Lễ Phục sinh tại TPHCM vắng lặng vì cách ly phòng dịch Covid-19
Ngày lễ Phục sinh năm nay, các nhà thờ thuộc Tổng Giáo phận TPHCM không tập trung đông người theo đúng tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Lễ Phục sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Công giáo. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, trên tinh thần cách ly xã hội, lễ Phục sinh 2020 diễn ra lặng lẽ tại các giáo xứ, Tổng giáo phận TPHCM.
Nhà thờ Giáo xứ Gia Định, quận Bình Thạnh “cửa đóng then cài” trong ngày lễ Phục sinh
Lễ Phục sinh được xem là lễ quan trọng nhất trong năm của người Công giáo, nó lớn hơn Lễ Giáng sinh. Và hàng năm, 1 tuần trước lễ Phục sinh gọi là tuần thánh, giáo dân tại các giáo xứ được tham gia nhiều thánh lễ và cử hành nhiều nghi thức quan trọng.
Tại Nhà thờ giáo xứ Gia Định, quận Bình Thạnh, giáo dân đến cầu nguyện thưa thớt vào chiều thứ 7 trước và trong ngày lễ Phục sinh (12/4). Lễ Phục sinh nhưng không có hoạt động gì tại nhà thờ.
Chị Nguyễn Thị Xuân Hương, một giáo dân của giáo xứ này cho biết, các gia đình công giáo đều thực hiện nghiêm cách ly xã hội. Tất cả thánh lễ đều tổ chức tại nhà hoặc dự trực tuyến; các nghi thức đều đơn giản hết mức có thể.
Hằng năm, vào tối thứ 7 trước ngày lễ Phục sinh sẽ diễn ra lễ Vọng phục sinh – lễ kéo dài nhất trong năm của người Công giáo, nhưng năm nay lễ này không được tổ chức tại nhà thờ.
Ngày Chủ nhật – Đại lễ Phục sinh, Nhà thờ Phanxico Xavie, quận 5 vắng lặng, cổng vẫn đóng.
Chị Nguyễn Thị Minh, giáo dân của nhà thờ chia sẻ, nếu như những năm trước không có dịch, trước ngày Đại lễ Phục sinh, mọi người sẽ chuẩn bị cùng nhau trang trí nhà thờ, các gia đình quây quần sum họp, háo hức được rước lễ, rước đènnhưng năm nay, mọi nghi lễ đều được chuyển sang tiến hành online để tránh lây lan dịch Covid-19
Giáo dân đến cầu nguyện giữ khoảng cách an toàn phòng dịch tại Nhà thờ Giáo xứ Gia Định, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Còn tại Nhà thờ Bình Xuyên, quận 8, không khí ngày Đại lễ Phục sinh cũng khá lặng lẽ. Thỉnh thoảng có một vài người dân đến cầu nguyện riêng, mọi người đều có ý thức tốt chấp hành nghiêm các biện pháp phòng dịch Covid-19 và cách ly xã hội.
Ông Trần Minh Kha, một giáo dân tại nhà thờ cho biết: “Giáo dân lưa thưa, tới cầu nguyện riêng rồi về, thực hiện nghiêm theo lời của đức Tổng giám mục, không cử hành các thánh lễ, giáo dân nhớ nhà thờ, nhớ Chúa có thể đọc kinh ở nhà, hoặc tới nhà thờ viếng một chút rồi về. Lễ Phục sinh mỗi người dự lễ online vậy thôi”.
Nhà thờ Bình Xuyên, quận 8
Linh mục Trần Ngọc Đậu, Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Xóm Chiếu, quận 4, TPHCM cho biết, người dân của giáo xứ khá buồn vì không được tổ chức thánh lễ trực tiếp và cử hành các nghi thức quan trọng. Trên tinh thần thực hiện nghiêm Chỉ thị cách ly xã hội và yêu cầu của Tòa Tổng giám mục, các cha xứ khuyên người dân hạn chế đến nhà thờ, nên ở nhà theo đúng quy định của nhà nước./.
Thúy Mai
Đường phố Hà Nội trước giờ cách ly toàn xã hội
Các cửa hàng trên địa bàn thủ đô đều nghỉ kinh doanh, đường phố vắng vẻ trước giờ cách ly toàn xã hội trên toàn quốc để phòng dịch Covid-19.
Video đang HOT
Lác đác người dân thể dục quanh hồ Gươm
Khi những ngày đầu dừng hoạt động kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu, giới trẻ và cánh nhiếp ảnh tìm tới check-in, sáng tác, sáng 31/3, cảnh này hầu như không còn, thay vào đó là sự xuất hiện của một số người già và những vị khách quốc tế đi bộ tập thể dục quanh hồ Gươm. Hôm nay cũng là ngày nhiệt độ ở miền Bắc xuống thấp tới 18 độ C. Người đi xe máy phải mặc thêm áo khoác chống lạnh.
Phố cổ tĩnh lặng lạ thường
Khi được hỏi, nhiều người dân và tiểu thương sinh sống ở khu vực phố cổ đều trả lời vì sự an toàn của cộng đồng, một lòng quyết tâm chống dịch nên họ sẵn sàng nghỉ kinh doanh hai tuần, thậm chí cả tháng. Đó là lý do, các con phố Hàng Đào, Hàng Đường... vốn náo nhiệt, sầm uất nhất thủ đô giờ đây vắng lặng lạ thường. Trên đường, chủ yếu cánh shipper vận chuyển hàng thiết yếu tới tay khách hàng.
Xe và người hối hả về nhà
Dường như những người xuất hiện ngoài phố lúc này hầu hết vì bất đắc dĩ. Trên gương mặt của họ hiện lên sự nóng ruột. Họ muốn về nhà thật nhanh để tránh phải tiếp xúc với nhiều người khác. Người đi bộ thì rảo bước thật nhanh, còn người đi xe máy phóng một cách vội vã. Không ai không đeo khẩu trang.
Đường phố, bãi biển Đà Nắng vắng bóng trong ngày đầu 'cách ly toàn xã hội' Đường phố, bãi biển, khu vui chơi... vắng bóng người. Trong ngày đầu 'cách ly toàn xã hội', Đà Nẵng trở nên yên ắng, khác lạ. Từ chiều ngày 31/3, sau khi có chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các biện pháp phòng chống COVID-19, chính quyền Đà Nẵng đã có chỉ đạo các sở ngành, địa phương...