Lễ khai giảng mang hình Tổ quốc
Trong buổi lễ khai giảng sáng ngày 4/9/2014 của trường THPT Lương Thế Vinh, hình ảnh đất nước Việt Nam thân yêu được học sinh và thầy cô mang trên mình qua bộ đồng phục cờ đỏ sao vàng năm cánh.
Nhà giáo Văn Như Cương (Chủ tịch hội đồng nhà trường, trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội) với lời tâm huyết, đã khiến tất cả những người có mặt trong buổi tựu trường xúc động. Lời thầy chạm tới trái tim, khơi dậy tình cảm thiêng liêng, niềm kiêu hãnh mà các thế hệ đi trước và hôm nay đã luôn tự hào.
Báo Dân trí xin giới thiệu nguyên văn bài phát biểu tâm huyết của thầy Văn Như Cương và hình ảnh trong lễ khai giảng trang trọng và sâu lắng.
Thưa Ban Giám Hiệu nhà trường và các thầy cô giáo,
Thưa các vị phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh thân yêu.
Thật là xúc động trong buổi tựu trường ngày hôm nay, chúng ta mặc cho mình bộ đồng phục với lá cờ linh thiêng của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu!
Tôi đề nghị mọi người cùng giơ cao bàn tay phải của mình, và đặt lên lồng ngực bên trái… Chúng ta sẽ cảm nhận tiếng đập của trái tim mình, một trong 90 triệu trái tim Việt Nam, tiếng đập rộn ràng dưới sắc vàng của ngôi sao năm cánh.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, TRÁI TIM VIỆT NAM không ít lần cảm thấy tê tái, thậm chí còn rỉ máu đau thương… Đó là những khi bọn ngoại bang từ phương Bắc, phương Tây đến dày xéo đất nước ta, hãm hại đồng bào ta, đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta…; đó là khi mà đất nước chúng ta đã giành được độc lập và thống nhất, mà chúng vẫn luôn luôn dòm ngó, âm mưu thôn tính bờ cõi, biển đảo của chúng ta; và đôi lúc đó là khi trái tim Việt Nam ta vì quá nhân hậu, quá chí tình chí nghĩa mà thiếu cảnh giác, đề phòng âm mưu xảo quyệt nham hiểm của kẻ thù…
Nhưng lịch sử hào hùng của dân tộc ta cũng chứng tỏ rằng trái tim Việt Nam không bao giờ bị khuất phục, cuối cùng chúng ta đã đánh thắng bất kì một kẻ thù nào, đưa đất nước ta thống nhất toàn vẹn nối liền một dải từ Bắc chí Nam, từ đất liền đến biển đảo…
Các em học sinh thân yêu ! Hôm nay, mở đầu một năm học mớ , sân trường chúng ta tràn ngập sắc màu của lá cờ Tổ quốc vinh quang. Buổi tựu trường hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta rất nhiều điều.
Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nồng thắm và lớn lao đối với đất nước mình. Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa, hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mất… Chúng ta hãy yêu mến nhân dân mình, gần gũi nhất là yêu gia đình mình, yêu bạn bè, yêu thầy cô… Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa MẸ VIÊT NAM, tuy rất ngọt ngào nhưng được chắt lọc từ biết bao nhọc nhằn và cay đắng…
Tình yêu thương đất nước và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy các em làm tốt nhiệm vụ của mình trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường: Nhiệm vụ đó chính là học tập tốt về mọi mặt. Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình. Các em hãy nhớ lời của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình, không bao giờ đạt được điều chúng ta mong muốn là “dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”.
Chúc các em một năm học mới với tầm cao mới!
Video đang HOT
Lễ khai giảng bắt đầu từ rất sớm bằng sự chào đón các tân học sinh.
Toàn cảnh lễ khai giảng rực đỏ màu cờ của trường THPT Lương Thế Vinh.
Đồng phục của học sinh là hình ảnh lá cờ Việt Nam.
Mở đầu bài phát biểu, thầy Văn Như Cương đề nghị mọi người hãy đặt tay phải lên ngực để cảm nhận tiếng đập của trái tim mình.
Các thầy cô giáo cũng mặc đồng phục in hình lá cờ Tổ quốc.
Các học sinh lớp 6 bắt đầu những ngày học tập đầu tiên tại trường THPT Lương Thế Vinh.
Những học sinh lớp 8.
Hữu Nghị
Theo Dantri
GS Văn Như Cương: Nói dối là... bệnh xã hội
"Giáo dục của chúng ta có vấn đề, nhưng phải đánh giá ở góc độ toàn bộ xã hội, xuất phát từ đâu ra bệnh này, phải giải quyết ra sao, đó là việc chúng ta cần giải quyết ngay thời điểm này" - GS Văn Như Cương nói về việc nguồn gốc của việc nói dối.
