Lễ hội và bảo tàng diều lớn nhất thế giới
Cứ đến tháng 6 hằng năm, hàng trăm người lại tập trung tại quận Niigata (Nhật) để tham gia cuộc thi thả diều.
Nơi đây cũng có bảo tàng về diều lớn nhất thế giới, tiện cho du khách về dự cuộc chơi và tham quan lịch sử lâu đời của môn thả diều tại Nhật Bản. Trò thả diều lần đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 8 ( thuộc thời kỳ sơ Heian – hay Bình An, triều đại vào khoảng từ năm 794 đến 1192).
Ngay cổng vào bảo tàng hiện ra những chiếc diều hình mặt người cao 2m mang đậm phong cách Nhật Bản đầy màu sắc.
Các con diều được dùng cho việc thi đấu có kích thước chỉ khoảng 7×5 m, khung làm bằng tre. Giấy làm diều là loại giấy chuyên biệt được sản xuất tại địa phương.
Dây thả diều được bện từ sợi cây gai được trồng tại huyện Tochigi, mỗi sợi dây thả diều có độ dài yêu cầu 150 mét, giá trị 2 triệu yên Nhật, tương đương 26.650 USD ( hơn 500 triệu VND).
Mỗi con diều của mỗi đội đều mang một hình dáng và một biểu tượng khác nhau, có thể là một chú bướm, một chú vịt hay là chân dung những anh hùng lịch sử, diễn viên kịch kabuki, các geisha nổi tiếng.
Cuộc thi được tổ chức bên bờ sông Nakanoguchi. Đến ngày nay, dọc hai bên bờ sông đều là những cánh diều chao lượn, các đội sẽ cố gắng thả diều của mình trong thời gian càng lâu càng tốt, cho đến khi các cánh diều đứt hết và chỉ còn lại một con duy nhất trụ lại. Các giải thưởng sẽ được trao cho cánh diều có dáng bay đẹp nhất, cánh diều độc đáo nhất, cánh diều có ý tưởng mới lạ nhất, và cánh diều mạnh nhất. Trong đó, chiếc cúp của cánh diều mạnh nhất sẽ được bện từ những chiếc dây diều của các đội khác.
Mỗi đội có 1 tuần để chuẩn bị, và làm ra 30 con diều dự thi. Chắc hẳn bạn có thể suy ra khoảng ngân sách khổng lồ của họ đầu tư vào cuộc thi này.
Video đang HOT
Chuẩn bị diều cho cuộc thi
Cùng chiêm ngưỡng một số con diều đã tham dự cuộc thi được trưng bày trong bảo tàng:
Một chiếc diều mang hình dáng đèn lồng.
Thành trì biết bay.
Đội vũ công.
Cô gái có cánh.
Diều đầu rồng.
Các cuộc diều thu hút rất nhiều người tham gia.
PHƯƠNG THẢO
Theo Infonet.vn
Trai tráng thi thả diều
Nhân dịp lễ hội truyền thống hàng năm của làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Đan Phượng, Hà Nội), đông đảo thanh niên trong làng đã hội tụ về cánh đồng thôn để thi tài thả diều, chiều 6/4.
Một góc cánh đồng nơi các thí sinh căng dây chuẩn bị cho cuộc thi.
Theo thông lệ, diều dự thi phải là loại cánh muỗm hoặc cánh chanh, trên đó thí sinh có thể trang trí hình vẽ gì tuỳ thích như biểu tượng cờ đỏ sao vàng...
Các thanh niên thi nhau chạy trên những ruộng rau muống để kéo diều chạy.
Diều Bá Dương Nội phải có 3 cây sáo gắn cùng để tạo tiếng kêu. Dựa vào đó ban giám khảo có thể chấm điểm một cách chính xác hơn.
Do phụ thuộc vào gió, buổi thi đã gián đoạn mất hơn một giờ khi gió không đủ mạnh để diều có thể bay cao.
Gần 100 thí sinh ngồi hóng gió. Một số con diều được chủ nhân cố gắng cho bay nhưng rồi lại rơi xuống.
Cuối cùng thì gió cũng khá lớn. Hàng chục con diều bay cao tít khiến người xem quan sát từ dưới chỉ thấy những đốm nhỏ trên bầu trời.
Anh Định, một người dân trong làng bế con đi ngắm diều.
Nhiều bậc bô lão cũng quan tâm đến ngày hội của làng.
Theo quy định của cuộc thi, diều nào bay cao nhất, sáo kêu và đứng diều sẽ đoạt giải nhất.
Anh Trai, người đã có 10 năm chơi và thi diều. Anh đã nhiều lần đoạt giải nhưng vẫn yêu thích trò chơi này và tham gia thi đấu cùng các bạn trẻ.
Diều bay cao cũng làm nhiều người thích thú không muốn rời mắt ngắm còn cuộc thi thì kéo dài suốt buổi chiều đến khi mặt trời sắp lặn vẫn chưa ai chịu nghỉ.
Theo VNExpress
Hồi hộp trên đường Võ Văn Kiệt...với diều Trong lúc đang lưu thông trên đường Võ Văn Kiệt, đoạn qua phường 6, quận 5 - TPHCM, nhiều người đi đường té ngã bởi bất ngờ vướng dây diều của những thanh thiếu niên thả diều ngay bãi cỏ sát kênh Tàu Hũ (dưới gầm cầu Nguyễn Tri Phương và phía đối diện). Con diều màu đỏ đáp ngang đường Võ Văn...