Lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức đầu tiên được diễn ra như thế nào?
Tại London, Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là Winston Churchil đã nghe tin Đức đầu hàng vào lúc 7 giờ sáng ngày 7/5 nhưng chưa có thông báo chính thức nào được đưa ra cho tới 7h40 tối hôm đó.
Hàng triệu người dân London đổ ra quảng trường Trafalgar ăn mừng chiến thắng vào ngày 8/5/1945.
Lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết Josef Stalin muốn tuân thủ lịch trình đã ký kết giữ việc công bố cho tới ngày 9/5. Cuối cùng, Churchil lớn tiếng cho rằng, ông không thể làm thỏa lòng nhà lãnh đạo Liên Xô bằng việc giữ tin tức đó khi mà nó đã lan ra nhanh chóng. Bởi lẽ, Đức đã thông báo cho người dân nước mình về việc đầu hàng này ngày 7/5..
Trong thông báo dưới mức chính thức từ Bộ Thông tin của Anh chỉ viết ngắn gọn rằng: “Tuân thủ các thỏa thuận giữa ba cường quốc, ngày mai, ngày 8/5 sẽ được coi là Ngày chiến thắng- Ngày châu Âu và được coi như là một ngày lễ”.
Hàng vạn người Anh đã đổ ra các đường phố của London và tiếp tục ăn mừng cho tới khi trời đổ mưa lớn suốt đêm đó. Ngày hôm sau, lễ ăn mừng vẫn được tiếp tục và được tổ chức tôt nhất có thể. Bộ Nội vụ Anh tuyên bố: ” Cho phép đốt lửa trại, nhưng chính phủ tin rằng chỉ những vật liệu không nguy hiểm tính mạng mới được sử dụng”.
Thủ tướng Anh khóc trong sung sướng và nói với đám đông dân chúng rằng : ” Winnei, Winne” ( Chiến thắng, Chiến thắng) và công bố người Anh có thể có mấy ngày nghỉ ngắn ngủi để ăn mừng, rồi sau đó là thời gian để trở lại công việc kết thúc cuộc chiến chống lại phát xít Nhật.
Đài phát thanh Liên Xô báo tin chiến thắng lúc 1 giờ sáng
Trong khi các nhà báo phương Tây đã rò rỉ thông tin từ thủ đô Berlin về việc phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện vào ngày 7/5, thúc đẩy các quốc gia phương Tây đưa thông báo chính thức này, nhưng tại Liên Xô, Josef Stalin khăng khăng duy trì lịch trình đã thống nhất và đưa ra thông báo vào ngày 9/ 5.
Đúng 1 giờ sáng ngày 9/5, một đài phát thanh Liên Xô đầu tiên đã báo tin chiến thắng này. Đài này thông báo với những người đã thức dậy vào giờ đó rằng, Đức quốc xã đã chính thức đầu hàng. Ngay sáng sớm hôm đó, lễ kỷ niệm ngẫu hứng đã bùng nổ trên khắp các đường phố của Liên Xô. Người dân đổ ra Quảng trường Đỏ ca hát, nhảy múa, ôm nhau ăn mừng chiến thắng.
Một đám đông tụ tập bên ngoài đại sứ quán Mỹ ở Moscow, dường như để bày tỏ lòng biết ơn đối với hỗ trợ của người Mỹ trong chiến tranh. Pháo hoa được bắn trên điện Kremlin.
Trong khi người dân ăn mừng nhảy múa ngoài đường phố, Stalin vẫn mải miết làm việc. Hôm đó, người phó của ông là Nikita Khrushchev đã gọi điện chúc mừng nhà lãnh đạo Liên Xô và chiến thắng của ông, Stalin nhấc ống nghe và nói: ” Tại sao ông lại làm phiền tôi? Tôi đang làm việc”.
Video đang HOT
Cuộc diễu hành chiến thắng chính thức của Liên Xô đã diễn ra sau đó một tháng, vào ngày 24/6 trong một trận mưa như trút.
Các Ngày Chiến thắng ở Liên Xô sau đó không được tổ chức long trọng, mà chỉ là đánh dấu sự kết thúc của cái mà họ gọi là Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trong đó 25-30 triệu công dân Liên Xô đã chết, hai phần ba trong số họ là dân thường.
Kể từ năm 1965, ngày này mới được tuyên bố là ngày lễ chính thức của quốc gia và một cuộc diễu hành quân sự đã diễn ra tại Quảng trường Đỏ.
Các cuộc diễu hành đã được tổ chức lại vào năm 1985 và 1990, sau đó chúng đã được tổ chức hàng năm. Vào ngày này, hoa hoa cẩm chướng đỏ được ưa chuộng vì nó tượng trưng cho chiến thắng và được người dân trao tặng cho các cựu chiến binh trên đường phố.
Pháp lấy ngày 8/5 là ngày lễ chiến thắng
Người dân Pháp đổ ra đại lộ Champ Elysee ăn mừng chiến thắng phát xit Đức ngày 8/5/1945.
Tướng Charles de Gaulle, người đã lãnh đạo Lực lượng Pháp Tự do trong suốt cuộc chiến chống phát xít Đức, đã đưa ra thông báo chính thức cho người dân Pháp rằng, Đức đã bị đánh bại và Hitler đã chết.
