Lẽ ra thế giới có thể đã không xảy ra đại dịch COVID-19
Một nghiên cứu sử dụng phương pháp xác định niên đại di truyền mới cho thấy, đại dịch COVID-19 có thể đã không xảy ra nếu không nhờ một “cơn bão hoàn hảo” – những điều kiện thuận lợi mà nó cần ở khu chợ hải sản đông đúc tại Vũ Hán (Trung Quốc).
Khu chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán, được cho là môi trường thuận lợi để SARS-CoV-2 khuếch tán. Ảnh: Xinhua
Theo CNN, nghiên cứu do Giáo sư Michael Worobey, Giáo sư về sinh học tiến hóa tại Đại học Arizona (Mỹ), đứng đầu đã chỉ ra thời điểm và cách thức virus SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc. Với tính toán này, virus SARS-CoV-2 không lây nhiễm sang người trước tháng 10/2019. Điều đặc biệt là mô hình nghiên cứu còn cho thấy một điều khác: Virus này vốn không sinh ra để trở thành một virus gây đại dịch.
Chỉ có tình huống xui xẻo và điều kiện chật chội ở khu chợ hải sản Huanan tại Vũ Hán – nơi đại dịch dường như bắt đầu – mới cho SARS-CoV-2 cơ hội nó cần để trở thành một đại dịch toàn cầu.
“Đó là một cơn bão hoàn hảo – giờ thì chúng tôi biết rằng nó đã tận dụng được một hoặc hai may mắn để thực sự được thiết lập”, Giáo sư Worobey nói với CNN sau khi nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí The Science uy tín.
“Nếu mọi việc chỉ khác đi một chút xíu, nếu như người đầu tiên mang virus vào khu chợ hải sản đã quyết định không đi vào ngày hôm đó, hoặc quá mệt để đi và ở lại nhà, thì các sự kiện siêu lây lan ban đầu có thể đã không xảy ra. Chúng ta thậm chí có thể không hay biết gì”.
Không có chuyện SARS-CoV-2 xuất hiện ở Mỹ và châu Âu từ trước tháng 10/2019
Video đang HOT
Nhóm khoa học đã sử dụng phương pháp xác định niên đại phân tử, sử dụng tỷ lệ đột biến liên tục để tính toán virus SARS-CoV-2 đã tồn tại được bao lâu. Họ cũng sử dụng các mô hình máy tính để tìm ra thời điểm và cách thức nó có thể đã lây lan.
“Nghiên cứu của chúng tôi được thiết kế để trả lời câu hỏi SARS-CoV-2 liệu đã phát tán ở Trung Quốc bao lâu trước khi nó được phát hiện”, ông Joel Wertheim, Phó giáo sư Khoa bệnh truyền nhiễm và sức khỏe cộng đồng toàn cầu tại Đại học California và Đại học Y San Diego, cho biết.
“Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã kết hợp ba mảnh ghép thông tin quan trọng: hiểu biết chi tiết về cách SARS-CoV-2 lây lan ở Vũ Hán trước khi thành phố bị phong tỏa, sự đa dạng di truyền của virus tại Trung Quốc và những báo cáo về trường hợp nhiễm COVID-19 sớm nhất tại Trung Quốc. Bằng cách kết hợp các dòng bằng chứng riêng rẽ này, chúng tôi đã đưa ra giới hạn sớm nhất cho thời điểm SARS-CoV-2 bắt đầu phát tán ở tỉnh Hồ Bắc là giữa tháng 10/2019″ – Phó giáo sư Wertheim cho hay.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Surabaya, Indonesia, ngày 3/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo các nhà nghiên cứu, bằng chứng chỉ ra mạnh mẽ rằng virus không thể phát tán trước thời điểm đó. Có những báo cáo từ Italy và một số nước châu Âu về bằng chứng virus có thể lây lan cho con người từ trước tháng 10. Tuy nhiên, nghiên cứu trên cho thấ, chỉ có khoảng một chục người đã bị nhiễm trong tháng 10-12, theo Phó giáo sư Wertheim.
“Do đó, thật khó để khớp lượng virus thấp như vậy tại Trung Quốc với những tuyên bố về các ca nhiễm ở châu Âu và Mỹ vào cùng thời điểm”, ông Wertheim nói trong một tuyên bố. “Tôi khá nghi ngờ những tuyên bố về COVID-19 bên ngoài Trung Quốc vào thời điểm đó”.
Nghiên cứu chỉ ra rằng SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc chứ không phải nơi nào khác. Các nhà khoa học ước tính rằng số người bị nhiễm SARS-CoV-2 ở Trung Quốc là không quá một người cho đến ngày 4/11/2019. Mười ba ngày sau, con số này là 4 người và chỉ 9 người vào ngày 1/12/2019.
Virus đã “tìm được may mắn” ở chợ hải sản
Nghiên cứu nói trên không chỉ ra con vật nào là nguồn virus. Bằng chứng di truyền cho thấy dơi mang một loại virus có quan hệ họ hàng gần với SARS-CoV-2 và cũng cho thấy một loài động vật trung gian khác có khả năng đã nhiễm và truyền virus này sang người.
Hiện tượng như vậy trước đó đã xảy ra. Chẳng hạn, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ thường xuyên theo dõi và báo cáo về các trường hợp nhiễm các chủng cúm mới ở những người tham dự hội chợ và tiếp xúc với lợn. Nhưng cho đến nay chưa có trường hợp lây nhiễm nào dẫn đến thành dịch, hay chỉ là một ổ bùng phát.
