‘Lê la cà phê, ngõ hẻm Sài Gòn’ – Một cẩm nang du lịch đã được chứng thực
‘Lê la cà phê, ngõ hẻm Sài Gòn’ của tác giả- nhà báo Lê Vân là cuốn sách kể về cuộc sống mưu sinh qua nhiều thế hệ con người ở những con hẻm, chợ, chung cư, tiệm xưa quán cũ nhuốm màu thời gian tại Sài Gòn vừa được Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu tới độc giả.
“Lê la cà phê, ngõ hẻm Sài Gòn” dày 196 trang gồm 26 bài viết với 4 chủ đề chính như: Hẻm Sài Gòn – những đời người; Trăm năm “kẻ chợ” Sài thành; Chuyện đời những chung cư Sài Gòn xưa cũ; Tiệm xưa quán cũ. Ở đó, có câu chuyện về những nơi chốn đời thường, câu chuyện về đời người. Dẫu có trải qua bao nhiêu thăng trầm thì nơi đây vẫn chào đón chúng ta như một người bạn hiền, một miền đất hứa.
Thật bình yên khi biết đâu đó giữa những chung cư lâu năm của Sài Gòn lại có những ngôi chùa như chùa Liên Trì (Quận 3), chùa Từ Đức (Quận 5) tọa lạc trên tầng cao. Sự hấp dẫn từ những ô cửa tựa khối rubic màu của chung cư Nguyễn Huệ (Quận 1) vẫn giữ nét hoài cổ dưới ánh đèn biển hiệu của hàng quán hiện đại. Có cả một con hẻm “Thiền” với rất nhiều chùa, tịnh xá, tịnh thất ở quận Gò Vấp…
Những ngày thong dong, chúng ta lê la khắp quán xá giữa Sài Gòn hoa lệ, sẽ thấy những tiệm trà xưa rất xưa là Ô Tồng Ký (khu chợ Bến Thành), Di Phát (Quận 11)… vẫn đang gắng giữ những nét văn hóa, của những con người, thích đắm mình trong một tách trà nhuốm màu thời gian. Và nếu bạn có dịp ghé qua phở Tàu Bay (Quận 10) thì thử gọi một “tô xe lửa”, rẽ qua làm tô cháo lòng kèm dồi chiên cô Út (Quận 1), lại đợi khi chiều xuống để nhâm nhi dĩa phá lấu Tiều (góc đường Lê Lợi – Pasteur) quen thuộc để gợi nhớ tiếng rao ngày xưa “phá lấu ơ”, rồi đợi đến tối để ghé cơm cháo Tiều Châu nổi tiếng ở khu Chợ Lớn (Quận 5), thưởng thức ly cà phê vợt trứ danh Ba Lù (khu chợ Phùng Hưng, Quận 5), cơm tấm Trần Quý Cáp (nay là đường Võ Văn Tần, Quận 3), bánh mì Hòa Mã (góc Cao Thắng – Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3)… và còn rất nhiều nơi chúng ta chưa có dịp khám phá.
“Lê la cà phê, ngõ hẻm Sài Gòn” của tác giả Lê Vân
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt chia sẻ:”Có thể xem Lê la cà phê, ngõ hẻm Sài Gòn là một thứ mùi vị của Sài Gòn mà bạn có thể hít hà nó trong ly cà phê sáng sớm đầu ngày, hoặc trong một buổi chiều tối phố xá lên đèn có mưa bay. Vì kiểu gì bạn cũng có thể tìm thấy, ít nhất một nỗi nhớ trong lòng mình, với mảnh đất đầy bao dung và rộng rãi này!”.
Quyển sách vừa lưu giữ ký ức của người trong truyện vừa là hành trình khám phá chuyện thường ngày ở thành phố này nhưng không kém phần hấp dẫn. Mùi vị của Sài Gòn là thứ làm cho bao nhiêu người vương vấn không quên. Những mùi vị của Sài Gòn là thứ có thể nắm bắt bằng vị giác, khứu giác… Nhưng có khi, phải sống đủ lâu, phải đi đủ nhiều thì mới nhận ra một vài mùi vị đặc biệt chỉ có thể chạm đến bằng yêu thương và trải nghiệm, của một con người thật sự thích khám phá và trải nghiệm vùng đất này.
Nhà báo Lâm Hiếu Dũng, báo Thanh Niên chia sẻ về tác phẩm: “Hẻm, chợ, cà phê vỉa hè… nơi gắn bó với phận đời của bao con người sống ở Sài Gòn, nhất là dân nghèo… Dù là dân cố cựu hay người ngụ cư, đã được Lê Vân vẽ bằng những nét ký họa đơn giản nhưng hết sức chân thật, đầy trải nghiệm về những điều giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm. Sài Gòn, với tác giả, là nơi bao dung nhất cho những người con tứ xứ về đây. Họ mang cả quê hương, xứ sở trong chuyến ly hương”.
