Lễ hội “nện đòn”… đàn ông
Lễ hội độc đáo này có vẻ rất hợp với thời điểm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 đang cận kề.
Lễ hội truyền thống “đánh đàn ông” Lathmar Holi vẫn được duy trì tại ngôi làng Barsana, gần Mathura, thuộc tiểu bang Uttar Pradesh (Ấn Độ). Trong ngày hội này, đâu đâu cũng tràn ngập hương thơm và màu sắc với mưa cánh hoa và bột màu phủ kín những người tham dự. Tuy nhiên, có lẽ chỉ có phụ nữ cảm thấy hân hoan đón chào lễ hội vì tất cả những người đàn ông đều lo sợ bị đánh đập, hành hạ “không tiếc tay”. Họ chỉ có thể dùng những chiếc lá chắn mỏng hoặc những… cánh hoa tươi như một “vũ khí” đáp trả các cây gậy đánh tới tấp lên người, lên đầu mình. Chưa dừng lại ở đó, trong sự cổ vũ của dân làng, những người phụ nữ ăn mặc lộng lẫy sẽ càng hưng phấn và “xuống tay” không tiếc thương.
Theo giới thiệu của dân bản địa, lễ hội này bắt nguồn từ câu chuyện truyền thuyết về ông vua gia trưởng, thường xuyên dùng bạo lực hành hạ vợ. Điều này khiến mọi người hết sức phẫn nộ và hợp lực đánh đuổi vua ra khỏi địa phận. Lễ hội đánh đàn ông hình thành từ đó và sau này lại càng phát triển vì thích hợp với xu hướng bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. Thông thường trong lễ hội, phụ nữ có quyền “ra tay” với những người đàn ông chưa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ chính đáng của mình.
Một số hình ảnh trong lễ hội độc đáo này:
Video đang HOT
Lễ hội bắt đầu với hương hoa và bột mầu phủ kín người tham dự
Sau đó là những màn “nện đòn” của các phụ nữ dành cho những người đàn ông chưa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ
Người dân bản địa rất thích thú và hết sức ủng hộ lễ hội này
Theo BĐVN
Rước dâu bằng kiệu nạm vàng
Chiếc kiệu này được nạm vàng 24 xung quanh, giá trị tương đương một tòa nhà.
Thoáng nhìn từ xa, bạn có lẽ sẽ nhầm tưởng đây là một buổi rước kiệu trong lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, với hình ảnh tân lang và đoàn người đi trước thì đây đích thị là một lễ rước dâu "hoành tráng" diễn ra ở thành phố Đông Dương, Triết Giang, Trung Quốc.
Điều đặc biệt gây chú ý là chiếc kiệu đón dâu với kích thước chiều cao 3 mét, rộng 1 mét, nặng 150 kg. Các bộ phận của kiệu dều được làm từ các loại gỗ quý và bên trên được nạm vàng 24k trang trí. Theo giới thiệu của họ nhà trai, chiếc kiệu long phụng này được thực hiện trong thời gian 3 năm, riêng việc phủ sơn đã mất 1 năm. Chi phí thực hiện thừa đủ xây dựng một tòa nhà 2 tầng nên nngười dân trong vùng đã gọi nó này bằng cái tên "tòa nhà di động".
Chủ nhân của chiếc kiệu là ông Phan Dư Cao, làm nghề may mặc tại Hàng Châu. Ông đã đặt riêng nghệ nhân thiết kế để sử dụng trong đám cưới của con trai. Trong quá trình rước dâu, cứ đi được khoảng 100 mét thì lại phải dừng lại để thay người khênh kiệu. Có 16 chàng trai luân phiên nhau phụ trách công việc này và ngoài ra là 4 người cầm cờ, 4 phù rể, 4 phù dâu và 8 người thổi kèn đi theo đoàn.
Một số hình ảnh trong lễ rước dâu đặc biệt này:
Đoàn rước dâu với chiếc kiệu hoa nạm vàng tại Triết Giang, Trung Quốc
Cô dâu ngồi trong chiếc kiệu hoa đắt tiền
Những "lễ vật" và của hồi môn của cô dâu cũng được đặt trong các hòm gỗ rất nặng
Cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ truyền thống
Theo PLXH
9.000 người mặc khố dự lễ hội cầu may Người Nhật cho rằng việc làm này sẽ mang lại may mắn trong cả năm mới. Ngày 18/2 tại Okayama đã diễn ra lễ hội cầu may lâu đời nhất Nhật Bản hết sức độc đáo. Năm nay người tham gia lên tới con số 9.000 và đã có mặt trước ngôi đền Sita ngay từ sáng sớm. Bất bất chấp thời tiết...