Lệ Quyên trầm tư ở cố đô Huế
Lệ Quyên đã dành hai ngày để bay ra Huế thực hiện bộ hình ảnh đẹp cho album mới Lam Phương – Lệ Quyên.
Sau khi lưu diễn từ Mỹ trở về, vẫn chưa quen giấc Việt Nam và sức khoẻ còn khá yếu nhưng Lệ Quyên ngay lập tức bắt tay vào công việc. Giọng hát “Phải chi em biết” đã chọn đất cố đô để thực hiện hình ảnh cho CD để gợi nhớ về nét cổ xưa đất kinh kỳ. Bộ ảnh do một người bạn cũng khá thân thiết với Lệ Quyên thực hiện là Tuấn Lamant.
Lệ Quyên cho biết: “Tôi là con gái Hà Nội, lập nghiệp ở Sài Gòn, được mảnh đất Sài Gòn nuôi dưỡng và giúp cho nghề nghiệp thăng hoa nên với tôi cả hai đều là quê hương nhưng lại chưa có nhiều cơ hội biểu diễn ở miền Trung… Vì thế, hình ảnh của CD lần này tôi lại muốn thực hiện ở Huế, như một dấu ấn kỷ niệm. Sắp tới, tôi sẽ thu xếp để có nhiều đêm nhạc hơn ở miền Trung vì quý khán giả ở đây cũng dành cho tôi rất nhiều sự trân quý.
Những tà áo dài thướt tha trong bộ ảnh do chính tôi chọn vải và đi may ở chỗ quen. Tôi chọn tông màu trầm vì phù hợp với cá tính, dòng nhạc của tôi chọn là sâu lắng, trữ tình. Đặc biệt, với nhạc của Lam Phương, bất kỳ sự loè loẹt, màu mè và đỏm dáng nào cũng đều sẽ không phù hợp. Với nhạc của chú, tôi thể hiện bằng cảm xúc chân thành nhất, bằng những đơn nguyên ký ức của chính bản thân, và cả bằng những câu chuyện được biết về cuộc đời chú, để có thể qua đó chuyển tải hết cảm xúc đến khán giả.
Video đang HOT
Đây là album tôi đã ấp ủ rất nhiều năm nhưng mãi đến tận bây giờ mới có thể thực hiện được vì phải nuôi dưỡng xúc cảm đủ trọn vẹn, tròn đầy. Hát đơn lẻ vài bài thì không khó nhưng hát 12 bài cho một album lại là một thử thách”.
CD gồm các ca khúc rất quen thuộc như Cỏ úa, Biển tình, Trăm nhớ ngàn thương, Xin thời gian qua mau… được Lệ Quyên nhờ các “bậc thầy” về hoà âm phối khí như Tấn Phong, Vĩnh Tâm, Minh Hoàng làm mới lại. Đặc biệt, nữ ca sĩ yêu thích nhất bài Kiếp Nghèo trong album này, vì nó được phá cách rất độc đáo, và “không giống với bất kỳ phiên bản nào trước đây”.
Lệ Quyên chia sẻ thêm: “Nhạc Lam Phương đã quá quen thuộc với đông đảo khán giả yêu nhạc xưa nên mình phải làm sao vừa mới mẻ, không gây nhàm chán mà vẫn giữ được vẻ đẹp tinh tế, sang trọng và sự cô đơn, buồn bã mới là điều quan trọng. Lệ Quyên tin rằng, khán giả sẽ cảm thấy thú vị với CD tâm huyết lần này của Quyên”. CD sẽ ra mắt dịp giáng sinh năm nay như món quà tri ân đến khán giả mộ điệu.
Theo yeah1
Chiêm ngưỡng bảo vật triều Nguyễn trên đất cố đô Huế
Những bảo vật thể hiện quyền uy của triều Nguyễn sau 71 năm được dời ra Hà Nội (1945-2016) đã quay về Hoàng cung Huế trong cuộc triển lãm Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn.
Kim sách bằng vàng
Sáng nay (6/12), tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc triển lãm Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn.
Các bảo vật được giới thiệu tại triển lãm lần này bao gồm những vật biểu trưng cho quyền lực tối cao của hoàng đế và triều đại như kim bảo, kim ấn, kim sách, bảo kiếm... cùng với những vật dụng phản ánh đời sống sinh hoạt lễ nghi: đồ ăn trầu, văn phòng tứ bảo, cơi thờ, lồng ấp, bộ đồ trà bằng ngọc... tất cả được làm bằng các chất liệu quý hiếm như vàng, ngọc, đá quý, được lưu truyền qua nhiều đời.
Kể từ sau khi triều Nguyễn kết thúc vai trò lịch sử vào năm 1945, các bảo vật của triều Nguyễn được di chuyển ra Hà Nội để đảm bảo an toàn tối đa trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt và được lưu giữ cẩn mật theo đúng Sắc lệnh của Chủ tịch chính phủ lâm thời (Hồ Chí Minh) số 65, ký ngày 23.11.1945 về việc bảo tồn di tích và cấm phá hủy cổ vật.
Đây là lần đầu tiên sau 71 năm, Huế đón nhận số lượng lớn các bảo vật triều Nguyễn về lại với đất cố đô.
Đợt triển lãm bắt đầu từ ngày 6/12 đến 5/1/2017, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, thành phố Huế) và miễn phí tham quan.
Ngọc tỷ truyền quốc (giữa) và bộ ấn vàng triều Nguyễn
Hai bảo kiếm nạm vàng, ngọc rất tinh xảo
Các bảo vật thuộc nhóm đồ sinh hoạt của hoàng triều
2 chiếc ấn Hoàng Hậu chi bảo và Hoàng Thái Hậu chi bảo
Mũ Hoàng Đế thường triều
Mũ Bình Thiên
Theo Nguyễn Phương (Dân Việt)
Cổ vật Chăm Pa lần đầu xuất hiện sau hơn 71 năm Từ hôm nay, người dân và du khách sẽ được chiêm ngưỡng 30 tác phẩm điêu khắc Chăm Pa độc đáo có niên đại khoảng thế kỷ 7 đến 14 tại Huế. Ngày 23/11, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế mở cửa khu cổ vật Chàm tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế sau 71 năm đóng cửa. Khu...