Lễ tân nhà nghỉ và gái bán dâm “liên thủ” làm ăn bằng mật mã
Dẫn khách vào nhà nghỉ mua bán dâm được “cắt phế”, đó là chính là chiêu câu khách hiệu quả của nhân viên lễ tân cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm.
Theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo, chiều 19-9, TAND TP Hà Nội tiến hành phiên xét xử phúc thẩm đối với Hoàng Bá Ân (SN 1985, trú ở phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) – nhân viên lễ tân nhà nghỉ Nam Phương ở quận Tây Hồ về tội “ Chứa mại dâm”.
Liên quan đến vụ án còn có Dương Thị San (SN 1982), Phàn Thị Diệu Linh (SN 1985), cùng trú ở Tuyên Quang và cùng là những người bán dâm, kiêm môi giới. Tuy nhiên, do không kháng cáo nên HĐXX phúc thẩm không xem xét.
Ngoài ra, Đỗ Thị Bích Phương (chủ nhà nghỉ Nam Phương) cũng liên đới tới vụ án nhưng vì chưa xác định được người đàn bà này đang ở đâu nên CQĐT CAQ Tây Hồ quyết định tách rút tài liệu, xử lý sau về hành vi chứa mại dâm.
Bị cáo Hoàng Bá Ân tại phiên tòa phúc thẩm bị hoãn.
Mặc dù phiên phúc thẩm theo kháng cáo của Hoàng Bá Ân đã được mở ra, song do đại diện cơ quan công tố gặp phải lý do bất khả kháng nên đã không thể có mặt tại phiên tòa. Cũng chính vì thế mà TAND TP Hà Nội buộc phải rời phiên tòa này sang một ngày khác.
Nội dung bản án sơ thẩm cho thấy, Dương Thị San lập một tài khoản tên “Vy” cùng với số điện thoại trên mạng xã hội để hoạt động mua bán dâm. Chiều 8-5-2017, cô gái này nhận được lịch hẹn mua bán dâm của một người đàn ông không quen biết.
Trước khi gặp gỡ nhau tại nhà nghỉ Nam Phương, vị khách mua dâm bảo San rủ thêm người nữa cho bạn anh này và Phàn Thị Diệu Linh được rủ nhập cuộc. Tại nhà nghỉ Nam Phương, Linh tiếp tục gọi thêm một gái bán dâm nữa để phục vụ người đàn ông thứ 3 trong nhóm khách.
Thực hiện việc mua bán dâm và môi giới, San và Linh cùng được trả 1 triệu đồng/người. Sau đó, ngang chiều cùng ngày, giữa lúc 3 đôi nam nữ đang mua bán dâm với nhau thì bị lực lượng công an kiểm tra hành chính, phát hiện và xử lý.
Video đang HOT
Từ lời khai của San và Linh, cơ quan chức năng nắm được, trước khi bị bắt quả tang, 2 người phụ nữ bán dâm vốn lấy nhà nghỉ Nam Phương làm “bãi đáp” quen thuộc. Và mỗi lần dẫn khách tới đây “vui vẻ”, các gái bán dâm đều được nhà nghỉ trả cho 30.000 đồng/phòng.
Tiến hành điều tra đối với Hoàng Bá Ân, CQĐT làm rõ chỉ từ ngày 3 đến 8 tháng 5-2017,nhà nghỉ Nam Phương đã chi trả tiền công dẫn khách cho San và Linh 28 lần. Và điều đặc biệt là để tránh sự phát giác của cơ quan chức năng, sổ theo dõi của nhà nghỉ này đều “mã hóa” tên tuổi và tiền “hoa hồng” đối với gái bán dâm bằng các ký hiệu.
Quá trình giải quyết vụ án, Ân khai đối tượng vốn là nhân viên dọn phòng ở nhà nghỉ. Trước ngày bị phát hiện không lâu đối tượng mới được chủ nhà nghỉ cho làm nhân viên lễ tân. Về việc trả tiền cho gái bán dâm, Ân khai là làm theo chỉ đạo của Đỗ Bích Phương.
