Lệ Quyên hát dân ca đương đại trong liveshow riêng
Đây là thử thách mà chính nữ ca sĩ đặt ra cho bản thân trong đêm nhạc kỷ niệm 15 năm ca hát của mình.
Sau 15 năm bươn chải cùng âm nhạc, khi đã tìm được một hướng đi cho riêng mình, Lệ Quyên trung thành với con tim và lối hát được nhiều người gọi là “rất bản năng”. Bản thân cô cũng cảm thấy mình may mắn vì được trời phú cho một giọng hát đẹp: “Đã 15 năm đứng trên sân khấu với những vui buồn nhưng trên hết là sự may mắn trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của khán giả, kể từ những bài hát với sự thể hiện đầy bản năng, với chút ngây ngô nhưng từ sự ngây thơ ấy mà ngay từ album đầu tiên tôiđã thật sự được khán giả khắp nơi yêu thương như thế…”. Chính bởi vậy, khi bắt tay vào thực hiện Q Show, Lệ Quyên muốn được thoải mái tâm sự cùng khán giả mọi khoảnh khắc buồn vui, những lúc thành công và cả góc khuất chưa từng được tiết lộ trong tâm hồn mình.
Đây cũng là lý do mà hầu hết các thành viên trong ê-kíp thực hiện 2 đêm nhạc ở TP.HCM và Hà Nội đều là những người bạn đã gắn bó, thân thiết với nữ ca sĩ trong nhiều năm qua. Đó là đạo diễn Trần Vi Mỹ, nhạc sĩ Đức Trí, Vĩnh Tâm… và đặc biệt là “5 chàng lính ngự lâm” gồm Quang Dũng, Tuấn Hưng, Quang Lê cùng thầy trò Đàm Vĩnh Hưng – Dương Triệu Vũ.
Năm quý ông này cũng là những người sẽ song hành cùng Lệ Quyên trong 5 phần khác nhau của đêm nhạc. Không đặt tên các phần theo chương hồi mà nữ ca sĩ đơn giản chia cả chương trình theo 5 dòng nhạc khác nhau. Đó là những bản hit thuở ban đầu như Thôi đừng chiêm bao, Giấc mơ có thật…, là những ca khúc nhạc trẻ sôi động, những nhạc phẩm vàng và cả những khúc nhạc xưa vốn đã được đóng đinh cùng tên tuổi nữ ca sĩ trong vài năm gần đây… Tất cả như những ngã rẽ để khán giả có thể hình dung về những cảm xúc, vấn vương và cả khó khăn của một người con gái ngày đầu bước chân vào nghề, rồi xa quê hương lập nghiệp, có được thành công và một gia đình nhỏ như thế nào…
Điều khiến nhiều người tò mò nhất là việc Lệ Quyên sẽ hát các ca khúc dân ca đương đại bởi xưa nay, cô chỉ hát nhạc trẻ và nhạc xưa mà thôi. Nữ ca sĩ cho biết cô muốn trình bày lại các tác phẩm gần như đóng đinh với tên tuổi của các diva nhạc Việt. Đây chính là thử thách mà Lệ Quyên tự đặt ra cho bản thân trong Q Show. Đạo diễn Trần Vi Mỹ thì hứa hẹn sẽ xây dựng một sân khấu có phần liêu trai, huyền bí để Lệ Quyên có thể đưa khán giả vào một thế giới có chút huyễn hoặc tâm linh.
Nói về Q Show, Lệ Quyên cho biết cô mong đêm nhạc sẽ là câu trả lời chân thật nhất để khán giả hiểu được sự biết ơn lớn lao của mình khi nhận được từng ấy sự yêu thương trong suốt ngần ấy năm qua.
Một vài hình ảnh trong buổi họp báo:
Q show không chỉ là đêm nhạc kỷ niệm 15 năm ca hát của Lệ Quyên mà còn là lần đầu tiên cô tổ chức liveshow ở Hà Nội sau khi lấy chồng và Nam tiến lập nghiệp. Chương trình được tổ chức vào ngày 7/12 tại Nhà hát Hòa Bình – TP.HCM và sau đó là 14/12 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội.
