Lễ tang không người thân của cậu bé 13 tuổi
Mẹ và 6 anh chị em của Ismail, bệnh nhân 13 tuổi qua đời vì nCoV hôm 30/3, phải theo dõi tang lễ em qua livestream do hai người trong số họ có triệu chứng bệnh.
Ismail được chôn cất ở nghĩa trang dành cho người Hồi giáo ở Chislehurst, ngoại ô London, hôm 3/4. Ảnh: PA.
Ismail Mohamed Abdulwahab đến từ Brixton, phía nam London, chết một mình tại Bệnh viện King’s College sáng 30/3 sau khi nhiễm nCoV. Tang lễ của em diễn ra hôm 3/4 tại nghĩa trang của người Hồi giáo Eternal Gardens ở khu ngoại ô Chislehurst. Những người đưa tang hôm đó, gồm các chú bác em, đều đeo khẩu trang, đi găng tay, đứng cách nhau 2 m theo quy định giãn cách xã hội để ngăn ngừa virus lây lan.
Họ cùng nhau cầu nguyện và đứng nhìn trong yên lặng khi linh cữu Ismail được hạ huyệt.
Những người thân nhất của Ismail gồm mẹ Sadiya cùng 6 anh chị em đều phải theo dõi tang lễ qua livestream do hai thành viên của gia đình đang có các triệu chứng nhiễm virus, khiến cả nhà phải cách ly. Trong khi đó, bố nạn nhân đã qua đời vì ung thư từ 5 năm trước.
Họ hàng Ismail đứng cách xa nhau 2 m khi đến dự lễ tang và chôn cất. Ảnh: PA.
Theo phong tục Hồi giáo, người chết thường sẽ được đưa tới nhà thờ để tiến hành lễ cầu nguyện đặc biệt, nhưng do các nơi hiện đã đóng cửa, Ismail được đưa thẳng từ nhà xác ở phía nam thủ đô London tới nghĩa trang.
Ismail, người không có bệnh lý nền, được gia đình em miêu tả là một đứa trẻ “tốt bụng, hiền lành” với nụ cười khiến người khác thấy ấm lòng. Cậu bé xét nghiệm dương tính với nCoV hôm 27/3 và ba hôm sau thì qua đời do suy tim phổi. Em là nạn nhân nhỏ tuổi nhất tử vong vì Covid-19 ở Anh.
Mark Stephenson, một người bạn của gia đình, cho hay em trai và chị gái của Ismail đã có các triệu chứng nhẹ của nhiễm bệnh, bao gồm tăng thân nhiệt và chán ăn.
“Tôi đã nói chuyện với cô Sadiya và các thành viên còn lại trong nhà Ismail. Tuy họ có nói chuyện, hỏi han về lễ tang qua livestream, tôi không tin việc đó có thể khiến họ bớt đau đớn. Nhiều bạn bè và họ hàng đã đến tận nhà cậu bé để chia buồn nhưng không thể vào trong. Chúng tôi chỉ có thể bày tỏ sự tiếc thương bằng cách đứng bên ngoài và nói chuyện với họ qua cửa sổ. Đây thực sự là bi kịch đối với cả gia đình”, một người họ hàng nói trước khi dự lễ tang.
Những người đến đám tang dùng điện thoại livestream để gia đình Ismail theo dõi tại nhà. Ảnh: PA.
Anh hiện ghi nhận hơn 38.000 người nhiễm và 3.605 ca tử vong vì nCoV. Tuy hơn 60% các bệnh nhân nặng đều ngoài 60 tuổi, những người trẻ không có bệnh nền chết vì căn bệnh này đang tăng lên ở Anh.
Sau khi khởi phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toàn thế giới hiện có 1.041.112 ca nhiễm và 55.203 trường hợp tử vong vì Covid-19, với Italy, Tây Ban Nha và Iran là những vùng dịch chết chóc nhất.
Video đang HOT
Hướng Dương
Ảnh ấn tượng trong tuần (15-22/3): Thế gới 'tê liệt' vì Covid-19 và cách gọi tên virus corona gây tranh cãi của ông Trump
Các nước trên thế giới áp dụng những biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19, căng thẳng ở Syria và chơi bóng ở Israel... là những ảnh ấn tượng trong tuần được CNN, The Guardian, Fox... tổng hợp.