Ngoài ra, những lúc Phương có mặt tại nhà nghỉ thì đích thân chị này sẽ “cắt phế” cho đối tác. Tuy nhiên trước khi bị khởi tố bị can, nữ chủ nhân nhà nghỉ đã phủ nhận vai trò liên quan, đồng thời cho rằng không hề biết các gái bán dâm.
Với các hành vi nêu trên, tại bản án sơ thẩm của TAND quận Tây Hồ đã quyết định tuyên phạt Hoàng Bá Ân 3 năm tù về tội “Chứa mại dâm”. Ở tội “Môi giới mại dâm”, Dương Thị San, Phàn Thị Diệu Linh lần lượt bị áp dụng 12 tháng tù và 9 tháng tù nhưng cùng được hưởng án treo.
Theo anninhthudo
Vì sao không xử lý hình sự "chân dài" hét giá nghìn USD cho một lần "vui vẻ"?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ xử lý hình sự đối với người môi giới mại dâm, chứa mại dâm, còn "chân dài" bán dâm dù hét giá nghìn USD vẫn chỉ bị xử phạt hành chính lên tới 500.000 đồng. Chuyên gia pháp lý đã giải đáp về vấn đề này.
Liên quan đến việc một đường dây mua bán dâm giá ngàn đô vừa mới bị triệt phá do "tú ông" Kiều Đại Dũ (22 tuổi, quê Bình Định) cầm đầu, nhiều chuyên gia pháp lý cho biết, chiếu theo quy định pháp luật hiện hành, chỉ có người thực hiện hành vi môi giới mại dâm hay chứa mại dâm mới bị xử lý trách nhiệm hình sự.
Một cô "đào" trong đường dây bán dâm nghìn đô bị bắt
Còn người có hành vi mua, bán dâm chỉ bị xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, tại Điều 3, Pháp lệnh Phòng chống mại dâm năm 2003, bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất. Mua dâm là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất trả cho người bán dâm để được giao cấu. Hành vi quan hệ tình dục giữa nam với nữ hoặc giữa người đồng tính vì mục đích trả tiền hoặc lợi ích vật chất đều là mua bán dâm.
Hiện, các hành vi mua, bán dâm chỉ bị xử phạt hành chính theo Điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, người mua dâm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 10.000.000 đồng. Người bán dâm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.
Người có hành vi mua, bán dâm sẽ chỉ bị xử lý hình sự trong trường hợp: Mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329, Bộ luật Hình sự 2015) với mức hình phạt từ 1 đến 15 năm. Người bán dâm có hành vi lây truyền HIV cho người khác cũng có thể bị xử lý hình sự.
Từ đây, dư luận dấy lên mối nghi ngại là nếu không có chế tài mạnh để xử lý những người mua, bán dâm thì họ cứ tha hồ "vui vẻ", hét giá lên tới ngàn đô, rồi nộp phạt cao nhất tới 500.000 đồng thì cũng không thấm thía vào đâu. Vậy tại sao pháp luật lại quy định như vậy?
Luật sư Trương Anh Tú (đoàn Luật sư TP.Hà Nội).
Giải đáp về vấn đề này, luật sư Trương Anh Tú (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, trước đây, hành vi mua, bán dâm bị cả xã hội lên án. Những người thực hiện hành vi này bị coi là vi phạm đạo đức xã hội nghiêm trọng, vi phạm về nhân cách, lối sống nên cần phải đưa vào các trường phục hồi nhân phẩm.
Nhưng sau này, đi cùng với sự phát triển của xã hội thì nhiều người đã có suy nghĩ thoáng hơn về việc này. Thậm chí một số quan điểm còn cho rằng nên hợp pháp hóa mại dâm, bởi hành vi này không phải là quá nghiêm trọng đối với xã hội. Khi không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không được coi là tội phạm và người mua, bán dâm chỉ bị xử phạt hành chính.
