Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017: Nhiều cái nhất, nhiều điều kỳ diệu…
2 tháng nữa, Đà Nẵng sẽ tưng bừng, tràn ngập âm thanh và sắc màu trong Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017 (DIFF 2017). Chương trình năm nay kéo dài tới 2 tháng và sẽ hoàn toàn khác với những năm trước.
Hoành tráng, ấn tượng với đa dạng các chương trình đồng hành, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017 (DIFF 2017) đang khiến các tour Đà Nẵng được tung ra luôn đi kèm khuyến cáo “đặt chỗ ngay kẻo kín lịch”.
Bùng nổ tour pháo hoa
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017 sẽ kéo dài trong 2 tháng. Ảnh: T.L
DIFF 2017 sẽ kéo dài từ ngày 29.4 đến 24.6, một sự kiện lễ hội có lẽ là kéo dài và lớn nhất được tổ chức ở Việt Nam. Pháo hoa sẽ được bắn vào 5 tối thứ Bảy các ngày 29.4, 20.5, 27.5, 3.6 và 24.6. Địa điểm bắn pháo hoa vẫn ở vị trí giữa sông Hàn, đối diện khách sạn Novotel Danang Premier Han River.
Dù còn hai tháng nữa (DIFF 2017 mới chính thức diễn ra nhưng ngay từ cuối năm ngoái, nhiều hãng lữ hành đã liên tiếp tung ra các tour du lịch ấn tượng như “Bay Đà Nẵng xem bắn pháo hoa”, “Ngắm pháo hoa trên sông Hàn”… với nhiều mức giá khác nhau.
Kim Hiền – tư vấn viên Đà Nẵng Travel chia sẻ, ngay sau tết, tranh thủ săn vé giá rẻ, nhiều khách du lịch đã book sẵn tour du lịch Đà Nẵng xem bắn pháo hoa. “Đến giờ, khách ở TP.HCM đặt chỗ đông nhất, khách Hà Nội chủ yếu gọi điện xin tư vấn lịch xem bắn pháo hoa, các chương trình phụ trợ chứ chưa chốt. Còn các tour khách đoàn vốn đã có kinh nghiệm cháy chỗ xem pháo hoa những năm trước đều đã đặt sẵn từ trước tết” – Kim Hiền cho hay.
Nữ tư vấn viên du lịch giàu kinh nghiệm này nói thêm, những mùa xem pháo hoa các năm trước, khách du lịch chậm chân mua vé hay chậm book tour thì đến cận ngày cũng không thể xoay đâu ra phòng để ở hay chỗ để xem. Đón đầu tình trạng khan hiếm, hầu hết các hãng lữ hành đều chủ động đặt vé sẵn từ trước để đáp ứng nhu cầu của đông đảo du khách. Ngoài ra, các tour du lịch “du thuyền xem bắn pháo hoa”, “Café xem bắn pháo hoa trên nhà cao tầng”… cũng được chào mời tấp nập.
Lễ hội pháo hoa hoành tráng nhất Đông Nam Á
Đà Nẵng – điểm đến du lịch năm 2017. Ảnh: T.L
Diễn ra đúng dịp cao điểm hè, lại được “bật mí” có quy mô hoành tráng nhất từ trước tới nay, DIFF 2017 dự kiến sẽ hút hàng triệu lượt khách đến với thành phố biển. Theo tiết lộ của lãnh đạo Sở Văn hóa, Du lịch thành phố Đà Nẵng, DIFF 2017 sẽ kéo dài từ ngày 29.4 đến 24.6, một sự kiện lễ hội có lẽ là kéo dài và lớn nhất được tổ chức ở Việt Nam. Pháo hoa sẽ được bắn vào 5 tối thứ Bảy các ngày 29.4, 20.5, 27.5, 3.6 và 24.6. Địa điểm bắn pháo hoa vẫn ở vị trí giữa sông Hàn, đối diện khách sạn Novotel Danang Premier Han River.
