Lễ hội phồn thực: Xem “chuyện ấy” để gặp may
Người dân nơi đây quan niệm, nếu được nhìn thấy tận mắt bộ gỗ sơn son mô tả bộ phận sinh sản nam nữ và cảnh quan hệ trong lễ mật sẽ được may mắn cả năm.
Lễ hội “ Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) – xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, hiện đang được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Các nhà văn hóa cũng đánh giá đây là “lễ hội đáng quý”, mang đậm tính dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993. Tuy nhiên, nếu là “người ngoài làng” hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực… sẽ thấy lễ hội có phần “dung tục”.
Kỳ 4: Xem “chuyện ấy” để gặp may
Gần nửa đêm 11 tháng Giêng, hàng nghìn người nhảy múa hát, vỗ tay, reo hò “như lên đồng” đứng vây xung quanh sân miếu Đụ Đị. Dưới sân, bà cụ 70 tuổi đánh trống lắc như theo tiếng rộn rã nhịp nhàng, ông lão râu tóc trắng hai bên quang gánh, ngất nghểu vừa đi vừa hát: “Ai ơi chớ bảo tôi già/ Tôi còn gánh nổi cả ba cái lờ” (lờ là dụng cụ đánh cá- PV).
Sau mỗi câu hát “tục” tiếng cười càng sảng khoái…
Cứ thế, gần hai tiếng đồng hồ, trò Trám với hoạt cảnh gắn liền với bốn nghề chính: sĩ, nông, công, thương làm hàng nghìn người tại miếu Đụ Đị mệt lả vì những trận cười. Mỗi câu hát, trò chơi đều quy vào bộ phận sinh sản nam nữ và chuyện giao hợp trai gái… Hiếm có lễ hội nào ở Việt Nam lại táo bạo đến thế!
Có lẽ chả có lễ hội nào lại chỉ “đặc sắc” về đêm như này, sau hoạt cảnh trò Trám diễn ra lúc 22h đêm, hàng nghìn người lại chờ đợi thời khắc 0h làm Lễ mật. “Giờ thiêng” đến, miếu Đụ Đị như muốn sập bởi hàng nghìn người xô đẩy, chen nhau tìm chỗ thuận tiện để chứng kiến nghi lễ. Bởi họ quan niệm, nếu được nhìn thấy tận mắt bộ gỗ sơn son mô tả sinh thực khí nam, sinh thực khi nữ (bộ phận sinh sản nam và nữ) và cảnh quan hệ trong Lễ mật sẽ được may mắn cả năm… Đây cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn có lễ hội tái hiện lại cảnh giao hợp của hai bộ phận sinh sản đàn ông, đàn bà.
Cụ Chử Bá Thơ – người trông coi miếu đồng thời là chủ lễ mật đang làm lễ chuẩn bị cho thời khắc thiêng liêng “âm dương giao hợp”
Cùng chứng kiến đêm Đụ Đị, cô cán bộ xã này đứng cạnh nói như giải thích: “Để ý, các anh sẽ nhận ra, khán giả trong làng “như lên đồng”, say mê soảng khoái… Nếu ai còn chút gượng gạo bởi câu từ “táo bạo” chắc chắn không phải người làng này”.
“Được chọn diễn cảnh giao hợp tại Lễ mật là vinh dự “
Ông chủ tịch xã Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ) – Nguyễn Hồng Toàn tự hào nói rằng, lễ hội quê ông rất đặc biệt, có “một không hai” ở nước ta. Đáng chú ý nhất chính là diễn trò Trám và Lễ mật như chúng tôi vừa chứng kiến.
Phần lễ hội phồn thực, tưởng như có chút “dung tục” này được ông chủ tịch xã cho là “rất hay”, ngày càng có nhiều người đến xem. Ông cũng cho biết, phần phồn thực chính là nét đặc sắc nhất trong lễ hội.
Nếu hiểu rõ văn hóa, tín ngưỡng phồn thực sẽ thấy lễ hội Trò Trám không có chút gì dung tục. Thay vào đó, sẽ thấy niềm tin, tín ngưỡng, phong tục… Người ta tin “sự giao hòa âm dương” mang lại sự tốt đẹp trong cuộc sống, sinh sôi này nở, con người khỏe mạnh. Ngược lại, người không hiểu nhìn lễ hội theo hướng dung tục, nghĩ về chuyện bậy. Không nên lấy ý nghĩ, lăng kính của mình để áp đặt người khác. GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng
Video đang HOT
Ông Chử Bá Thơ (85 tuổi) có nhiều năm trông coi miếu Đụ Đị đồng thời là chủ Lễ mật kể lại: “Khi còn nhỏ, chúng tôi hay bị người nơi khác chế giễu, mỉa mai là cái đồ linh tinh tình phộc. Hồi đó, chúng tôi nghe mà trong lòng tức tối lắm”.