Trong buổi họp báo giới thiệu chương trình tổ chức sáng 7/10, các ca sĩ tham gia chương trình với Lệ Quyên đều có mặt để chúc mừng cô và trả lời các thắc mắc của giới truyền thông. Quang Lê vừa có đêm nhạc rất thành công ở sân khấu Lan Anh – TP.HCM. Anh cũng là “cặp bài trùng” với Lệ Quyên trong các show diễn ở nước ngoài.
Lệ Quyên và Tuấn Hưng từng là đôi bạn thân cả trong cuộc sống lẫn âm nhạc từ khi cả hai còn ở Hà Nội. Trong đêm nhạc Dấu ấn hồi cuối tuần trước của mình, Tuấn Hưng cũng không tiếc lời khen ngợi cô bạn đồng nghiệp thân thiết.
Video đang HOT
Đàm Vĩnh Hưng vừa từ Hà Nội bay vào TP.HCM sau khi tham gia Bài hát yêu thích tháng 10 để chúc mừng Lệ Quyên.
Quang Dũng và Lệ Quyên cũng là cặp song ca ăn ý trên sân khấu.
Chưa có nhiều dự án hợp tác với Lệ Quyên nhưng Dương Triệu Vũ lại dành cho ca sĩ đàn chị tình cảm rất đặc biệt. Anh đã hôn nhẹ lên má giọng ca gốc Hà Nội ngay trước mặt ông xã của cô thay lời chúc mừng.
Ông xã của Lệ Quyên là ông chủ phòng trà lớn ở TP.HCM. Anh luôn hết lòng ủng hộ vợ trong các hoạt động âm nhạc.
Đạo diễn của Q Show chính là Trần Vi Mỹ – người anh khá thân thiết với Lệ Quyên.
G.A. – Thành Luân
Theo Tri Thức
Nhạc sĩ Dương Thụ: 'Không nên hễ ai nói khác mình là ném đá'
"Chúng ta không nên là kẻ "độc quyền chân lý", hễ ai nói khác mình là ném đá ngay. Cái này xưa rồi, không phù hợp với một xã hội văn minh", nhạc sĩ bày tỏ ý kiến.
Câu chuyện nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 với những nhận xét gây xôn xao dư luận của ông về hàng loạt ca sĩ nổi tiếng đã dấy lên mối quan tâm về một góc nhìn thẳng thắn cần có trong thị trường nhạc trẻ VN cũng như khoảng trống của phê bình nghệ thuật hôm nay.
- Thưa nhạc sĩ Dương Thụ, có nhiều ý kiến cho rằng thị trường nhạc trẻ Việt Nam hôm nay có hai bộ mặt: thật và ảo. Một số ca sĩ thành danh, có lượng người hâm mộ đông đảo được đánh giá là không tương xứng với giá trị thật. Một số ca sĩ thực tài lại không có điều kiện để vươn lên, tỏa sáng và được công chúng yêu thích. Ông nghĩ sao?
- Thị trường nhạc trẻ Việt Nam bạn nói rất tương xứng với "văn hóa âm nhạc đại chúng" của giới trẻ ta hiện tại. Công chúng nào thì âm nhạc ấy. Cái thật và cái ảo trong đời sống hiện nay đương nhiên cũng sẽ như thế trong sinh hoạt nhạc trẻ.
Để được vươn lên, tỏa sáng và được công chúng yêu thích với những người thực tài mà không có một môi trường văn hóa tương xứng, ngay cả khi có môi trường văn hóa tương xứng mà không có ông bầu giỏi, chắc bạn đã biết câu trả lời.
Nhạc sĩ Dương Thụ.