Với chủ đề “Tỏa sáng Ngũ Hành Sơn”, DIFF 2017 có sự tham gia của 8 đội, đa phần đến từ các quốc gia có nghệ thuật pháo hoa đình đám thế giới như Thụy Sĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Ý, Úc, Áo và nước chủ nhà Việt Nam. Dựa trên chủ đề “Tỏa sáng Ngũ Hành Sơn”, các đội dự thi sẽ tự thiết kế chương trình gắn liền với hình ảnh đại diện của đơn vị. “Mỗi đội sẽ có phần trình diễn tối đa 25 phút” – tổng đạo diễn chương trình Lê Quý Dương cho hay.
Video đang HOT
Theo đại diện Ban tổ chức, sân khấu chính nằm trên đường Trần Hưng Đạo, được dàn dựng theo công nghệ hàng đầu thế giới, hứa hẹn mang tới bữa tiệc âm thanh, ánh sáng, pháo hoa chưa từng có từ trước tới nay. Tất cả các đêm pháo hoa sẽ được tường thuật trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Dự kiến giá vé xem pháo hoa vẫn giữ nguyên như những năm trước, dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/vé, tùy thuộc vào vị trí xem.
Hấp dẫn và lôi cuốn hơn nữa là ngoài 8 đêm trình diễn pháo hoa sẽ có thêm nhiều hoạt động bên lề đặc sắc như Lễ hội Carnival đường phố vào mỗi thứ sáu hàng tuần, Lễ hội ẩm thực quốc tế Ngũ hành lồng ghép với hoạt động lễ hội văn hóa Chăm diễn ra liên tục với 5 khu ẩm thực tương ứng 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ… Nói như tổng đạo diễn Lê Quý Dương thì DIFF 2017 sẽ là một lễ hội chưa từng có tại Việt Nam. “Lần đầu tiên, Việt Nam có một lễ hội kéo dài suốt một mùa hè. Lần đầu tiên các lễ hội đường phố sôi động và hoành tráng đến thế ở Đà Nẵng. Lần đầu tiên, lễ hội ẩm thực không diễn ra theo cách thông thường” – tổng đạo diễn Lê Quý Dương thông tin.
Điểm mới nhất chính là tại các lễ hội nói trên, người dân bản địa và khách du lịch không chỉ được xem pháo hoa mà còn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội, tạo nên tương tác hai chiều. Cũng theo ông Lê Quý Dương, đây là lễ hội pháo hoa lớn nhất Đông Nam Á cho tới thời điểm này.
Ông Huỳnh Văn Hùng – Giám đốc Sở VHTT TP Đà Nẵng: Kỳ vọng tạo thương hiệu du lịch Đà Nẵng Để tạo cho Đà Nẵng một sự kiện, một lễ hội mang tầm cỡ quốc tế, có sức hút lớn, có quy mô và sự đầu tư bài bản, UBND thành phố đã quyết định nâng tầm Cuộc thi pháo hoa quốc tế thành Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng tổ chức đều đặn hàng năm, trong suốt 2 tháng, với nhiều hoạt động lễ hội tưng bừng, ấn tượng. Đà Nẵng kỳ vọng đây sẽ là một lễ hội làm nên thương hiệu cho du lịch của thành phố, thu hút thêm nhiều du khách, gia tăng trải nghiệm cho du khách đến Đà Nẵng trong mùa cao điểm du lịch.
Sự thay đổi này cũng sẽ đem đến những thay đổi tích cực cho thành phố Đà Nẵng. Thứ nhất, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế vốn gắn liền với tên tuổi Đà Nẵng, nay được nâng tầm lên thành một sự kiện lớn hơn rất nhiều cả về quy mô và chất lượng, đương nhiên không chỉ củng cố mà còn phát triển thương hiệu Thành phố lễ hội pháo hoa Đà Nẵng thành một thương hiệu quốc tế uy tín trên thế giới trong dài hạn. Thứ hai, sự kiện này đem đến lợi ích cho cả cộng đồng khi mà các ngành giao thông, y tế, thương mại, du lịch… và các vấn đề khác như văn hóa ứng xử đô thị, chất lượng dịch vụ, môi trường sống… đều sẽ được nâng cấp, đáp ứng xu hướng phát triển mới. Thứ ba, người dân Đà Nẵng sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ pháo hoa, đó là nguồn thu sẽ tăng lên từ lượng khách du lịch tăng vọt trong 2 tháng và góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân Đà Nẵng về lâu dài.
