể đeo một bộ mặt buồn đau suốt buổi lễ, trong khi hàng chục ngàn người đang vui mừng tán dương ở sân vận động. Tôi nghĩ hành động chụp ảnh "tự sướng" của các nhà lãnh đạo hoàn toàn tự nhiên".
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Sự kiện Obama chụp ảnh 'tự sướng' trong lễ tang Mandela: Một trào lưu khó cưỡng? Tông thông My Barack Obama đa khiên ngươi Nam Phi xuc đông khi cât lơi ca tung Nelson Mandela trong lê tang cua ông tô chưc hôm 10/12. Nhưng rôi ông lai choc giân dư luân vơi man chup anh "tư sương" cung 2 nguyên thu khac, du giơi quan sat cho răng ông Obama chi la "nan nhân" cua môt trao lưu...