Lễ khánh thành khu di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam Lào
Ngày 6.7, tỉnh Sơn La tổ chức lễ khánh thành khu di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam – Lào tại bản Lao Khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La). Tới dự buổi lễ, có đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Pa Ny Tho Tu, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam và Lào.
Cảnh tiếp đón lãnh đạo nước bạn Lào đến dự lễ khánh thành khu di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam – Lào.
Khu di tích được xây dựng trên diện tích 3,5 ha với các hạng mục chính như: Đài tưởng niệm tình hữu nghị Việt Nam – Lào; nhà trưng bày, sân đài biểu tượng, khuôn viên… được xây dựng trên đỉnh đồi cao 18m, chất liệu đá xanh, với 3 tầng đế, trong đó tầng đế thứ 3 hình tròn đường kính 9m, chiều cao 1,1m, mặt đế tạo hình sóng nước với các cánh hoa sen, hoa Chăm Pa cách điệu.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới thăm và tặng các thầy cô giáo, học sinh Trường THCS Phiêng Khoài, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La).
Cách đây hơn 65 năm, Ban xung phong Lào-Bắc do đồng chí Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hẳn làm Trưởng Ban được thành lập với nhiệm vụ liên lạc với Ủy ban kháng chiến và Tỉnh bộ Việt Minh Sơn La để thống nhất hoạt động, có sự tương trợ lẫn nhau khi cần thiết với bộ đội Sơn La. Hai bên có nhiệm vụ gây dựng cơ sở trong đất địch, phát động phong trào du kích, đào tạo cán bộ địa phương. Bản Phiêng Sa thuộc xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) trở thành căn cứ cách mạng của cách mạng Việt – Lào. Sau này, bản Phiêng Sa được đổi tên thành bản Lao Khô ( tên của ông Tráng Lao Khô, dân tộc Mông, là người có nhiều công lao trong việc giúp đỡ, nuôi giấu đồng chí Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hẳn và Ban xung phong Lào – Bắc).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ, Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam – Lào là nơi là nơi ghi dấu quá trình hoạt động, xây dựng căn cứ cách mạng của Ban xung phòng Lào – Bắc và đồng chí Cay Xỏn – Phôm Vi Hẳn. Khu di tích đã ghi đậm dấu ấn của tình đoàn kết chiến đấu giữa hai nước Việt Nam – Lào nói chung và giữa nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào nói riêng trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Khu di tích sẽ là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, quan hệ đoàn kết đặc biệt, tình cảm thủy chung son sắt giữa hai nước Việt Nam – Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hẳn đặt nền móng và được các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp trở thành tài sản chung vô giá của hai nước .
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Trường THCS Phiêng Khoài, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La).
Chủ tịch Quốc hội Lào Pa-ny Ya-thô-tu thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đã luôn dành sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả với nhân dân Lào. Tin rằng, nhân dân hai nước sẽ cùng nhau tiếp tục phát huy mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước ngày càng tốt, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới thăm và tặng các thầy cô giáo, học sinh Trường THCS Phiêng Khoài, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) 30 bộ máy tính để bàn.
Theo Danviet
"Nay giải cứu thịt lợn, mai giải cứu dưa hấu, mốt còn cứu gì nữa?"
"Thời gian qua, nền nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, đầu vào thì cao, đầu ra thì thấp, giá cả bấp bênh. Nay giải cứu thịt lợn, mai giải cứu dưa hấu, mốt không biết còn giải cứu cái gì nữa" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Phong Điền (Cần Thơ) chiều 27/6.
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri chiều 27/6 tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 27/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Cần Thơ có buổi tiếp xúc với hơn 200 cử tri xã Giai Xuân, huyện Phong Điền,TP Cần Thơ.
Tại buổi tiếp xúc, đoàn ĐBQH đã ghi nhận 20 ý kiến của các cử tri liên quan đến các vấn đề như giao thông nông thôn; xây dựng sân bay bến cảng; tình trạng khai thác cát lậu gây ra sạt lở; thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc kém chất lượng; nông sản rớt giá; sinh viên ra trường thất nghiệp...