Ông tuyên bố: “Đây là chiến thắng của Liên Hợp Quốc và của Pháp. Kẻ thù Đức đã đầu hàng quân đội Đồng minh ở phía Tây và phía Đông. Bộ Tư lệnh tối cao Pháp đã có mặt và không bao giờ chùn bước, ngay cả trong những thử thách khủng khiếp, cũng không nhượng bộ họ…”
Tiếng chuông nhà thờ vang lên để chuyển tiếp thông điệp của ông. Lễ kỷ niệm chiến thắng kéo dài tại Pháp trong hai ngày.
Sau đó, ngày lễ chiến thắng được chọn vào ngày lễ Thánh Joan (16/5), ngày đình chiến ( 11/11, đánh dấu kết thúc Thế chiến thứ 1), ngày Chủ nhật thứ 2 của tháng 5.
Sau rất nhiều cuộc tranh luận công khai, cuối cùng Ngày lễ chiến thắng tại pháp được lấy vào ngày 8/5 và trở thành ngày lễ chính thức quốc gia từ năm 1982.
Hàng ngàn người tụ tập ở Quảng trường thời đại, New York, Mỹ
Lính Mỹ mừng vui đọc tin tức nóng hổi về chiến thắng phát xít Đức.
Tổng thống Mỹ Harry S Truman tuyên bố chiến thắng ở châu Âu cho người dân Mỹ vào Chủ nhật, ngày 13 / 5 – Ngày của Mẹ. Trong một phần thông báo của mình, Tổng thống Truman cho biết, người Mỹ vui mừng trước việc thế giới thoát khỏi Hitlter và những đồng bọn xấu xa của hắn.
Tuy nhiên, ông cho biêt cũng đừng quên rằng, nhiều người dân Mỹ đã góp phần làm nên chiến thắng này cũng như nhiều người hàng xóm của Mỹ đã phải hy sinh rất nhiều để giành được chiến thắng này cũng như sự tự do cho nước Mỹ. Ông nhắc nhở người dân Mỹ hãy tiếp tục làm việc để kết thúc chiến tranh thế giới.
Trên khắp nước Mỹ, người dân Mỹ vui mừng đổ ra đường, tập trung tại các quảng trường, trong đó có Quảng trường Thời đại để ăn mừng, nhảy múa, ôm hôn nhau. Tiếng chuông nhà thờ vang lên báo tin tức chiến thắng tới khắp các thị trấn nhỏ tới các thành phố lớn.
HÀ THU
Theo TPO
Military Times
Sau 33 năm, điều kỳ lạ đang diễn ra tại vùng thảm họa hạt nhân Chernobyl
Báo cáo bất ngờ từ Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết khu vực cách ly trong thảm họa Chernobyl vô tình trở thành khu bảo tồn độc đáo cho đa dạng sinh học.
LHQ đưa ra báo cáo gây bất ngờ về thảm họa hạt nhân Chernobyl
Thảm họa hạt nhân Chernobyl - vụ tai nạn lớn nhất trong toàn bộ lịch sử ngành năng lượng hạt nhân thế giới - xảy ra ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (lúc ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) gặp sự cố và phát nổ.
Theo tạp chí Time, thống kê của Liên Hợp Quốc năm 2005 cho biết, khoảng 4.000 người thiệt mạng do thảm họa hạt nhân Chernobyl. Trong khi, khoảng 100.000 người được sơ tán đến nơi an toàn. Khu vực xảy ra sự cố trở thành vùng cách ly đặc biệt.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của LHQ cho thấy điều kỳ lạ xảy ra tại vùng cách ly khi nó trở thành một khu bảo tồn độc nhất cho đa dạng sinh học.
"Sự phục hồi môi trường sống bị nhiễm xạ trong vùng cách ly được tạo điều kiện bằng việc loại bỏ các hoạt động công-nông nghiệp của con người tại đây. Do đó, số lượng nhiều loài động-thực vật đã tăng lên đáng kể. Các điều kiện hiện tại cũng tác động tích cực tới môi trường sống ở khu vực cách ly", nghiên cứu trên diễn đàn Chernobyl của LHQ ghi rõ.
Hiện trường nhà máy Chernobyl sau thảm họa hạt nhân
Thực tế, những phóng xạ do thảm họa hạt nhân gây ra khiến nhiều động thực vật chết ngay lập tức trong phạm vi 20-30 km so với nhà máy Chernobyl. Nhưng sau đó, không có báo cáo về tác động tương tự với động thực vật ở ngoài phạm vi đó (khu vực cách ly).
Vài năm đầu, động thực vật ở khu vực cách ly có khiếm khuyết về di truyền do ảnh hưởng của phóng xạ. Nhưng sau nhiều năm, mức độ phóng xạ giảm dần, quần thể sinh học lại được phục hồi.
Ngoài việc gây biến đổi tới môi trường, thảm họa hạt nhân Chernobyl cũng làm thay đổi thái độ của người dân toàn thế giới về năng lượng hạt nhân.
Năm 1987, Ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý sau thảm họa và sau đó một năm, đất nước hình chiếc ủng quyết định loại bỏ các nhà máy hạt nhân. Thảm họa Chernobyl còn dẫn đến việc thành lập một bộ môi trường liên bang ở Đức.
Theo Danviet
Chưa đầy 1 ngày, Pháp huy động được gần 1 tỷ USD tái thiết Nhà thờ Đức Bà Đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người dân Pháp đã cam kết ủng hộ khoảng 750 triệu Euro (845 triệu USD) để hỗ trợ khôi phục Nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng ngày 15/4. Đám cháy ngày 15/4 đã thiêu rụi và làm sập phần mái vòm và tháp chuông chính của Nhà...