Lễ hội tôn giáo trở thành ‘quả bom’ virus tại Pháp
Một sự kiện tôn giáo quy mô lớn trong năm ngày ở Mulhouse nhanh chóng biến Pháp trở thành tâm dịch Covid-19 lớn thứ 3 tại châu Âu.
Từ sân khấu của đại giáo đường, người chỉ huy dàn hợp xướng bắt đầu buổi cầu nguyện: “Chúng ta chuẩn bị tôn vinh Chúa! Mọi người có cảm thấy hào hứng không”?
Tề tựu tại nhà thờ Christian Open Door hôm 18/2, hàng trăm con chiên ngoan đạo hô vang hưởng ứng.
Nhà thờ Saint-Etiene tại Mulhouse, Pháp vào ngày 12/3. Ảnh: Reuters.
Vài người trong số họ vượt hàng nghìn km để tham gia hoạt động tôn giáo kéo dài gần một tuần tại Mulhouse, một địa phương của Pháp giáp Đức và Thụy Sĩ.
Với các tín đồ này, đây là một sự kiện hết sức quan trọng. Thế nhưng họ đâu biết virus corona đang len lỏi và âm thầm phát tán trong đám đông.
Liên quan tới 2.500 ca lây nhiễm
Sau khi sự kiện kết thúc, các tín đồ mang theo mầm bệnh tới nhiều nơi trên thế giới như Tây Phi, Nam Mỹ, Thụy Sĩ… Theo chính quyền địa phương, buổi lễ sớm trở thành “ổ dịch” Covid-19 lớn nhất nước Pháp và có liên quan tới 2.500 ca nhiễm virus corona.
Vài tuần sau, lo ngại dịch bệnh lây lan khiến Đức đóng cửa một phần biên giới với Pháp, Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin. Đại diện nhà thờ Christian Open Door cho biết 17 thành viên giáo đoàn tử vong do Covid-19 kể từ sự kiện hồi tháng 2.
Tương tự như “ổ dịch” giáo phái Tân Thiên Địa tại Daegu (Hàn Quốc), nhà thờ Christina Open Door cũng vô tình làm lây lan virus corona cho hàng nghìn người tham dự.
Câu chuyện này thêm một lần nữa cho thấy bằng chứng về sự lây lan nhanh chóng của virus corona trong những sự kiện tụ tập đông người.
Một buổi diễn thuyết tại nhà thờ Christian Open Door hôm 18/2. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Quả bom hẹn giờ
Khi hàng nghìn tín đồ tham dự sự kiện của nhà thờ Christian Open Door trong khán phòng 2.500 chỗ, dịch Covid-19 tưởng như vẫn còn ở xa nước Pháp.
Theo WHO, Pháp mới chỉ ghi nhận 12 ca nhiễm bệnh vào thời điểm đó trong khi Mulhouse không có trường hợp nào.
Khi ấy, chính phủ Pháp, giống như các nước láng giềng, vẫn chưa áp dụng các biện pháp hạn chế tụ tập đông người.
Buổi lễ nói trên cũng không có nước rửa tay và mọi người còn bắt tay nhau nồng nhiệt. “Chúng tôi đã nghĩ Covid-19 còn ở xa lắm” Jonathan Peterschmitt, con trai một mục sư của giáo phái này cho hay.
Sau khi ca nhiễm đầu tiên có liên quan tới nhà thờ Christian Open Door được phát hiện hôm 29/2, các quan chức y tế bắt đầu đi tìm dấu vết mầm bệnh lây lan.
Nhưng mọi chuyện đã quá muộn khi có rất nhiều người lây chéo và nhiễm bệnh. “Chúng tôi bị choáng ngợp và nhận ra một quả bom hẹn giờ đang chờ đợi” nhà dịch tễ học Michel Vernay của Cơ quan Y tế Công cộng Quốc gia, miền Đông nước Pháp chia sẻ.
Mục sư Mamadou Karambiri phát biểu trong một buổi thuyết giáo ở nhà thờ Christian Open Door hôm 18/2. Ảnh: Reuters.
Dịch bệnh lây lan
Reuters thực hiện phỏng vấn nhiều tín đồ tham dự buổi lễ. Điểm chung của họ là ưu tiên tham dự sự kiện tín ngưỡng quan trọng này và bất chấp nguy cơ về dịch bệnh.
Nhiều người trong số đó không được tiếp cận thông tin đầy đủ nên chưa nhận thức mối nguy hiểm do Covid-19 gây ra.
Elie Widmer, tay trống của dàn hợp xướng, sinh ra trong một gia đình có truyền thống ngoan đạo. Cả gia đình anh đều là thành viên của nhà thờ và buổi lễ vừa qua là sự kiện mà Elie mong chờ nhất trong năm.
Bà Antoinette, 70 tuổi, vượt nghìn cây số từ hòn đảo ở Địa Trung Hải để tham gia sự kiện này. Đây là truyền thống suốt 25 năm qua của bà cụ.