Theo ông, ngay cả đến bây giờ, không phải ai cũng hiểu rõ về lễ hội phồn thực này, nhất là những người dân nơi khác. Hẳn nhiên, lễ hội phồn thực phải động đến chuyện sinh sản, trai gái. Qua đó, lễ hội này đề cao và tôn trọng con người.
Ví dụ, câu hát tại hoạt cảnh trò Trám: “Chơi xuân cho hết xuân đi /Nay lần mai nữa còn gì là xuân”. Thực ra, câu này có nghĩa: Một đời con người là vậy, trai khôn lấy vợ, gái lớn gả chồng, nếu kén chọn hay quá lứa, lỡ thì.
Nói về sự thiêng liêng của lễ hội, ông Thơ cho hay người dân ở đây vẫn truyền nhau câu hát: “Nửa đêm 11 tháng Giêng / Mật giao một lễ thiêng liêng mở đầu”. Hay nói về giá trị, tục truyền câu ví: “Gần xa nô nức khắp vùng / Về dự chật ních sân trong đường ngoài / Phải chăng hết thảy mọi người / Văn hóa muôn đời từ đó tiến lên”.
Một số ý kiến đề nghị không có “phần phồn thực” trong lễ hội. Nhưng theo ông, bỏ phần phồn thực “lễ hội Trò Trám sẽ không còn giá trị”.
Ông cũng cho hay, bộ gỗ sơn son mô tả sinh thực khí nam, sinh thực khi nữ đang thờ tại ngôi miếu Trò (miếu Đụ Đị) được dân làng gọi là “vật linh”. Bởi họ tin rằng, đó là hai vật sinh tồn, nếu đêm “lễ mật”, hai vật đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng tươi tốt…
Người dân Tứ Xã làm hai “linh vật” bằng gỗ mít, gói trong dải khăn son, đặt trong hòm nhỏ sơn son rồi cất trong “ngăn bí mật” phía trên bàn thờ trong miếu. “Vật linh” luôn được gìn giữ tôn nghiêm, cẩn thận, “ngăn bí mật” và chiếc hòm luôn được khóa kín, chỉ được đưa ra vào “giờ thiêng” – 0h đêm 11 rạng 12 tháng Giêng.
Hai người được chọn cầm hai vật linh diễn cảnh giao hợp trong Lễ mật phải được lựa chọn, có sức khỏe, đạo đức… Ông Thơ nói: “Người được chọn thấy đây là vinh dự”.
GS Ngô Đức Thịnh cho hay, nói lễ hội Trò Trám “dung tục” nghĩa là “không đồng cảm về văn hóa”. Từ xưa lễ hội chỉ diễn ra trong một cộng đồng nhất định. Lễ hội là để thỏa mãn quan niệm đời sống tâm linh người cộng đồng đó, không phải phục vụ người nơi khác. Ông Thịnh cho rằng, nếu có ý kiến muốn bỏ “phần phồn thực”, hãy để tự dân họ bỏ. Ông nói: “Không ai có quyền lên án hoặc đòi xóa bỏ, nếu không phải chính cộng đồng đó”. Theo GS Ngô Đức Thịnh, còn xót lại lễ hội phồn thực Trò Trám là “may mắn cho văn hóa”.
Theo Khampha
Lễ hội phồn thực: Sao phải ngại "chuyện trai gái"?
"Tín ngưỡng phồn thực hiển nhiên liên quan đến chuyện "rất con người", tức là chuyện tình dục, sinh đẻ. Phần phồn thực chính là 'giá trị nhất, đặc trưng nhất' của lễ hội này".
Lễ hội "Linh tinh tình phộc" hay còn gọi là "Lễ hội Trò Trám" được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, hiện đang được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Các nhà văn hóa cũng đánh giá đây là "lễ hội đáng quý", mang đậm tính dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993. Tuy nhiên, nếu là "người ngoài làng" hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực... thì sẽ thấy lễ hội có phần "dung tục".
Kỳ 3: Xem lễ hội phồn thực: Sao phải ngượng?