Cô Francesca Valagussa, 40 tuổi, tại Rome, Italy tập yoga trực tuyến trong bối cảnh toàn bộ đất nước bị phong tỏa bởi sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Nhiếp ảnh gia Paolo Miranda đăng bức ảnh chụp khoảnh khắc nữ y tá ở Cremona, Italy mệt mỏi ngồi ở hành lang bệnh viện vì đã phải chiến đấu với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gây ra bởi virus corona chủng mới SARS-CoV-2 đang diễn ra căng thẳng tại đất nước châu Âu lên Instagram. Tính đến ngày 22/3, với hơn 53.000 ca mắc Covid-19, Italy là tâm dịch thứ hai trên thế giới. Số ca tử vong và mắc Covid-19 ở Italy tiếp tục tăng mạnh bất chấp các biện pháp ứng phó của Chính phủ, bao gồm lệnh phong tỏa toàn quốc.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lây lan mạnh trên toàn cầu, rất nhiều người dân tại Rio de Janeiro, Brazil vẫn sử dụng phương tiện xe buýt công cộng để đi lại.
Nhân viên bán hàng tại một cửa hàng tạp hóa ở Buenos Aires, Argentina ngồi trong chiếc túi nilon trùm kín toàn thân để phòng ngừa sự lây lan của SARS-CoV-2.
Bé gái rửa tay để phòng lây lan Covid-19 trước khi vào nhà ở Guline, ngoại ô thành phố Dakar, Senegal. (Nguồn: Reuters)
Ca sĩ nhạc Blues Beatriz Berodia, được biết đến với nghệ danh Betta, hát từ ban công nhà cô, cùng nhạc công guitar Andrea Capalbo để động viên tinh thần những nhân viên y tế tại Madrid, Tây Ban Nha, những người đang phải gồng minh chống lại đại dịch Covid-19. Ngày 20/3, số ca tử vong do dịch Covid-19 tại đất nước châu Âu đã lên tới 1.720 người, tăng mạnh so với con số 1.326 ca của một ngày trước đó, số ca mắc là 28.572, tăng so với con số 24.926 của ngày 21/3, đưa Tây Ban Nha trở thành tâm dịch thứ ba trên thế giới bên cạnh Trung Quốc và Italy.
Nữ y tá trong bộ đồ bảo hộ chăm sóc em bé sơ sinh trong khu cách ly tại Bệnh viện Nhi Vũ Hán, Trung Quốc. Tính đến ngày 22/3, tổng số ca mắc Covid-19 ở Trung Quốc đã lên đến hơn 81.000. Đáng chú ý, đến hết ngày 21/3, tỉnh Hồ Bắc ghi nhận không có ca nào mới nhiễm SARS-CoV-2.
Hình ảnh Trái đất được chiếu lên bức tượng Chúa Jesu ở Rio de Janeiro, Brazil như một hành động nhằm hỗ trợ những người bị bệnh Covid-19.
Đức Giáo hoàng Francis thực hiện nghi lễ ban phước lành hằng tuần từ cửa sổ thư viện Vatican nhìn xuống quảng trường Thánh Peter không một bóng người vì lệnh phong tỏa toàn quốc bởi đại dịch Covid-19, ngày 15/3. Vào ngày thường, quảng trường Thánh Peter là nơi thu hút hàng chục ngàn du khách tham quan.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (bên trái), chạm khuỷu tay với Thượng nghị sĩ Bernie Sanders thay cho việc bắt tay trước khi bắt đầu cuộc tranh luận tại Washington, ngày 15/3. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đề nghị người dân hạn chế bắt tay để tránh lây lan SARS-CoV-2. Ngày 22/3, tại Mỹ đã ghi nhận hơn 27.000 ca mắc Covid-19 và 344 người thiệt mạng.
Bức ảnh chụp cận các ghi chú của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy từ "Corona" đã bị gạch bỏ và thay thế bằng từ Chinese (Trung Quốc) khi ông nói về virus corona tại Nhà Trắng, Washington, ngày 19/3. Việc Tổng thống Trump gọi virus corona chủng mới là "virus Trung Quốc" đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.
Sĩ quan cảnh sát đo thân nhiệt của hành khách đi xe buýt tại một trạm kiểm soát ở Manila, Philippines, ngày 16/3. (Nguồn: AP)
Ngày 17/3, người đàn ông trong trang phục truyền thống, buồn bã đi bộ dọc theo tuyến đường ở Dublin, Ireland, nơi theo kế hoạch sẽ diễn ra các cuộc diễu hành nhộn nhịp nhân Ngày Thánh Patrick. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cuộc diễu hành đã bị hủy.
