Lễ hội “trải nghiệm cảm giác chết” ở Tây Ban Nha
Nếu ai đó muốn được một lần trải nghiệm cảm giác “chết” thực sự thì lễ hội &’ La Fiesta de Santa Marta de Ribarteme’ ở Tây Ban Nhà chính là dịp thích hợp nhất để thỏa chí tò mò.
Thị trấn nhỏ Las Nieves tọa lạc ở xứ Galicia, phía Tây Nam của đất nước Tây Ban Nha, nơi mà những nghi thức tôn giáo đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu đối với nền văn hóa nơi đây. Mặc dù nơi đây đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng Giáo hội Công giáo vẫn chưa thể thoát ra khỏi những tín ngưỡng, quan niệm lạc hậu. Trong suy nghĩ của họ, linh hồn của ma quỷ và thần phù thủy vẫn còn tồn tại trong tín ngưỡng tâm linh của người dân.
&’La Fiesta de Santa Marta de Ribarteme’ là một trong những lễ hội đáng chú ý của Giáo hội nhằm duy trì những tín ngưỡng vốn có từ thời xa xưa. Sự kiện có một không hai này diễn ra hàng năm vào ngày 29/7 để tổ chức cho những người muốn trải nghiệm cảm giác cận kề với cái chết. Theo đó những người tham gia sẽ nằm trong một chiếc quan tài sau đó mọi người khiêng đi diễu hành qua thị trấn nhằm vinh danh Thánh Marta de Ribarteme (thánh hộ mệnh giúp người chết sống lại).
Sự kiện này đã thu hút khá đông người quan tâm, vào ngày diễn ra lễ hội, những con đường ở Las Nieves có đến hàng nghìn tín đồ tập trung về đây. Khoảng 10 giờ trưa, những chiếc quan tài có người nằm trong bắt đầu quy tụ về nhà thờ, và được khiêng đi bởi người thân của họ. Những ai không còn gia đình có thể tham gia vào lễ hội kỳ lạ này, tuy nhiên họ phải là người khiêng quan tài.
Video đang HOT
Khi chuông nhà thờ bắt đầu rung lên thì những chiếc quan tài này được đưa đến nghĩa trang thành phố rồi sau đó được khiêng trở lại và đi quanh nhà thờ 3 lần. Lúc này đám đông cũng bắt đầu hát vang: “Virgin Santa Marta, ngôi sao phương Bắc, chúng tôi mang đến Ngài những người đã từng một lần chết”.
Khi lễ hội kết thúc, người nằm trong quan tài sẽ tỉnh dậy và kể lại cho mọi người nghe về những trải nghiệm cảm giác “chết”. Những người khác vui vẻ nhảy múa, ca hát thâu đêm.
Theo dân trí
Lạnh sống lưng vào nhà hàng nghĩa địa
Ở vùng đất như Ấn Độ, cuộc sống và cái chết luôn hòa quện vào nhau một cách rất tự nhiên và đầu thai là một phần quan trọng trong tín ngưỡng của người dân nơi đây. Vậy nên còn gì tốt hơn việc xây dựng một nhà hàng giữa nghĩa địa cũ?
Người dân tại Ahmedabad vẫn thoải mái thưởng thức bữa ăn với nhiều quan tài xung quanh
Đối với người Ấn Độ, việc ăn tối tại nhà hàng New Lucky tại Ahmedabad, không phải là thứ kinh khủng như mọi người vẫn tưởng tượng. Họ thoải mái thưởng thức bữa ăn giữa rất nhiều quan tài đựng hài cốt người chết đặt rải rác quanh nhà hàng.
Cửa hàng này được xây dựng ngay trên một nghĩa địa cũ, nhưng điều này không hề khiến khách hàng cảm thấy phiền hà mỗi khi đến để thưởng thức các loại trà sữa và bánh bơ nổi tiếng của vùng Ahmedabad.
Trên thực tế, ông Kirshan Kutti Nair, chủ nhà hàng kinh dị, cho rằng địa điểm này rất thích hợp cho việc kinh doanh. "Mở quán trên sân của nghĩa địa là một điều may mắn. Tình hình kinh doanh của tôi tiến triển tốt hơn", ông Kirshan cho biết.
Ông chủ nhà hàng cho rằng mở quán trong nghĩa địa sẽ gặp may mắn
Trước đó, vào khoảng những năm 1950, một người đàn ông, có tên K.H Mohammed, cũng mở cửa hàng trà bên ngoài nghĩa địa. Và ông Nair cũng giúp bạn mình điều hành cửa hàng. Công việc kinh doanh khá thuận lợi, vì vậy nhà hàng mở rộng diện tích, cho đến khi bức tường bao quanh cả những nấm mồ.
Với nhiều người, nghĩa địa là nơi lạnh lẽo, nhưng người dân Ấn Độ lại có suy nghĩ khác. Thậm chí, họ cho rằng đó mới là địa điểm "sang trọng", nên nhiều hoạt động thương mại diễn ra ngay trên nghĩa địa.
Những quan tài nằm rải rác trong nhà hàng
Những quan tài màu xanh nằm rải rác và ngẫu nhiên trong cửa hàng khiến cho khách hàng hơi lúng túng trong việc tìm lối đi. Tuy nhiên, nhân viên phục vụ của New Lucky lại rất thuần thục cách luồn lách qua những chiếc quan tài, trong khi trên tay bưng rất nhiều trà.
Họ thường xuyên làm việc cùng với người chết và thấy chẳng có gì lạ lùng. Mặt khác, khách hàng cũng cảm thấy thuận tiện khi thưởng thức trà ở nghĩa địa sau khi tới viếng thăm người thân đã quá cố được chôn cất tại đây.
Ông Krishan Kutti Nair không biết chính xác những hài cốt trong quán của mình thuộc về ai, nhưng các nhà lịch sử cho rằng, họ là họ hàng của thánh Sufi, từ thế kỷ 16, được chôn cất tại đây. Dù sao thì ông Nair cũng không có ý định di dời cửa hàng khi tình hình kinh doanh vẫn thuận lợi.
Theo VNN
100.000 bé gái bị cắt cửa mình bất hợp pháp tại Anh 100.000 bé gái ở độ tuổi lên 10 đã được tiến hành thủ thuật cắt cửa mình bất hợp pháp bởi các nhân viên y tế tại Anh - tờ Daily Mail trích dẫn một báo cáo mới phát hành cho biết. Trong khi đó, các phóng viên điều tra của tờ Sunday Times tuyên bố họ đã bí mật ghi lại hình...