Cụ thể, cử tri Phạm Văn Hoà nêu ý kiến về tình hình nông sản bị rớt giá: "Chúng tôi lo lắng, băn khoăn về việc nông sản bị rớt giá nhiều năm qua. Thời gian qua các ngành có giải cứu nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, đề nghị nhà nước tính toán tìm đầu ra ổn định cho nông sản để người dân yên tâm sản xuất.
Cử tri Nguyễn Văn Tám lo lắng: "Tình hình sản xuất nông nghiệp thời gian qua gần như bị quên lãng, không có chính sách nổi bật nào để phát triển, trong khi đó, đất nông nghiệp đang dần bị công nghiệp hóa. Việt Nam từ một cường quốc lúa gạo sẽ phải đối mặt với nguy cơ phải nhập lúa gạo để ăn. Đặc biệt là bài toán giá cả, người nông dân làm lụng vất vả nhưng luôn thua lỗ, chưa có chính sách khích lệ nông dân. Cần quan tâm và xem xét nhiều hơn nữa những vẫn đề này.
Một số ý kiến mạnh dạn đề nghị Quốc hội nên có chế tài xử lý nghiêm đối với các đối tượng khai thác cát lậu. Một cử tri nêu bức xúc: "Tội trộm cắp chỉ cần trị giá tài sản 5 triệu đồng là xử lý hình sự, nhưng các đối tượng khai thác cát lậu là trộm cắp tài nguyên, tài sản quốc gia với giá trị rất lớn, nhưng chỉ bị xử lý hành chính".
Chủ tịch Quốc hội tại buổi tiếp xúc cử tri Cần Thơ ngày 27/6
Cử tri Phạm Diệu Linh (xã Mỹ Khánh) cho hay: "Chúng ta không chỉ quản lý khai thác cát lậu mà phải tìm cách để quản lý tốt giá cát. Hiện giá cát tăng hơn 3 lần, người dân nghèo đang chịu thiệt thòi lớn, không đủ tiền để xây nhà, trong khi những người khai thác và những vựa cát được cơ hội để làm giàu.
Trả lời các ý kiến của cử tri xã Giai Xuân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng những ý kiến của cử tri, chính quyền địa phương phải thực sự ghi nhận và từng bước chỉnh sửa những yếu kém để từng bước đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, hiện nay, Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách nông nghiệp, nông thôn, lo quy hoạch, dự báo thị trường nông nghiệp.
"Thời gian qua, nền nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, đầu vào thì cao, đầu ra thì thấp, giá cả bấp bênh. Nay giải cứu thịt lợn, mai giải cứu dưa hấu, mốt không biết còn giải cứu cái gì nữa. Cuộc sống nông dân rất khó khăn, nhưng chính sách nhà nước làm sao để người dân làm lúa, nhất là ĐBSCL phải có lãi và sống được trên đất trồng lúa, thì phải có chính sách" - Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, người dân cần phải chủ động tìm hiểu thị trường, không để hôm nay trồng cây này, mai nuôi con kia.
Liên quan đến vấn đề sân bay, Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện sân bay Cần Thơ đã được tăng chuyến nhiều hơn trước, điều đó cho thấy nhu cầu hành khách đã khả quan hơn. Còn sân bay Long Thành đến năm 2025 sẽ hoàn thành giai đoạn một, đồng thời vẫn tiếp tục khai thác sân bay Tân Sơn Nhất.
Về vấn đề khai thác cát, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vừa qua chúng ta siết chặt khai thác cát dẫn đến nguồn cát khan hiếm, làm giá cát tăng cao, đây là quy luật thị trường. Song cần nhìn nhận có tình trạng các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng lợi dụng điều này đẩy giá cát tăng cao nhằm trục lợi.
Hôm nay 28/6, Chủ tịch Quốc hội tiếp tục tiếp xúc cử tri quận Ninh Kiều và huyện Vĩnh Thanh, TP Cần Thơ.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Cử tri Cần Thơ hỏi Chủ tịch Quốc hội về vụ bổ nhiệm "thần tốc" Sáng nay 27/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã có buổi tiếp xúc với hơn 200 cử tri phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ sau kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021. Chủ tịch Quốc hội chào hỏi các cử tri của quận Cái...