Điều cần thiết là một người nhiễm virus phải tiếp xúc với rất nhiều người khác, như ở trong một chợ hải sản đông đúc. Giáo sư Worobey nói: “Nếu không đủ may mắn để tìm ra điều kiện đó, thì ngay cả một loại virus thích nghi tốt cũng có thể biến mất”.
Các tác giả nghiên cứu đã sử dụng nhiều công cụ phân tích khác nhau để mô hình hóa cách SARS-CoV-2 có thể đã hoạt động như thế nào trong đợt bùng phát ban đầu.
Nhà chức trách phong tỏa chợ hải sản Huanan, Vũ Hán vào tháng 12/2019.
Các công cụ này bao gồm các mô phỏng dịch bệnh dựa trên đặc điểm sinh học đã biết của virus, chẳng hạn như khả năng lây truyền và các yếu tố khác. Chỉ 29,7% trong số các mô phỏng này là virus có thể tạo ra dịch bệnh tự duy trì. Trong 70,3% các mô phỏng, virus lây nhiễm cho tương đối ít người trước khi tự chết đi. Trung bình, ổ dịch bất thành kết thúc chỉ sau 8 ngày.
Giáo sư Worobey cho biết: “Cách tiếp cận của chúng tôi đã mang lại một số kết quả đáng ngạc nhiên. Chúng tôi thấy rằng hơn 2/3 số dịch bệnh mà chúng tôi cố gắng mô phỏng đã tuyệt chủng. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta có thể quay ngược thời gian và lặp lại năm 2019 một trăm lần, thì 2/3 thời gian trong đó, SARS-CoV-2 sẽ phát tán mà không gây ra đại dịch. Phát hiện này ủng hộ quan điểm cho rằng con người liên tục bị tấn công bởi các mầm bệnh truyền từ động vật”.
Ông cũng nhận định: “Điều có thể đã xảy ra ở đây là virus đã lan tràn trong một số lượng rất ít người vào tháng 10, 11, đến tháng 12, và sau đó xâm nhập vào chợ hải sản Huanan”. Có khả năng khu chợ không phải là nơi virus lây nhiễm cho người đầu tiên, mà chỉ là nơi nó được khuếch đại.
Vai trò của cơ chế đa phương trong phòng ngừa và ứng phó đại dịch COVID-19
Thế giới phản ứng chưa đủ nhanh trong dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và đại dịch cho thấy sự cần thiết của cơ chế hợp tác đa phương trong chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 24/4/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Đây là đánh giá trong báo cáo sơ bộ của Ủy ban độc lập về công tác phòng ngừa và ứng phó đại dịch, được công bố tối 18/1. Văn kiện này sẽ được đưa ra thảo luận trong kỳ họp hiện nay của Ban điều hành Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Báo cáo cuối cùng sẽ được công bố tại cuộc họp toàn thể của WHO vào tháng 5/2021.
Báo cáo cho rằng WHO và Trung Quốc, nước xuất hiện ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên, có thể hành động nhanh hơn trong giai đoạn dịch bệnh mới bùng phát. Ngay cả vào tháng 1/2020, khi WHO tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp quốc tế về sức khỏe cộng đồng - mức báo động cao nhất có thể theo Quy định về y tế quốc tế, nhiều nước vẫn có rất ít biện pháp ở trong và ngoài nước để ngăn ngừa dịch lây lan. Theo báo cáo, lẽ ra tất cả các nước có nguy cơ lây nhiễm bệnh phải ngay lập tức triển khai các biện pháp phòng dịch cần thiết. Cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, đồng chủ tịch ủy ban độc lập, cho rằng các nước thành viên đặt nhiều kỳ vọng vào WHO trong việc "xác nhận nguy cơ bùng phát, triển khai các nguồn lực hỗ trợ và kiềm chế dịch", nhưng "quyền hạn và ngân sách để (WHO) thực hiện các chức năng này lại hạn chế".
Báo cáo cũng đánh giá hệ thống cảnh báo và phản ứng quốc tế chưa phù hợp với mục đích cũng như thời đại kỹ thuật số hiện nay. Theo bà Ellen Johnson Sirleaf, đại dịch đã cho thấy tầm quan trọng của cơ chế hợp tác đa phương trong ngăn ngừa và ứng phó với dịch bệnh. Bà nói: "Căng thẳng về địa chính trị đã cản trở hành động ứng phó, buộc chúng ta phải suy nghĩ lại và thay đổi cách thức mà hệ thống quốc tế và các quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ y tế toàn cầu".
Báo cáo bày tỏ đặc biệt quan ngại trước tình trạng gia tăng đáng kể số ca mắc và tử vong do COVID-19, trong bối cảnh từ ngày 1/1 đến nay, thế giới ghi nhận trung bình gần 12.500 ca tử vong mỗi ngày.
Ủy ban độc lập về công tác phòng ngừa và ứng phó đại dịch do Tổng giám đốc WHO thành lập, gồm 13 thành viên, có nhiệm vụ đánh giá những kinh nghiệm và bài học rút ra trong quá trình ứng phó với đại dịch COVID-19. Đồng chủ tịch ủy ban có bà Ellen Johnson Sirleaf và cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark.
Số ca Covid-19 thực tế ở Vũ Hán có thể cao gấp 10 lần công bố Một nghiên cứu của chính quyền Trung Quốc gợi ý rằng số ca Covid-19 thực tế ở Vũ Hán có thể cao gấp 10 lần con số thống kê chính thức. Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Vũ Hán (Ảnh: AFP) Trung Quốc ngày 28/12 công bố một nghiên cứu thực hiện hồi tháng 4 của Trung tâm Kiểm soát...