Cặp vợ chồng người Israel Roni Ben-Ari và Yonatan Meushar, tại trung tâm tổ chức tiệc cưới Ein Hemed Forest Wedding, ngày 18/3. Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, trung tâm tiệc cưới này đã cung cấp địa điểm tổ chức miễn phí cho các cặp đôi.
Người đàn ông đeo khẩu trang đi bộ ở trung tâm thương mại Dongdaemun Design Plaza ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 19/3. Tính đến chiều ngày 22/3, Hàn Quốc có tổng cộng hơn 8.800 người mắc Covid-19, trong đó có hơn 100 người tử vong.
Những thanh niên mặc đồ bảo hộ tham gia một buổi biểu diễn như một phần của chiến dịch nâng cao nhận thức về sự lây lan của SARS-CoV-2 ở Bogota, Colombia, ngày 18/3.
Vũ công Makrina Anastasiadou và bạn nhảy El Morocho biểu diễn tango tại một nhà hàng vắng khách ở Buenos Aires, Argentina, ngày 16/3. Các lớp học nhảy, nhà hàng, biểu diễn công cộng... tại đất nước Nam Mỹ đã bị đình chỉ trong 15 ngày bởi dịch Covid-19.
Một tác phẩm điêu khắc bằng thủy tinh có tên "Coronavirus Covid-19" của nghệ sĩ Luke Jerram được trưng bày tại xưởng vẽ của ông ở Bristol, Anh, ngày 17/3. Tác phẩm điêu khắc này được tạo ra để tri ân những nỗ lực của các nhà khoa học và đội ngũ nhân viên y tế toàn cầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19. Tính đến tối 22/3, Covid-19 đã lan tới 188 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 316.959 người mắc, 13.578 người tử vong.
Người dân Syria đốt những chiếc lốp xe nhằm ngăn chặn giao thông trên đường cao tốc M4 ở phía Đông Nam tỉnh Idlib trước khi đội tuần tra chung của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đến.
Con tinh tinh có tên Felix được giải cứu khỏi những kẻ buôn bán động vật trái phép, được đưa về một trung tâm nuôi dưỡng động vật linh trưởng ở tỉnh Nam Kivu, Cộng hòa Dân chủ Congo.
Vận động viên lướt sóng chờ đợi những ngọn sóng tới ở Mũi Point, Cape Town, Nam Phi. (Nguồn: EPA)
Cậu bé bơi trong vùng nước ô nhiễm ở khu phố Makoko, Lagos, Nigeria. (Nguồn: Reuters)
Những thanh niên rủ nhau ngắm hoàng hôn trên hồ Geneva ở Montreux, Thụy Sỹ. (Nguồn: Getty Images)
Trẻ em chơi đùa với tuyết trong khu vực Keklikpinari ở thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Getty Images)
Hàng ngàn người Hồi giáo tham dự buổi cầu nguyện gần Raipur, Bangladesh, ngày 18/3. (Nguồn: AFP)
Bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy người dân ở Bogra, Bangladesh đang phơi khô những quả ớt chin đỏ, ngày 17/3. (Nguồn: Getty Images)
Người dân chơi bóng đá trên bãi biển Địa Trung Hải, ở Tel Aviv, Israel, ngày 16/3. (Nguồn: AP)
Người phụ nữ đi trên con đường xuyên rừng sau khi tuyết rơi ở gần thị trấn Chekhov, Nga, ngày 15/3. (Nguồn: Getty Images)
Cặp vợ chồng đi qua một đường hầm dành cho người đi bộ ở Munich, Đức, ngày 19/3. (Nguồn: AP)
Dương Liễu
Phớt lờ Covid-19, hàng nghìn người Hồi giáo đổ về Indonesia hành lễ Hôm 18/3, bất chấp dịch Covid-19 đang lây lan nhanh chóng, hơn 8.000 người Hồi giáo đã tập trung ở nhà thờ tại thành phố Gowa, Indonesia để hành lễ. Reuters đưa tin, bất chấp những lo ngại về dịch Covid-19 có thể sẽ lây lan ở những sự kiện đông người, hơn 8.000 người Hồi giáo hành hương từ nhiều nước châu...