Bà cho biết các tín đồ đang bị kỳ thị vì nguy cơ phát tán virus. “Chúng tôi không biết gì hết. Chúng tôi không hề nghĩ tới đại dịch”.
Tín đồ Mamadou Karambiri, một mục sư ở Nam Phi cũng không có thông tin về dịch bệnh khi ông rời quê hương Burkina Faso tới Pháp hôm 14/2. Tất cả những người này, cùng hàng nghìn tín đồ khác, đều không có triệu chứng của Covid-19 ở thời điểm sự kiện tôn giáo kết thúc hôm 21/2.
Mãi đến cuối tháng 2, anh Widmer mới phát bệnh, kéo theo sự lây nhiễm cho cả gia đình gồm vợ, 3 người con và mẹ vợ. Bà Antoinette xác nhận dương tính với Covid-19 hôm 4/3, trở thành bệnh nhân đầu tiên ở đảo Corsica. Trong khi đó, mục sư Karambia và vợ cũng nhiễm virus corona vào đầu tháng 3.
Tính tới ngày 11/3, Pháp ghi nhận 1.774 ca nhiễm và 33 ca tử vong vì Covid-19. Diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp khiến Đức ban hành lệnh hạn chế di chuyển từ khu vực Mulhouse (Pháp) tới Baden-Wuerttemberg (Đức).
Tuy nhiên, mầm bệnh đã vượt qua lãnh thổ Pháp và lây lan tới nhiều nơi trên thế giới. Trong khi đó, số liệu trong nước vẫn liên tục tăng nhanh ở mức báo động.
Tính đến 30/3, Pháp trở thành ổ dịch lớn thứ 3 tại châu Âu sau Italy và Tây Ban Nha với 40.174 ca nhiễm và 2.606 ca tử vong.
Uyên Uyên
Giữa đại dịch, tình yêu cũng phải duy trì khoảng cách
Người dân khắp nơi trên thế giới đang tập thích nghi với những quy tắc cách ly xã hội để ngăn chặn virus lây lan.
Từ ngày 29/3, lệnh cấm tụ tập có hiệu lực tại Hong Kong. Theo đó, để phòng ngừa virus corona lây lan, người dân không được tụ tập quá 4 người tại nơi công cộng. Các tiệc cưới, nhà hàng, khu vui chơi... đều đang bị ảnh hưởng và phải thay đổi cách thức hoạt động sau quy định này.
Người Do Thái tại Jerusalem mặc áo choàng, tham dự một buổi lễ cầu nguyện truyền thống trên vỉa hè bên ngoài giáo đường. Tất cả được khuyến cáo giữ khoảng cách an toàn 1,8 m với những người bên cạnh trong khi đọc kinh, cầu nguyện.
Một cặp vợ chồng nắm tay nhau khi cố gắng giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh tại Muenster, miền tây nước Đức. Chính phủ Đức đã hạn chế đáng kể các hoạt động tại nơi công cộng và chỉ cho phép tối đa 2 người (không phải là thành viên trong cùng gia đình) ở cạnh nhau tại nơi công cộng.
Hình ảnh mọi người tự giác giữ khoảng cách trên đường phố, vỉa hè ở Anh, Nga. Tự cách ly xã hội giờ đây trở thành một trong những biện pháp hàng đầu để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng.
Người dân tận hưởng thời tiết nắng ấm tại công viên Domino, New York vào hôm 20/3 vừa qua. Giữa đại dịch Covid-19, thị trưởng đe dọa sẽ phạt tiền đối với những ai không tuân thủ các quy tắc cách ly xã hội.
Buổi họp báo tuân thủ quy tắc an toàn giữa mùa dịch tại Virginia (Mỹ). Các nhà báo ngồi cách xa nhau và hạn chế tương tác, giao tiếp với người xung quanh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus.
Nhiều tòa nhà tại Indonesia, Singapore đưa ra những quy định mới khi sử dụng thang máy trong mùa dịch. Một số nơi yêu cầu người dân đứng trong ô vuông được kẻ sẵn trong khi số khác yêu cầu mọi người quay mặt vào tường để hạn chế tiếp xúc xã hội.
Người dân tại Manila (Philippines) giữ khoảng cách khi xếp hàng mua đồ trước trung tâm thương mại. 1,8 m là khoảng cách an toàn được khuyến cáo để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc với dịch tiết ra khi hắt hơi, ho từ những người xung quanh.
Lê Vy
Tâm dịch mới nổi lên ở Mỹ 'theo quỹ đạo Italy' sau lễ hội Mardi Gras Thành phố New Orleans đang ghi nhận tốc độ tăng các ca nhiễm Covid-19 nhanh nhất thế giới và lễ hội Mardi Gras trong 2 tháng được cho là nguyên nhân khiến khu vực này vỡ trận. Yanti Turang, một y tá phòng cấp cứu bệnh viện New Orleans, bang Louisiana bước ra khỏi bãi đậu xe với đầy đủ áo quần bảo...