Nước ta có những lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực - liên quan đến chuyện tình dục, sinh đẻ. Một số ý kiến cho rằng, lễ hội này có phần "dung tục", không phù hợp văn hóa Việt. Do vậy, đề xuất bỏ phần "phồn thực" trong lễ hội đi. Để hiểu rõ hơn về lễ hội phồn thực, PV có cuộc trao đổi với GS.VS Trần Ngọc Thêm - tác giả cuốn sách nổi tiếng Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trưởng Bộ môn Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
GS.VS Trần Ngọc Thêm
- PV: Thưa Giáo sư, ông có suy nghĩ gì về ý kiến cho rằng lễ hội phồn thực như Trò Trám ở Phú Thọ "dung tục" bởi tái hiện cảnh nam nữ giao hợp hoặc diễn trò hoạt cảnh với những câu hát, câu thơ đều "quy về chuyện ấy"?
GS Trần Ngọc Thêm: Cái gì cũng có tính hai mặt. Bởi văn hóa một mặt khắc phục cái tự nhiên hoang dã, đưa trình độ tư duy, trình độ sống của con người lên mức cao hơn, "người hơn"; mặt khác, văn hóa có nhiệm vụ giữ cho con ngươi không quá xa rời, tự nhiên, sống gần với thực tế, tránh cái gọi là "đạo đức giả".
Văn hóa truyền thống Đông Nam Á vốn là văn hóa nông nghiệp gần gũi với tự nhiên, con người chất phác, thuần hậu cho nên có tín ngưỡng phồn thực rất mạnh. Tín ngưỡng này nhằm cầu mong mùa màng tốt tươi nhưng hiển nhiên cũng liên quan đến chuyện "rất con người" là chuyện tình dục, sinh đẻ.
Tuy nhiên, một thời gian dài nước ta bị ảnh hưởng bởi Nho giáo. Để phục vụ cho mục đích quản lý, Nho giao đưa con ngươi vào những khuôn khổ chặt chẽ. Do vậy có một số mặt gần như đối lập với văn hóa truyền thống của Đông Nam Á, chuyện nam nữ, trai gái thuộc loại như thế.
- Nhưng thưa ông, nhiều người lo ngại những hình ảnh liên quan đến tình dục sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ em và người chưa hiểu biết về tín ngưỡng phồn thực?
Ở các nước tiên tiến, trẻ em đã bắt đầu được giáo dục giới tính sớm để hiểu biết người nam khác người nữ như thế nào, cơ chế tình dục, sinh sản thế nào..., nhờ thế họ làm tốt được chuyện giữ gìn sức khỏe, sinh đẻ có kế hoạch...
Trong khi đó, người Việt ta bị ảnh hưởng nặng của Nho giáo nên cứ nói đến chuyện nam nữ là "xấu hổ", không dám nhìn vào sự thật. Giáo trình giáo dục giới tính của chúng ta chưa tốt, ngay thầy cô giáo chưa được rèn luyện môn học giới tính kỹ càng... Trong giờ giáo dục giới tính ở nhà trường, thầy cô đỏ mặt, bỏ qua không nói hoặc nói đại khái qua loa. Kết quả là thanh thiếu niên thiếu hiểu biết, không được giáo dục tốt về giới tính, số trẻ em nữ vị thành niên phải đi nạo phá thai thuộc vào loại cao nhất thế giới.
Do vậy, cần phải phân biệt rõ môi trường nào được nói ra chuyện tình dục, sinh sản, môi trường nào không được nói. Lễ hội Trò Trám nên xem là một hình thức văn hóa đễ giáo dục về sinh sản và giới tính.
Lễ mật tái hiện lại cảnh giao hợp nam nữ
- Có ý kiến cho rằng, nên bỏ những phần phồn thực trong Lễ hội Trò Trám như dựng cảnh giao hợp, lời ca hát nhiều ẩn ý liên quan đến "chuyện trai gái"... sẽ giúp lễ hội phù hợp hơn với xã hội hiện nay. Bản thân lễ hội từng phải dừng lại những năm sau 1945, phần vì đất nước chiến tranh, phần vì bị đánh giá "dung tục", Giáo sư nghĩ sao về ý kiến này?
Lễ hội Trò Trám có mức độ phồn thực đậm đặc nhất so với những lễ hội khác cũng liên quan đến tín ngưỡng phồn thực, vì Phú Thọ là đất tổ, một vùng đất cổ.
Giá trị nhất, đặc trưng nhất của cái lễ hội nằm ở phần phồn thực nên không thể bỏ đi. Nó sẽ gây tò mò, khiến những người chưa hiểu về tín ngưỡng phồn thực, về sự khác biệt giữa bản sắc truyền thống Đông Nam A của văn hóa Viêt Nam với phần tiếp nhận ảnh hưởng Trung Hoa sau này sẽ bắt tay vào tìm hiểu thêm. Không nên vì mình chưa hiểu được mà yêu cầu bỏ phần phồn thực.