Bởi, chợ gắn với đời sống, văn hóa của họ dù tha phương cầu thực. Họ lập chợ vì nhớ những món mang hồn cốt, hào khí quê hương một thuở. Sài Gòn có những khu chợ mang hồn cốt của ẩm thực người di cư như: Muốn ăn món Bắc thì ghé chợ Ông Tạ, chợ Hoàng Hoa Thám, chợ Phạm Văn Hai. Ai ăn món Quảng thì qua chợ đặc sản Bà Hoa… Hay thương vọng về những khu chợ đã lùi vào dĩ vãng như chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cháy. Nhắc đến chợ của người giàu thì người ta hay gọi chợ Bến Thành, chợ dành cho khách sang như chợ Cũ, chợ “chảnh” khi xưa chuyên bán cho giới nội trợ cao cấp là chợ Tân Định… hay ngôi chợ lâu đời nhất còn ở Sài Gòn là chợ Thái Bình (Quận 1, khi xưa gọi là chợ Khung Dong, chợ Cây Da còm)…
Và vậy là, sau khi lê la khắp các ngóc ngách Sài Gòn cùng tác giả, lật đến trang cuối, tiếng loạt soạt của trang sách khiến ta bừng tỉnh, nhưng trong lòng cứ vương vấn mãi những điều răn dạy của ông chủ quán nghèo: “Hận mình thiếu may mắn nhưng phận nghèo chí không nghèo. Phú quý do trời ban. Đức độ lưu muôn phương”. Sài Gòn, với Lê Vân, không phải là cuộc “cưỡi ngựa xem hoa”, không chỉ là “hòn ngọc Viễn Đông”, mà sâu hơn tất thảy, nó như lời của sư cô Tuấn Liên chia sẻ: “Người dân ở đây đều có tâm tính tốt, rồi khi họ dọn đi, chủ nhà mới dọn đến cũng người thiện tâm. Nên phước lành vẫn còn lưu lại ở con hẻm. Dù kinh tế, cảnh quan của con hẻm có thay đổi nhưng tình người ở đây không hề đổi thay”.
“Lê la cà phê, ngõ hẻm Sài Gòn” lại đi một con đường hoàn toàn khác. Khi tác giả vừa là một nhà báo để chắt lọc những thông tin tinh tế nhất từ những nhân chứng là con người và kiến trúc đang hiện diện, cũng đồng thời là một du khách để không áp đặt mình vào bất cứ một công thức hay sự so sánh nào… Là hẻm cũ, chung cư cũ, món ăn cũ, những ngôi chợ cũ… nhưng đều là cái cũ độc đáo, duy nhất, riêng biệt và gần như miễn nhiễm với sự phai nhạt của thời cuộc.
“Lê la cà phê, ngõ hẻm Sài Gòn” không khác gì một cẩm nang du lịch đã được chứng thực bằng tất cả những giác quan của một con người chân thành thương nhớ với Sài Gòn./.
Cẩm nang du lịch Quảng Bình từ A đến Z
Du lịch Quảng Bình ẩn chứa rất nhiều điều thú vị chờ bạn khám phá. Dưới đây hãy cùng tham khảo cẩm nang từ A đến Z để có chuyến đi thuận lợi nhé.
1. Thời gian lý tưởng để du lịch Quảng Bình
Video đang HOT
Khí hậu Quảng Bình có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, mùa khô là từ tháng 4 đến tháng 8. Còn từ tháng 11 đến khoảng tháng 3 là lúc nhiệt độ ở Quảng Bình giảm xuống khá nhiều, dao động ở mức trên dưới 20 độ C.
Vì vậy theo kinh nghiệm du lịch Quảng Bình, thời điểm lý tưởng nhất để đến đây là từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 9. Lúc này thời tiết khô ráo, nhiệt độ ổn định, thuận lợi để bạn di chuyển, khám phá các hang động, bãi biển nổi tiếng của Quảng Bình.
Du lịch Quảng Bình đẹp nhất là vào mùa khô, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 9
2.Các điểm tham quan nổi tiếng của du lịch Quảng Bình
2.1 Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Vị trí: Huyện Bố Trạch và huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km)
Nhắc đến du lịch Quảng Bình thì Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là cái tên nổi bật nhất, được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là quần thể hơn 400 hang động, tổng chiều dài 220km, được hình thành từ ba sông chảy qua là sông Chày, sông Son và sông Troóc.
Các hang động nổi tiếng nhất tại đây:
- Động Phong Nha: Cửa hang cao và rộng, bên trong có sông ngầm, bãi cát, bãi đá ngầm, hồ nước. Đặc biệt là hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và nhiều hình thù tráng lệ khiến du khách choáng ngợp.
