“Lê Hùng Dũng – 60 năm với đời”: Hé lộ đời tư quyền chủ tịch VFF
Lần đầu tiên, cuộc sống riêng tư, gia đình của ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT Eximbank, ứng viên duy nhất chức chủ tịch VFF khoá 7 – được “hé lộ” trong một cuốn sách ảnh “Lê Hùng Dũng – 60 năm với đời” do nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn thực hiện.
Ông Dũng và chiếc xe BMW biển số 001 độc nhất.
Hôm qua, trong cuộc gặp mặt báo chí để thông tin về đại hội VFF khóa 7, ông Lê Hùng Dũng đã giới thiệu cuốn sách này tới giới truyền thông
Trong phần tự bạch, ông Dũng đã lý giải tại sao mình mang họ Lê chứ không phải họ Nguyễn, theo họ ba (thân phụ ông Dũng là cụ Nguyễn Quyền Sinh – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch VN, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt VN).
Ông Dũng viết: “Lúc mới 7-8 tháng tuổi, tháng 8.1954, má tôi bồng tôi và anh tôi xuống thị xã Cao Lãnh để tiễn ba tôi đi tập kết ra Bắc theo Hiệp định đình chiến Genève 1954… gia đình tôi bị mật vụ chính quyền Việt Nam Cộng hòa xếp vào loại gia đình cộng sản, cần theo dõi, quản lý chặt. Vì vậy, khi làm lại giấy tờ khai sinh, má tôi phải khai tôi họ Lê…”. Phải 21 năm sau, vào tháng 5.1975, khi đất nước thống nhất, ông Lê Hùng Dũng mới gặp lại cha mình. Đó cũng là thời điểm ông Dũng đang trong quân ngũ.
Trong cuốn sách ảnh này, có một phần rất đặc biệt, đó là phần nói về những đam mê của ông Lê Hùng Dũng. Ông Dũng có thú chơi xe cổ, mà phải là xe “độc”. Ông Dũng sở hữu chiếc Dodge sản xuất năm 1936, nhập vào VN năm 1937, do chính quyền Pháp cấp biển số C.H 666. Hiện ở VN chỉ có… 1 chiếc duy nhất do ông Dũng sở hữu.
Một chiếc xe cồ vào hàng cực hiếm mà ông Dũng sở hữu khác là chiếc Moto BMW R2 độc nhất tại VN. Chiếc môtô này cũng sản xuất năm 1936, nhập vào VN năm 1943 và từ năm 1954 (năm ông Dũng sinh ra) được mang biển số Việt Nam BMT-001. Đây cũng là chiếc môtô đầu tiên được đăng ký tại nước Việt Nam dân chủ công hòa. Ngoài ra, ông Dũng còn sở hữu chiếc BMW R50 sản xuất năm 1954.
Hiện ông Dũng đang phục chế chiếc ôtô Chaika sản xuất năm 1947 – chiếc xe được Đại sứ Liên Xô cuối cùng tại VN sử dụng. Chaika là dòng xe độc nhất vô nhị được quan chức Liên Xô sử dụng vì lý do an ninh.
Ngoài những hình ảnh đời tư, cuốn “Lê Hùng Dũng – 60 năm với đời” cũng lưu lại những hình ảnh, những bài viết của ông Dũng về những kỷ niệm với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết cũng như những cuộc gặp gỡ với các nhân vật hàng đầu của bóng đá thế giới hiện nay, như Chủ tịch FIFA S.Blatter, Chủ tịch UEFA Platini…
Điều khá kỳ lạ là, trong một cuốn sách ảnh dày gần 300 trang này, ngay cả phần “Những người thân kính, bạn hữu, cộng đồng” gần như hoàn toàn vắng bóng hình ông Nguyễn Trọng Hỷ – người có 2 nhiệm kỳ với 8 năm làm chủ tịch VFF, cũng là hai nhiệm kỳ mà ông Dũng là PCT VFF phụ trách tài chính.
Video đang HOT
Ông Hỷ từng tuyên bố: “Tôi và anh Dũng như cặp bài trùng”, nhưng trong ấn phẩm nói trên của quyền chủ tịch VFF lại không có nhân vật Nguyễn Trọng Hỷ. Đó cũng là một dấu hỏi nhẹ trước thềm đại hội VFF khoá 7 (dự kiến tổ chức vào 25.3 tới) – nơi ông Dũng chính thức thay ông Hỷ làm lãnh đạo liên đoàn.
Theo VNE
Ông Lê Hùng Dũng: "Tôi không nhận lương nếu làm Chủ tịch VFF"
Quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đã khẳng định như vậy trong cuộc gặp gỡ báo chí sáng nay tại VFF. Cũng trong sáng nay, ông Dũng cho biết mọi công tác chuẩn bị cho Đại hội VFF nhiệm kỳ 7 đã hoàn tất.
Xin ông cho biết đến thời điểm này công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội diễn ra đến đâu?
Chúng tôi nhận được văn bản đồng ý tổ chức Đại hội của Bộ Nội vụ vào ngày 11/3. Theo kế hoạch Đại hội nhiệm kỳ sẽ tổ chức vào ngày 25/3. Cho đến thời điểm này mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất.
Vì sao Đại hội lại chậm tới gần 1 năm so với dự kiến, thưa ông?
Vừa qua, chúng tôi đã phải tổ chức Đại hội Thường niên VFF và chuyến công tác kiểm tra của FIFA kéo dài, nên nhiều lần Đại hội phải lùi lại. Hơn nữa, mới đây FIFA cũng điều chỉnh điều lệ của VFF. Chỉ khi nào có những làm xong hết những quy định này, Đại hội mới được tổ chức.
Quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng, ảnh: Minh Phương
Quy định của FIFA có những điểm mới gì, thưa ông?
Những thành viên ở cấp quản lý sẽ không được kiêm nhiệm vị trí điều hành, như vậy các Phó chủ tịch sẽ không được kiêm nhiệm Tổng thư ký. Theo quy định bầu cử, các thành viên của Đại hội sẽ bầu Chủ tịch, sau đó bầu Phó Chủ tịch và BCH. Chủ tịch sẽ bổ nhiệm ghế Tổng thư ký và vị trí Tổng thư ký sẽ không phải là người của BCH. Đây là quy định bắt buộc của FIFA, nhưng không ảnh hưởng gì đến quý trình bầu cử của Đại hội.
Với quy định bầu cử mới này có thực sự công khai, minh bạch?
Việc bầu chức danh chủ chốt sau hay trước không có gì là thiếu minh bạch và không ảnh hưởng đến công tác tổ chức nhân sự. Hơn nữa các tổ chức thành viên cũng đồng ý với cách bầu cử này.
Vấn đề đáng quan tâm nhất ở mỗi Đại hội là nhân sự. Xin ông có thể tiết lộ những thông tin về vấn đề này?
Tới thời điểm này tôi chỉ có thể tiết lộ chức danh Chủ tịch chỉ còn duy nhất ứng viên là tôi. Phó Chủ tịch truyền thông có ông Nguyễn Lân Trung và ông Xuân Gụ. Phó Chủ tịch tài chính cũng có 2 ứng viên là ông Đoàn Nguyên Đức và Lê Văn Thành. Phó chủ tịch chuyên môn chỉ còn duy nhất 1 ứng viên là ông Trần Quốc Tuấn.
Với việc ông là ứng cử viên duy nhất cho chiếc ghế Chủ tịch, có phải chiếc ghế cao nhất ở VFF đang không được nhiều người quan tâm?
Với quan điểm làm việc của tôi thì 30 vẫn chưa phải là tết. Mọi thứ phải đợi tới khi kiểm phiếu và công bố, lúc đó mới biết được ai sẽ là Chủ tịch VFF nhiệm kỳ mới. Không thể khẳng định ngay lúc này tôi đã là người trúng cử, bởi mọi thứ còn liên quan đến bầu cử. Nếu các thành viên không tín nhiệm, số phiếu bầu cho tôi quá ít, chắc chắn lúc đó tôi phải suy tính và việc đó phải phụ thuộc vào Đại hội quyết định.
Vậy nếu ông làm Chủ tịch VFF?
Bóng đá Việt Nam không thiếu người tài, nhưng thực tế ghế Chủ tịch lại không thực sự hấp dẫn. Bởi nếu nhìn bộ mặt của bóng đá Việt Nam hiện tại, sẽ chẳng có ai muốn lên ngồi ghế Chủ tịch VFF. Bởi nền bóng đá Việt Nam hiện nay có quá nhiều vấn đề, như bạo lực, chuyên môn thấp...Nếu nền bóng đá tiên tiến và phát triển, chơi đẹp như U19 Việt Nam, hay một số trận cầu đinh ở V-League thì vị trí Chủ tịch sẽ rất hấp dẫn. Không phải mình tôi có khả năng làm được, còn rất nhiều người nhưng họ ngán với nền bóng đá hiện tại.
Ai cũng tưởng chủ tịch VFF hấp dẫn lắm, thu nhập nhiều, quyền lực vô biên. Hấp dẫn hay không là do nền bóng đá quyết định. Có người bảo sao ông cứ nhẩy vào ổ kiến lửa làm gì. Tôi cũng chỉ cười mà bảo, nếu tôi trúng thì đó cũng là số phận, là định mệnh của tôi.
Ông sẽ đưa ra những giải pháp nào để giúp bóng đá Việt Nam phát triển?
Tôi đã có những kế hoạch làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của bóng đá Việt Nam và đích thân tôi sẽ có bài diễn văn tại lễ khai mạc Đại hội. Ngoài ra, nếu làm Chủ tịch VFF, tôi sẽ không nhận bất cứ đồng lương nào từ VFF.
Xin cảm ơn ông!
Danh sách ứng viên ban lãnh đạo VFF khóa 7:
Chủ tịch: Lê Hùng Dũng (quyền chủ tịch VFF khóa 6)
Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn: Trần Quốc Tuấn (Vụ trưởng phụ trách bóng đá Tổng cục TDTT).
Phó Chủ tịch phụ trách tài chính: Đoàn Nguyên Đức (Tập đoàn HAGL), Lê Văn Thành (Tập đoàn Động Lực).
Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông: Nguyễn Lân Trung (PCT khóa 6), Nguyễn Xuân Gụ (Ủy viên thường vụ Ủy ban Olympic VN).
Trưởng Ban kiểm tra: Nguyễn Nam Hùng (ủy viên thường trực VFF khóa 6).
Theo quy chế, đại hội sẽ bỏ phiếu bầu 5 chức danh lãnh đạo và 5 chức danh này nghiễm nhiên trở thành ủy viên BCH. Tiếp theo, Đại hội sẽ bầu 12 ủy viên, cho đủ 17 ủy viên của BCH khóa 7 theo khuyến cáo của FIFA. Chức danh TTK do chủ tịch VFF khoá 7 đề cử và được BCH thông qua.
Lê Cường (ghi)
Theo Dantri
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự mới Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành các Quyết định phê chuẩn việc bầu bổ sung, miễn nhiệm thành viên UBND thành phố Cần Thơ. Ông Lê Hùng Dũng, tân Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2011-2016 đối với...