Từ năm 1993, chúng ta bắt đầu khôi phục được Lễ hội Trò Trám là một điều rất tốt.
Hiện nay, trên thế giới, một số quốc gia rất phat triên vẫn còn giữ được những lễ hội văn hóa mang đậm chất phồn thực. Ví dụ như Nhật Bản duy trì rất tốt lễ hội khoả thân nam Hadaka Matsuri (ở đó người tham dự chỉ được phép đóng khố) được tổ chức tại 12 ngôi đền linh thiêng vào mùa hè hoặc mùa đông. Hay lễ hội phồn thực Hounen mà những người đàn ông tham dự khênh trên vai một pho tượng gỗ to cao hình cái dương vật cương cứng, các cô gái trẻ ôm những pho tượng gỗ hình dương vật nhỏ hơn đi hai bên đường, đoàn rước đi từ đền Shinmei Sha tới đền Tagata jinja. Hàng năm, các lễ hội này thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài Nhật Bản.
- Nếu có mặt ở lễ hội Đụ Đị (Phú Thọ) sẽ thấy, người trong dân làng hào hứng với điều mà "người ngoài làng", khách thập phương cho là tục. Ví dụ như xem hoạt cảnh trong Trò Trám, nghệ nhân hát càng tục, dân trong làng càng hò reo, vỗ tay to. Vì sao có chuyện này, thưa Giáo sư?
Đúng như vậy! Người ngoài làng không được sống trong truyền thống, chưa hiểu biết hết về lễ hội nên không có cảm giác như dân địa phương. Văn hóa không có chuyện đúng sai, văn hóa thể hiện quan niệm, triết lý.
Vì vậy lễ hội trước hết là của làng, sau đó dần được mở rộng ra. Người ngoài nếu muốn đến thì phải "nhập gia tùy tục", tôn trọng chủ nhà, tranh thủ mà tìm hiểu, quan sát, chứ không nên cười cợt. Chính sự cười cợt mới là thiếu văn hóa.
Mỗi câu hát, trò chơi đều quy vào bộ phận sinh sản nam nữ và chuyện giao hợp trai gái.
- Một phần quan trọng của lễ hội trước đây là "tháo khoán". Nghĩa là sau Lễ mật, các đôi trai gái có thể tự do yêu đương, có thể giao hợp tại lễ hội. Nhưng nay lễ "tháo khoán" không còn. Sau Lễ mật, các đôi trai gái trải chiếu trước miếu thụ lộc xôi, thịt rượu. Như vậy, một phần giá trị lễ hội đã mất đi, thưa Giáo sư?
Ngày xưa, lễ hội khoanh vùng chủ yếu trong phạm vi một làng. Vì vậy việc "tháo khoán" không phải là sự tự do tùy tiện mà thực ra đã có sự ưng ý của cả đôi bên, những ai có tình ý với nhau, người ta đứng gần nhau, lúc đó dắt nhau đi. Không phải như cách hiểu thông tục là đến đấy quờ tay sang bên cạnh vớ được ai là được dắt người ta đi. Cho nên, trước đây có một số thanh niên Hà Nội nghe đồn "thích làm gì thì làm" nên đã đến lễ hội với hy vọng sờ soạng vài cô nhưng không những không được mà còn bị "ăn tát" nổ đom đóm mắt.
Xã hội ngày nay khác xưa, nhu cầu tâm sự yêu đương đã cởi mở hơn. Bên cạnh đó, phạm vi lễ hội ngày nay quá rộng, không còn thuần khiết. Nếu duy trì "tháo khoán" sẽ không quản lý được và có thể xảy ra những chuyện không hay.
Còn "Lễ mật" - tái hiện cảnh giao hợp không gây ảnh hưởng gì, không làm mất an toàn xã hội. Mà đó là cái tinh hoa nhất của Lễ hội Trò Trám.
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Theo Khampha
"Tháo khoán" trong lễ hội Linh tinh tình phộc Lễ mật xong, cụ chủ lễ hô to "tháo khoán". Lúc này, các đôi trai gái trong làng được "tự do yêu đương". Gần nửa đêm, một cán bộ xã căn dặn chúng tôi: "Sau lễ mật là lễ "tháo khoán". Lúc này, các đôi trai gái được "tự do" mọi chuyện. Bởi vậy, trong 15 phút ấy, nếu có ai... "nghịch" hay...