Ngày 22/1, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức hội thảo, lấy ý kiến với chủ đề "Giáo dục với việc hình thành nhân cách, đạo đức con người, văn hóa VN trong bối cảnh toàn cầu hóa", và đã có những kết quả đáng chú ý.
Nội dung được nêu ra trong buổi trao đổi, bà Lê Thị Bích Hồng (phó vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ - Ban Tuyên giáo T.Ư) cho biết: "Một khảo sát đã được thực hiện trên đối tượng học sinh, sinh viên tại 30 trường học trong cả nước cho thấy một bức tranh cực kỳ nguy hiểm. Nói dối ngày càng tăng dần. Trẻ em nói dối ít, nhưng càng lớn càng nói dối nhiều hơn".
Cùng quan điểm, nhà giáo Nguyễn Quang Kính (nguyên chánh văn phòng Bộ GD-ĐT) cho rằng nói dối tràn lan đang trở thành một vấn nạn của xã hội VN.
"Đạo văn, tiêu cực thi cử mà gọi là bệnh thành tích thì vẫn là sang miệng quá. Nếu giáo dục không khắc phục được lỗi này thì không còn là giáo dục nữa. Nhà trường sẽ thế nào khi xung quanh xã hội nói dối nhiều quá. Nếu nhà trường không khai tử được bệnh nói dối này thì thật là một tai họa cho xã hội" - ông Kính nói.
Không nên nói dối trẻ.
Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra rằng nếu người lớn vẫn tiếp tục nói dối thì trẻ em tất yếu sẽ theo gương.
Ông Bùi Văn Linh (phó vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên - Bộ GD-ĐT) cũng cho rằng: "Ở ngã tư, đèn đỏ chỉ còn vài giây thì người lớn đã lao lên rồi, họ tước đoạt quyền của người khác một cách trắng trợn. Trên xe thì luôn luôn có trẻ em. Dù là việc nhỏ nhưng sẽ dẫn đến những thói quen, cách cư xử không hề nhỏ. Đó là một thực tế đáng báo động".
Trước vấn đề này, trao đổi với Đất Việt, ngày 23/1, GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nhận định: "Đây là chuyện cực lớn của toàn bộ xã hội không riêng gì Bộ giáo dục. Đáng lẽ chuyện này, phải quan tâm từ lâu rồi nhưng bây giờ mới đặt vấn đề, tôi thấy đưa ra nhìn nhận thẳng thắn là hợp lý".
Nhắc đến việc "Văn hóa xuống cấp, tâm lý bất an ngày càng lan rộng trong xã hội. Ngay giữa đời sống được coi là văn minh này thì có nhiều biểu hiện thô lậu, hoang dã, bạo lực tràn lan", GS gạt đi ngay nói: "Trong nhà trường, tính cưỡng chế, áp đặt của giáo dục nhiều quá. Chúng ta hướng đến việc giáo dục con người độc lập nhưng thầy lại muốn trò học theo, nói theo, nếu nói chệch ra ngoài ý thầy thì sẽ bị điểm kém".
Bên cạnh những chia sẻ, ông cũng nhấn mạnh hơn về việc nguồn gốc của việc nói dối: "Giáo dục của chúng tôi có vấn đề, nhưng phải đánh giá ở góc độ toàn bộ xã hội, xuất phát từ đâu ra bệnh này, phải giải quyết ra sao, đó là việc chúng ta cần giải quyết ngay thời điểm này".
GS Văn Như Cương.
Đồng quan điểm, ông Hoa Hữu Vân (Vụ Gia đình - Bộ VH-TT&DL) khẳng định: "Cả xã hội coi trọng bằng cấp, thành tích và lao vào cuộc đua theo nó mà quên mất những điều đơn giản nhất, kể cả việc dạy cho đứa trẻ cách thưa gửi, chào hỏi. Thầy cô dạy những điều quá lớn lao mà quên đi những vấn đề nhỏ nhất, đó là học về nhân cách. Để tình trạng như hiện nay cũng là hệ quả của một quá trình giáo dục dài trong gia đình và nhà trường".
Theo Thanh Huyền
Đất Việt
15 phút bên linh cữu Người và một đời làm theo lời Bác dạy 45 năm sau ngày đứng bên linh cữu Bác Hồ trong ngày Người mất, mỗi khi nhắc lại những giây phút ấy, ông Phú Thang lại dâng trào một niềm xúc động, xót xa... Mở đầu câu chuyện về những hồi ức, kỷ niệm về Bác Hồ, ông Phạm Phú Thang (82 tuổi) ở thành phố Thanh Hóa đọc hai câu thơ: Mười...