Lễ hội lồng thồng tại Lạng Sơn
Lễ hội lồng thồng Bủng Kham được tổ chức để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người dân có cuộc sống no đủ.
Ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm, người dân xã Đại Đồng (Tràng Định, Lạng Sơn) lại tổ chức lễ hội lồng thồng Bủng Kham. Theo truyền thuyết, bảy nàng tiên trốn Ngọc Hoàng xuống trần ngắm cảnh, khi đi qua vùng đất này dừng chân tắm mình trong dòng nước mát. Nghe tiếng gọi của Thiên Đình, các nàng vội mặc xiêm y bay về trời để quên bảy dải lụa biến thành bảy dòng suối lượn quanh cánh đồng Thất Khê màu mỡ. Trong các dòng suối thì suối Năm Ăn lớn nhất, các tiên nữ thường vui đùa vãn cảnh khắc lên gò đá gần đó bàn “Chẹt Khum” (ô ăn quan).
Người dân quan niệm hàng năm tổ chức lễ bái tại “Chẹt Khum” và Năm Ăn sẽ được các thần tiên phù hộ, mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn, gia đình yên ổn. Nên người dân xã Đại Đồng duy trì lễ hội Bủng Kham thường xuyên.
Trong phần lễ, thầy cúng đến thắp hương tại các mâm lễ bên gò đá “Chẹt Khum” và thực hiện nghi lễ xin phép các vị thần linh gồm Thần Nông, Thần Tiên và Thần Hoàng Trùng cho dân làng mở hội.
Video đang HOT
Người dân 24 thôn bản trong xã mang lễ vật dâng cúng các vị thần linh. Các mâm lễ được trang trí cẩn thận, gồm sản vật đặc trưng của địa phương, đặt thẳng hàng ngay ngắn tại nơi tế lễ theo từng cung bậc, gồm: một con gà trống thiến hoặc một thủ lợn đặt trên mâm xôi cùng bánh dày, bánh chưng, hoa quả, khẩu sli, khẩu xà, xôi, oản, rượu, vàng hương…
Thầy cúng khấn làm trong sạch các mâm lễ bằng “nước thánh”.
5 thầy tế lễ làm lễ bái và lần lượt đọc tên các lễ vật của 24 thôn dâng cúng cho thần linh. Sau đó, các thầy lần lượt dâng lễ: hương, trà, tửu, thực lên các ban thờ Thần Nông, Thần Tiên, Thần Hoàng Trùng cùng cầu khấn cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, hạnh phúc…
Đoàn sư tử mèo vào múa chào mừng lễ hội.
Đến giờ tốt, nghi thức “lồng thồng” (xuống đồng) được thực hiện sau một hồi trống, chiêng. Đại diện Ban tổ chức và người dân trong xã sẽ xuống ruộng cùng cấy những cây lúa đầu tiên của năm mới.
Trò “gieo lộc” trong phần hội được thực hiện với biểu tượng của “lộc” là bỏng ngô, bỏng thóc nếp và hạt thóc giống. Ông Hoàng Văn Lang được chọn đóng vai “Thần Nông” tiến hành gieo lộc. Người dân quan niệm ai dự hội hứng được nhiều lộc thánh thì năm đó làm ăn phát đạt, gia đình ấm no…
Hồng Vân
Theo VNE
Từ mai, miền Bắc chuyển rét
Từ ngày mai Hà Nội và các tỉnh miền Bắc sẽ đón đợt rét cường độ mạnh, nhiệt độ thấp nhất một số nơi dưới 10 độ C và cao nhất không quá 20 độ C.
Khối khí lạnh đang di chuyển về Bắc Bộ và khoảng 14h hôm nay sẽ tác động tới các tỉnh biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn. Tối nay Hà Nội sẽ chịu tác động của hình thái thời tiết này, đẩy nền nhiệt thấp nhất về đêm và rạng sáng khoảng 15-16 độ C. Đến 9/2, không khí lạnh sẽ bao phủ toàn miền Bắc, người dân sẽ cảm nhận rõ sự chuyển biến của tiết trời khi nhiệt độ giảm 5-7 độ C so với những ngày nắng ấm vừa qua.
Các tỉnh vùng núi tiếp tục hứng chịu đợt rét cường độ mạnh. Ảnh: Ngọc Thành.
Sang ngày 10/1, khi đã nằm sâu trong khối khí lạnh, nhiệt độ trung bình ngày của miền Bắc có thể chỉ 15-16 độ C, đạt gần ngưỡng rét đậm (dưới 15 độ C); còn vùng núi có thể chuyển rét hại. Ngày 10 và 11/1 sẽ là hai ngày rét nhất trong đợt lạnh kéo dài 5 ngày.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, nhiệt độ thấp nhất ở đồng bằng phổ biến 13-16 độ C, vùng núi 10-13 độ C, vùng cao dưới 10 độ C. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất trong ngày không vượt quá 20 độ C.
Dự báo nền nhiệt của Hà Nội trong những ngày tới của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương tính đến 7h sáng 8/2.
Phạm Hương
Theo VNE
Thắp nhang gây cháy nhà, 1 người nhập viện Do thắp nhang bất cẩn lại sát trần nhựa nên hỏa hoạn bất ngờ xảy ra đối với gia đình ông Nhất ở ven thành phố Lạng Sơn. Lửa cháy to, thiêu rụi đồ đạc trong nhà; ông Nhất nhanh chân chạy vào nhà tắm sau đó thoát ra ngoài nhưng bị bỏng và ngạt khí phải đi bệnh viện cấp cứu. Lực...