- Giữa các thế hệ công chúng yêu nhạc xưa và nay có khoảng cách khác biệt về sự yêu thích ca sĩ. Đây có phải là sự xung đột "ý thức hệ" hay là điều rất bình thường?
- Đấy là một quy luật tâm lý bình thường. Sự khác nhau là tất yếu, không nên hiểu đó là một xung đột. Chúng ta cần làm quen với chuyện này. Tôi bao giờ cũng có nhận xét riêng, nó đúng với tôi, nhưng không hẳn đã đúng với người khác. Vì lẽ đó, tôi tôn trọng nhận xét của người khác, thế thôi. Chúng ta không nên là kẻ "độc quyền chân lý", hễ ai nói khác mình là "ném đá" ngay. Cái này xưa rồi, không phù hợp với một xã hội văn minh.
Chỉ có điều khi phát ngôn trước công luận, tuyệt đối không nên nói để người khác hiểu lầm thái độ của mình. Đó chỉ là cách xử sự. Bản thân tôi cũng đôi khi xử sự không khéo, nói không đúng lúc, đúng chỗ, đúng người có thể khiến người khác hiểu lầm mình. Phải trả giá đấy! Nhưng trong cuộc sống chẳng ai lại không mắc sai lầm, điều đó cũng là bình thường.
Dù ở thế hệ nào, tuổi nào, nền văn hóa nào, khác nhau đến mấy, văn hóa ứng xử cũng cần giống nhau để chúng ta vượt qua những khác biệt để yêu thương, để tôn trọng, để sống cùng.
"Mỗi ca sĩ nên tìm ra thị phần của mình và sống với thị phần này".
- Trong dòng chảy của nhạc Việt hôm nay, người ta đang nói về sự phân hóa trong gu thưởng thức và sự yêu thích. Người yêu nhạc có thể yêu thích ca sĩ này và không thích ca sĩ kia. Liệu chúng ta có thể tìm ra những nghệ sĩ chinh phục được số đông? Hay điều này là không cần thiết?
- Số đông không phải là tiêu chuẩn thật sự để đánh giá một giá trị văn hóa, tuy nó cũng rất quan trọng. Vấn đề còn ở chỗ đám đông nào. Mỗi ca sĩ nên tìm ra "thị phần" riêng và sống với thị phần này. Ngôi sao giải trí và ngôi sao nhạc thính phòng có những giá trị khác nhau và có lượng công chúng hoàn toàn khác nhau. Chúng ta mang số lượng ra đọ với nhau để làm gì. Còn sự phân hóa về gu thưởng thức là một bước tiến về mặt xã hội.
Trước kia thời bao cấp, nghe một loại nhạc, chung một gu, đơn điệu quá. Bây giờ có nhiều loại nhạc (không phải là hay hơn) người nghe đã có sự tự do trong lựa chọn, ý thích cá nhân khác nhau nên gu khác nhau là đương nhiên. Chỉ tiếc rằng không ít công chúng do "văn hóa nền có vấn đề" nên sự tự do lựa chọn và gu so với những gì gọi là "chuẩn mực văn hóa" thì có vẻ chưa ổn lắm.
- Có ý kiến rằng làng nhạc Việt hiện nay đang tràn ngập "những lời có cánh", các ca sĩ được tung hô quá mức nên khi có một ý kiến khác đi là người trong cuộc bị sốc, "nhảy dựng lên", không giữ được bình tĩnh trong việc đón nhận lời đánh giá. Nhạc sĩ có thể cho biết nhìn nhận của mình về vấn đề này?
- Phản ứng của một con người phụ thuộc vào "văn hóa nền" của họ. Công chúng tử tế sẽ đánh giá phản ứng của họ để hiểu rõ họ là ai và có một cách nhìn đúng về một người làm nghề dính dáng đến nghệ thuật. Nhưng những người "đồng văn" có lẽ khác đấy. Còn báo chí "chộp" lấy cơ hội ngon ăn này để khai thác. Cái nghề "săn tin" mà. Chuyện không đáng đã thành câu chuyện ồn ào trên báo giấy và báo mạng. Cái này nó rất hại cho người phát ngôn và nó có hại cho việc chúng ta đang muốn xây dựng cách ứng xử "nhân văn" trong đồng bào của mình (hình như bây giờ nhiều người thích "ném đá" hay sao ấy).