- Động Thiên Đường: Vượt qua hơn 500 bậc bạn sẽ đến được động Thiên Đường. Bên trong hang là không gian rộng lớn, vô số khối thạch nhũ, măng đá. Động dài 31.4km, thuộc top hang động khô có chiều dài kỷ lục của châu Á.
- Hang Sơn Đoòng: Đây là là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới với chiều rộng 150m, cao hơn 200m, tổng chiều dài khoảng gần 9km. Bên trong hang có hai giếng trời lớn, tạo điều kiện cho hệ thực vật rừng nhiệt đới phát triển mạnh mẽ, được gọi là "vườn Edam".
Giếng trời hang Sơn Đoòng tuyệt đẹp, nơi đây sẽ khiến bạn choáng ngợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên và tạo hóa
- Hang Tú Làn: Đây là một hệ thống hơn 25 hang động trong núi đá vôi, sở hữu những khối thạch nhũ khổng lồ. Các nhóm bạn trẻ khi du lịch Quảng Bình thường lựa chọn đến đây để trekking khám phá.
- Hang Én: Đây là hang động lớn thứ ba thế giới, dài 1.6km, cao 120m, rộng 110m, trần hang có nơi cao 145m. Đến đây, bạn có thể trekking băng rừng, lội suối, kết hợp khám phá Bản Đoòng là nơi cư ngụ của người Bru Vân Kiều.
- Hang Pygmy: Hang động lớn thứ tư thế giới, hệ thực vật phong phú, đặc biệt là dương xỉ.
Đến với Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, ngoài hệ thống hang động tuyệt đẹp, bạn còn có cơ hội khám phá các loài động thực vật đặc hữu, nhiều loài có mặt trong danh mục nguy cấp, quý hiếm.
2.2 Những bãi biển, bãi đá đẹp
- Biển Nhật Lệ: Bãi biển này trải dài ven theo thành phố Đồng Hới. Nơi đây thu hút du khách bởi bãi cát trắng, nước trong xanh và hiền hòa.
- Bán đảo Bảo Ninh: Bán đảo này nằm giữa một bên là biển, một bên là sông Nhật Lệ. Vẻ đẹp nguyên sơ tại đây cùng những trải nghiệm thú vị như lướt sóng, nhảy dù, motor nước,... là điều bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Quảng Bình.
Bán đảo Bảo Ninh thanh bình với bãi cát thơ mộng
- Bãi Đá Nhảy: Những khối đá nằm ven biển bị phong hóa qua hàng triệu năm, nước biển bào mòn tạo nên vô khối hình thù động vật thú vị như hòn trống - mái, voi, hổ,... lấp ló giữa những con sóng.
- Vũng Chùa - Đảo Yến: Vũng Chùa là bãi biển tuyệt đẹp, yên bình. Nằm ngay bên cạnh là đảo Yến, hai địa danh này tạo nên khung cảnh hữu tình, chinh phục mọi du khách.
2.3 Những điểm tham quan tại thành phố Đồng Hới
- Quảng Bình Quan: Đây là thành lũy trong hệ thống Lũy Thầy, được xây dựng vào năm 1639. Thành bị chiến tranh phá hủy nhưng hiện tại đã được phục dựng lại để đón du khách tham quan.
- Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa: Nhà thờ nằm bên dòng sông Nhật Lệ. Hầu hết kiến trúc của nhà thờ đã bị phá hủy bởi chiến tranh, chỉ còn lại phần tháp chuông với vẻ đẹp cổ kính, xưa cũ.
- Thành cổ Đồng Hới: Đây là di tích từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Đến đây, bạn sẽ được tìm hiểu rất nhiều điều mới mẻ về lịch sử nước nhà.
Thành cổ Đồng Hới gợi lên một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc
3. Khám phá ẩm thực Quảng Bình
Khi đến Quảng Bình, bạn đừng bỏ qua những món ăn thơm ngon, đặc trưng của ẩm thực miền Trung nhé. Dưới đây là các gợi ý từ MIA.vn:
- Bánh bột lọc
- Bánh mì bột lọc
- Cháo canh
- Bún chả cá thác lác
- Chắt chắt
- Cháo hàu
- Bánh khoái
- Lẩu cá khoai
- Nấm tràm
- Khoai lang dẻo
Trên đây là những điều thú vị bạn không nên bỏ lỡ khi có dịp du lịch Quảng Bình. Theo dõi cẩm nang du lịch MIA Go! để bỏ túi những kinh nghiệm chinh phục khắp mọi miền Tổ quốc nhé./.
Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh: Trở về với một 'Sài Gòn xưa cũ' 1. Đôi nét Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 07 Công Trường Lam Sơn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Mở cửa: 09:00 - 16:30 (ngày thường)| 09:00 - 12:00 (cuối tuần) Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh hay còn được gọi là Nhà hát thành phố, Nhà hát Lớn hoặc Ho Chi Minh Opera House...