Lễ Phục sinh vắng lặng chưa từng thấy ở vùng Đất Thánh
Chuẩn bị vài quả trứng trên bàn và một chú thỏ đồ chơi trên tủ, cùng một vài món đồ trang trí, tín đồ Cơ đốc giáo người Palestine Sawsan Bitar đang cố gắng tạo chút không khí cho ngày lễ Phục Sinh lặng lẽ chưa từng có khi thế giới đang gồng mình ứng phó với tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Một tín đồ cầu nguyện trước cánh cửa đóng kín của Nhà thờ Holy Sepulcher ở Thành phố cổ của Jerusalem. Ảnh: timesofisrael.com
Ở khu phố Cơ đốc giáo ở thành phố cổ Jerusalem, nơi Bitar sinh sống, các tuyến đường vắng lặng, hầu hết các cửa hàng đều đã đóng cửa trong hai tuần. Các địa điểm văn hóa tại vùng Đất Thánh, vốn có giá trị tín ngưỡng rất cao, cũng đóng cửa khi giới chức triển khai các biện pháp hạn chế đi lại và tụ tập để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Các tín đồ Cơ đốc giáo không được phép thực hành các nghi lễ tập thể nhân ngày lễ Phục Sinh trong ngày 12/4 hay ngày 19/4 tới.
Theo nhà sử học người Palestine Johnny Mansour, dù trong hoàn cảnh chiến tranh hay xung đột, Nhà thờ Mộ Thánh (Church of the Holy Sepulchre), địa điểm được tin là nơi chúa Jesus bị đóng đinh và phục sinh, luôn mở cửa mỗi dịp lễ Phục Sinh trong ít nhất một thế kỷ qua. Nhưng năm nay, các tín đồ như bà Bitar không thể tới nhà thờ vì mọi hoạt động tụ tập cầu lễ đều bị cấm. Israel đã xác nhận hơn 9.700 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 79 ca tử vong, trong khi phía Palestine cũng xác nhận hơn 250 ca nhiễm và 1 ca tử vong.
Jerusalem luôn được coi là “trái tim” của các hoạt động nhân ngày lễ Phục sinh trên toàn cầu. Năm ngoái, hơn 25.000 người đã tụ tập gần Nhà thờ Mộ thánh để tham gia lễ Chúa nhật lễ lá (Palm Sunday), đánh dấu ngày mở đầu của tuần lễ Phục sinh. Nhưng không khí năm nay hoàn toàn vắng lặng tại khu phố Cơ đốc giáo, hàng chục nhà thờ không có một bóng người trong ngày Palm Sunday 5/4 vừa qua.
Theo người phát ngôn của Tòa Giám mục Công giáo ở Jerusalem Ibrahim Shomali, chỉ có 15 giám mục tham dự buổi lễ tại nhà thờ được coi là linh thiêng nhất với người theo đạo Thiên chúa này. Giáo Hoàng Francis cũng đã chủ trì lễ Palm Sunday tại Nhà thờ Thánh Peter mà không có các tín đồ tới tham gia, chỉ có một vài người ngồi trên các dãy ghế có khoảng cách an toàn.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, cộng đồng tín đồ Cơ đốc giáo vẫn tìm được niềm an ủi khi buổi phát trực tiếp lễ Palm Sunday trên mạng đã thu hút 60.000 lượt người xem. Ngày 12/4 này, Đêm vọng Phục Sinh (Easter mass) cũng sẽ được phát trực tiếp trên truyền hình và các mạng xã hội. Buổi lễ sẽ chỉ có 6 giáo sĩ tham gia.
Lê Ánh
Xứ Huế bình yên trong buổi sớm mai
Một sớm mờ sương, khi mặt trời chưa ló dạng, thành phố Huế như chìm trong hư ảo. Nhịp sống chậm rãi, vẻ cổ kính mang đến cảm giác bình yên khó tả cho người dân nơi đây.
Vẻ trầm mặc của vùng đất Thần Kinh
Dạo quanh khu vực Kinh thành Huế một buổi sớm mờ sương, bạn sẽ cảm được nét cổ kính, tĩnh lặng của không gian nơi đây. Kể từ khi có lệnh cách ly do dịch Covid-19, người dân hạn chế ra đường, các góc phố vì thế cũng trở nên vắng lặng hơn. Các điểm di tích như Đại Nội, khu lăng tẩm, đền chùa... không còn tấp nập du khách như trước.
Huế được trả về vẻ bình yên, trầm mặc vốn có. Sau cơn mưa đêm đầu hạ, mặt đường vẫn còn ẩm ướt, thi thoảng nghe được tiếng ve kêu rả rích. Vào 5h30, trời vẫn chưa sáng hẳn, ánh đèn đêm còn vẹn nguyên, các con đường thưa vắng người đi bộ, tập thể dục. Ánh sáng và bóng tối quyện vào nhau, tạo nên khoảnh khắc đẹp nao lòng. Tháng 4 cũng là thời điểm những mùa hoa xứ Huế bắt đầu khoe sắc.
Video đang HOT
Hoa sen tươi thắm ở các hồ, tỏa hương thơm ngát, dễ chịu. Những cánh điệp trải thảm vàng tươi trên đường gạch, tạo cho Huế vẻ mộng mơ, lãng mạn. Hoa sứ trắng muốt, rụng đầy trên các lối đi... Sắc hoa tô điểm vẻ duyên dáng cho những công trình rêu phong, in đậm dấu ấn hàng nghìn năm lịch sử.
Ngày mới bình yên, không vội vã...
Kể từ khi có lệnh cách ly, các khu di tích Huế tạm dừng đón khách, hàng quán ngưng phục vụ trực tiếp. Một vài khu chợ thoáng bóng người đi mua thức ăn, chuẩn bị cho bữa sáng. Không tất bật, nhộn nhịp như cuộc sống ở Hà Nội hay Sài thành, cũng không lãng mạn, thơ mộng như thành phố mờ sương Đà Lạt, một ngày ở Huế trôi thật chậm, cảm giác bình yên vô cùng. Trên các con phố Phan Đăng Lưu, Trần Hưng Đạo, Chi Lăng, mật độ lưu thông xe cộ rất ít.
Các con đường ven sông Hương tràn ngập sắc hoa giấy, điệp vàng, bằng lăng thơ mộng. Những chiếc xích lô tím than nằm lặng lẽ trên góc phố, các tiểu thương mua bán ở chợ Đông Ba, một vài người đi dạo trên cầu Trường Tiền. Trên khắp mọi nẻo đường, dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân địa phương đeo khẩu trang, khi đạp xe, lúc chạy bộ... Ánh mắt cười, cánh tay vẫy chào ngày mới là những khoảnh khắc bình dị, thân thương đến khó tả.
Trường Bùi - Hải Nhi
Hiếm hoi lắm mới thấy Hội An vắng lặng đến vậy, biết bao giờ mới được trở về một phố cổ du lịch nhộn nhịp như trước? Hiện lên với cảnh tượng vắng lặng đầy lạ lẫm, thế nhưng nhiều du khách vẫn mong dịch bệnh sớm qua mau để Hội An lại được trở về với nhịp sống du lịch vốn có của nó. Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện tại chính là nguyên nhân biến nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng bình thường...