Ông Lê Quý Dương – Tổng đạo diễn DIFF 2017: Nhiều điều kỳ diệu Chúng tôi sáng tạo Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017 với một diện mạo mới, cách tiếp cận mới để đem đến cho du khách cũng như người dân Đà Nẵng một lễ hội có nhiều điểm độc đáo, khác biệt.
Điểm mới nhất mà chúng tôi đưa vào đây chính là các yếu tố tương tác giữa các chương trình lễ hội với cộng đồng du khách và người dân bản địa. Thứ hai, chúng tôi tạo ra tính liên kết giữa các chương trình sự kiện. Các chương trình sẽ được kết nối rất liên hoàn với nhau, tạo nên sự tò mò cho du khách, duy trì được các cung bậc cảm xúc cho người xem.
Chúng tôi muốn nâng tầm Đà Nẵng thành một thành phố lễ hội, một không gian văn hóa với sự kiện cốt lõi là các buổi trình diễn pháo hoa. Điều này sẽ hấp dẫn du khách bởi không chỉ có pháo hoa mà còn rất nhiều sự kiện đồng hành đem lại trải nghiệm và cảm xúc khác nhau như Lễ hội đường phố, Lễ hội ẩm thực… tạo thành tổng thể không gian văn hóa, giải trí, du lịch. Lam Bảo (ghi)
Theo Danviet
Hướng dẫn viên người Hoa nói cố đô Huế thuộc TQ
Một hướng dẫn viên trẻ đang thuyết minh trên xe thì bị người TQ giật mic, bảo "Biển Đông là biển Nam TQ". Một người Hoa khác giới thiệu "cố đô Huế giống kiến trúc TQ vì trước đây khu vực này là của Trung Hoa".
Trong buổi đối thoại hôm nay với lãnh đạo Sở Du lịch Đà Nẵng, hàng chục hướng dẫn viên (HDV) tiếng Trung bức xúc cho biết phải chạm mặt hàng ngày với các HDV Trung Quốc hoạt động ngang nhiên ở Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành.
Thủ đoạn chủ yếu của họ là sử dụng các sitting guide (hướng dẫn viên tại chỗ - PV) làm bình phong qua mắt cơ quan chức năng. Đây là các HDV người Việt, được thuê đi cùng đoàn nhưng không được nói gì. Khi gặp thanh tra thì những người này sẽ lo thủ tục.
HDV người Trung Quốc hoạt động chui đang là nỗi &'ám ảnh' của ngành du lịch Đà Nẵng. Ảnh: HDV tiếng Trung cung cấp
Các HDV chuyên nghiệp cho biết, 2-3 năm qua nhiều công ty lữ hành ở Đà Nẵng đều nuôi HDV người Trung Quốc trong nhà. Đơn cử như công ty Q.Đ nuôi ít nhất 20 HDV người TQ ăn ngủ tại đơn vị mình, liên tục dẫn đoàn đi khắp nơi, trong đó có cả Phố cổ Hội An.
"Buổi tối nào ở sân bay chúng tôi cũng chạm mặt HDV người TQ. Điều nguy hiểm là họ không chỉ sang đây cướp việc của chúng ta, mà còn mạo danh là người Việt để đón đoàn TQ. Khi trên xe hay đến các địa điểm, danh thắng, họ xuyên tạc hoặc bịa đặt", một HDV lâu năm cho biết.
Một HDV trẻ tuổi cho hay đã phải bỏ việc làm HDV do bị ép làm sitting guide cho đoàn TQ.
"Họ rất lộng hành, từ Đà Nẵng đến Hội An hay cố đô Huế. Họ thường xuyên tạc về lịch sử, văn hóa. Bạn em là HDV dẫn khách đến Đại nội Huế thì nghe một người TQ dẫn đoàn bên cạnh bảo Đại nội có kiến trúc giống TQ bởi trước đây nơi này thuộc Trung Quốc.
Một bạn khác của em là HDV nữ đang thuyết minh trên xe thì bị HDV Trung Quốc cướp mic, xuyên tạc Biển Đông là biển Nam Trung Quốc", HDV này phát biểu trước sự có mặt của PGĐ Sở Du lịch Đà Nẵng Trần Chí Cường.