Trong những chủ thể này, chỉ có người thực hiện hành vi môi giới mại dâm, chứa mại dâm mới bị coi là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vì đã tạo mọi điều kiện để hoạt động mại dâm phát triển; họ bóc lột và sống trên thân xác phụ nữ. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và cần phải xử lý nghiêm khắc.
Luật sư Đặng Văn Cường - văn phòng luật sư Chính Pháp cho rằng, hành vi nào bị coi là tội phạm (nguy hiểm cho xã hội), hành vi nào không được coi là tội phạm (hợp pháp và không hợp pháp) là chính sách pháp luật của từng quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử, cụ thể là chính sách hình sự, chính sách phòng ngừa tội phạm...
Luật sư Đặng Văn Cường - văn phòng luật sư Chính Pháp.
Dưới góc độ lý luận thì một hành vi được coi là tội phạm khi các nhà lập pháp cho rằng hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, cần phải áp dụng chế tài cứng rắn nhất là chế tài hình sự để xử lý nhằm cải tạo, giáo dục cũng như để răn đe, phòng ngừa chung.
Ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia thì chính sách hình sự lại khác nhau. Có những quốc gia coi hành vi mua dâm, bán dâm là nguy hiểm cho xã hội và họ quy định là tội phạm, sẽ xử lý hình sự.
Còn ở Việt Nam hiện nay, chúng ta chỉ coi hành vi môi giới mại dâm, chứa mại dâm và mua dâm người dưới 18 tuổi mới là hành vi nguy hiểm cho xã hội mới được xác định là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 327, Điều 328 và Điều 329, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trước đây chúng ta cho rằng, người bán dâm là bị mất nhân phẩm nên phải vào trường phục hồi nhân phẩm... Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện biện pháp này đã không thấy hiệu quả. Cùng với sự phát triển của xã hội, quyền con người, quyền công dân được đề cao thì trường phục hồi nhân phẩm đã bị loại bỏ.
Luật sư Cường cũng cho biết: Tổng kết hơn 10 năm thực hiện pháp lệnh Phòng chống mại dâm thì nhiều ý kiến cho rằng không quản lý được thì cho công khai, hợp pháp hóa để dễ quản lý, tăng nguồn thu thuế cho ngân sách.
Ngược lại, có ý kiến cho rằng cần tăng cường tính nghiêm khắc của chế tài và áp dụng bổ sung các biện pháp khác trong đó có đăng ảnh, thông tin, công khai danh tính người mua dâm, người bán dâm trên các phương tiện thông tin đại chúng, nơi ở, nơi làm việc... Tuy nhiên, ý kiến này cũng vấp phải sự phản đối quyết liệt của những nhà nghiên cứu, những người tham gia bảo vệ quyền con người.
Nhiều người cho rằng, nếu quy định và áp dụng biện pháp này thì lợi bất cập hại, hệ lụy từ biện pháp hành chính này ghê gớm hơn cả hình phạt tù. Người vi phạm hành chính sẽ có thể tan vỡ hành phúc gia đình, bị người đời cười chê, nguyền rủa, cha mẹ, anh chị em xấu hổ, họ không còn cơ hội hoàn lương, làm lại cuộc đời... Vì vậy đến nay, pháp lệnh Phòng chống mại dâm vẫn chưa được sửa đổi, thay thế.
Theo nguoiduatin
Tạm giam ông Đinh Tiến Sử, nguyên giám đốc khách sạn chứa chấp mại dâm Sáng 3/2, Thượng tá Phan Văn Cường, người phát ngôn Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, Công an tỉnh Khánh Hòa vừa bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Đinh Tiến Sử, từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất, thương mại, dịch vụ Bạch Việt (Bavico) ở Nha Trang để điều tra về hành vi "chứa mại...