- Làm thế nào để phê bình âm nhạc có sức sống, mang đến những giá trị cho nghệ sĩ, những người làm nghề và công chúng? Công tác phê bình là một sinh hoạt bình thường, được trân trọng?
- Phê bình âm nhạc có giá trị khi người phê bình có được cái tự do đối với danh tiếng, tiền bạc và những "định hướng" người khác áp đặt lên mình. Nhưng điều có lẽ còn quan trọng hơn là cái văn hóa nền và văn hóa nghề của họ, cái nhân phẩm của họ, những yếu tố để tạo nên cái tâm, cái tầm và cái tài nếu có và luôn được bồi đắp, của họ thì chắc là họ sẽ mang đến những giá trị cho nghệ sĩ, những người làm nghề và công chúng. Công tác phê bình sẽ là một sinh hoạt bình thường, được trân trọng.
Nhạc sĩ Đức Trí: 'Thị trường cần nhiều màu sắc'
Tôi không quan tâm hết cả làng ca nhạc nên chỉ nhìn nhận dưới góc độ vài dự án, chương trình tôi đang trực tiếp tham gia, tôi thấy có chuyển động tích cực. Ví dụ chương trình Bài hát Việt ngày càng có những sản phẩm chất lượng cao, tiếp cận và hòa vào dòng chảy âm nhạc đại chúng. Hoặc có những nghệ sĩ theo đuổi dòng nhạc cổ điển như Phạm Thu Hà tuy "kén chọn" người thưởng ngoạn nhưng sản phẩm của cô ấy cũng được một bộ phận khán giả ái mộ và có thể gặt hái thành công về thương mại.
Càng ngày công chúng càng phân định và chấp nhận cả tính "nghệ thuật" lẫn tính "giải trí" trong âm nhạc. Thị trường phải có nhiều màu sắc, trăm hoa đua nở. Việc tìm một ca sĩ hay một sản phẩm, chương trình âm nhạc chinh phục hết thảy mọi người là điều rất khó.
Nhạc sĩ Đức Trí.
Nguyên chủ nhiệm CLB Phóng viên văn hóa nghệ thuật, Hội Nhà báo TP.HCM Vũ Duy Giang: 'Báo chí thiếu vắng các nhà phê bình'
Mặc dù làng ca nhạc Việt ngày càng có rất nhiều vấn đề để tranh luận và xây dựng nhưng một thực tế là có vẻ như mảng phê bình lĩnh vực âm nhạc trên các phương tiện truyền thông đại chúng dường như chưa theo kịp sự phát triển.
Lâu nay báo chí thiếu vắng hẳn sự tham gia của các nhà phê bình âm nhạc. Các phóng viên âm nhạc khó có thể nhận lãnh trách nhiệm này vì họ là người đưa tin chứ không thể là nhà lý luận phê bình hoặc là chuyên gia am hiểu mọi thứ. Nếu có một nếp "văn hóa phê bình" được hình thành sẵn thì nghệ sĩ sẽ đón nhận những lời đánh giá mang tính xây dựng một cách bình thường.
Theo Tuổi Trẻ
Khoảnh khắc đẹp của Hà Hồ tái ngộ tình cũ Đức Trí Khán giả có dịp gặp lại hình ảnh đẹp của cặp đôi đình đám một thời khi chàng ca sĩ tài hoa đệm đàn cho nữ ca sĩ xinh đẹp hát "Giấc mơ chỉ là giấc mơ". Trong chương trình "Nhịp cầu âm nhạc" diễn ra tối qua, 29/7, khán giả có dịp nghe lại những sáng tác đình đám của nhạc sĩ...