Một nữ HDV có 16 năm kinh nghiệm cho biết, cách đây 5 ngày ra sân bay đón khách từ Ma Cao có 5 đoàn thì chỉ mỗi chị là HDV người Việt. "Đoàn em chỉ 15 người, các đoàn khác do người TQ dẫn hơn 30 người. Hôm sau em dẫn khách vào Hội An có 4 đoàn thì 3 đoàn còn lại là HDV người Hoa. Họ đi cùng với các sitting guide", chị cho biết.
Sitting guide bán rẻ lòng tự tôn dân tộc
Các HDV tiếng Trung chuyên nghiệp đều bức xúc trước thực trạng nhiều người Việt chấp nhận làm sitting guide, tiếp tay cho người TQ hoạt động du lịch chui.
Mỗi sitting guide được thuê với giá khoảng 300 tệ/ngày. &'Nếu những người tâm huyết như chúng tôi không lên tiếng thì chỉ vài ba năm nữa, tất cả thị trường khách TQ đều rơi vào tay HDV người TQ. Khi đó thì ngay cả sitting guide họ cũng chẳng cần nữa.
Tôi muốn nói rằng ngoài cơm áo gạo tiền, HDV còn phải có lòng tự tôn dân tộc và đạo đức nghề. Chúng tôi rất bức xúc vì các sitting guide tiếp tay cho người TQ", một nữ HDV cho biết.
Các HDV tiếng Trung cho biết, ngày ngày đều chạm mặt người Trung Quốc làm HDV chui ở ngay sân bay Đà Nẵng. Ảnh: HDV tiếng Trung cung cấp
Anh H.M.H, một HDV tự do cho rằng sitting guide gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng chỉ là phần ngọn. Cơ quan chức năng cần phải xử lý dứt điểm phần gốc, đó là các công ty lữ hành Trung Quốc hoạt động chui, có sự chống lưng của người Việt.
"Hàng loạt công ty lữ hành chui như Q.Đ, T.L... tồn tại bao nhiêu năm sờ sờ ra đó sao cơ quan chức năng không biết để xử lý. Tôi đảm bảo 100% các công ty này đều trốn thuế, Đà Nẵng không có 1 xu ngân sách từ họ. Tôi đề nghị các sở ngành phải phối hợp và quyết liệt xử lý tận gốc rễ", anh H. đề xuất.
PGĐ Sở Trần Chí Cường cho rằng sẽ có hình phạt thật nặng các trường hợp vi phạm, căn cứ vào nhiều quy định khác chứ không chỉ riêng nghị định 158.
"Hoạt động du lịch tại Đà Nẵng nói riêng cũng như các hoạt động kinh doanh khác phải đúng pháp luật. Chúng tôi tạo mọi điều kiện tốt nhất cho những người làm đúng pháp luật, trái lại sẽ bị xử lý nghiêm.
Bí thư Thành ủy cũng đã nói Đà Nẵng sẽ là mảnh đất đáng sống của những người tử tế và không có đất sống cho những người vi phạm pháp luật", ông Cường nhấn mạnh.
Theo đó, Sở sẽ buộc các hãng lữ hành ký cam kết. Với các HDV, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng, thậm chí tước thẻ.
Đà Nẵng xin thí điểm lập Cảnh sát du lịch
Hôm qua, trong buổi làm việc với Ban Kinh tế TƯ, UBND TP Đà Nẵng kiến nghị được thí điểm lập Cảnh sát du lịch.
Theo đó, nhiệm vụ của lực lượng này sẽ là giải quyết triệt để việc buôn bán hàng rong, quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.
Mỗi năm Đà Nẵng này đón 4-5 triệu du khách, đông gấp 4 lần dân số.
Lượng khách TQ trong vài năm qua tăng rất mạnh. Năm 2015, có hơn 300 ngàn khách TQ đến Đà Nẵng, chiếm 24,01% lượng khách quốc tế.
Theo Cao Thái
Vietnamnet
Đà Nẵng công bố tách Sở Du lịch khỏi Sở Văn hóa - Thể thao Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng công bố quyết định thành lập Sở Văn hóa - Thể thao và Sở Du lịch Đà Nẵng vào sáng 17/5.. Tin nhanh ngày 17/5, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ vừa công bố việc chia tách 2 Sở mới, trên nền tảng Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch. Sự xuất...