Lễ hội LGBT Hàn Quốc thu hút nhiều kẻ quấy rối hơn người tham gia
Hầu hết người Hàn Quốc phản đối hôn nhân đồng giới và chính phủ đến nay chưa có kế hoạch công nhận điều này, nhưng giới trẻ Hàn Quốc đã cởi mở hơn nhiều so với thế hệ bố mẹ họ.
Không giống hầu hết các nước phương Tây, Hàn Quốc chưa bao giờ coi trọng vấn đề đồng tính luyến ái. Một phần vì thảo luận về tình dục được coi là đáng xấu hổ ở nước này.
Quan hệ tình dục giữa những người lính nam ở Hàn Quốc là bất hợp pháp và họ sẽ bị tống vào tù vì hành vi này. Nhà lãnh đạo đảng đối lập Hàn Quốc gần đây nhấn mạnh rằng ông phản đối đồng tính luyến ái và nước này cần “bảo vệ những giá trị gia đình tốt đẹp”.
Những người tham dự Lễ hội Văn hóa Queer gần đây tại thành phố Incheon, Hàn Quốc, phải vượt qua nhiều trở ngại. Economist cho biết những người quấy rối lễ hội thậm chí còn nhiều hơn người tham gia.
Những người dự lễ hội phải bước qua đám đông người biểu tình khóc lóc, lớn tiếng cầu nguyện và nói với họ rằng họ sẽ bị thiêu trong địa ngục.
Một lễ hội tôn vinh đa dạng tính dục tại Hàn Quốc. Ảnh: AFP.
Cảnh sát phải dựng rào chắn ngăn những người biểu tình xông vào quảng trường nơi tập trung cộng đồng LGBT.
Các nhà hoạt động vì quyền của người LGBT ở Hàn Quốc phải đối mặt với những lời lăng mạ và đe dọa bạo lực. Nhưng chính quyền không quan tâm nhiều đến điều này.
Các nhà tổ chức lễ hội tương tự ở Busan mới phải hủy bỏ bữa tiệc đường phố sau khi xảy ra cuộc cãi cọ với chính quyền địa phương về việc xin giấy phép. Họ nói rằng họ sẽ tổ chức cuộc biểu tình thay thế.
“Chúng tôi không cảm thấy an toàn”, Lee Jong Kwan, người giúp đỡ những người tổ chức lễ hội này vào năm 2018, cho biết. “Thay vì bảo vệ chúng tôi, cảnh sát quấy rối chúng tôi”.
Tuy nhiên, giới chức Hàn Quốc phủ nhận mọi sự phân biệt đối xử với người LGBT.
Người trẻ tuổi có quan điểm tự do hơn so với người lớn tuổi ở Hàn. Hơn một nửa số người ở độ tuổi ngoài 20 nghĩ rằng chính phủ nên hợp thức hóa việc kết hôn của người đồng tính.
“Một số bạn bè của tôi đã tự sát. Những người khác bị buộc phải vào bệnh viện tâm thần hoặc trị liệu chuyển đổi giới tính”, Kim Hye Yeon, 20 tuổi, đến từ Busan, nói. “Không có nơi nào để chúng tôi đi, không ai bảo vệ chúng tôi”.
Theo Zing.vn
Điểm mặt các tác phẩm điện ảnh Việt Nam đổ bộ Liên hoan phim Busan 2019 tại Hàn Quốc
So với các năm trước, số lượng các tác phẩm Việt Nam tham gia trình chiếu và tranh giải tại Liên hoan phim Busan năm nay có sự tăng trưởng đáng kể.
Liên hoan phim (LHP) quốc tế Busan là một trong những đại hội điện ảnh thường niên quan trọng nhất tại châu Á được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc. Chính thức khai mạc năm thứ nhất từ ngày 13/09 đến 21/09/1996 và cũng là lần tổ chức liên hoan phim quốc tế đầu tiên tại Hàn Quốc, LHP Busan nhận được vô số sự quan tâm và đánh giá cao từ giới chuyên môn cũng như thu hút sự tham gia của những người hoạt động trong nghề giải trí-điện ảnh ở khu vực châu Á.
Điểm mặt các tác phẩm điện ảnh Việt Nam đổ bộ LHP Busan 2019 tại Hàn Quốc.
Trong những năm gần đây, điện ảnh Việt cũng có một số tác phẩm được cử đi trình chiếu, tranh tài ở các hạng mục trao giải trong LHP Busan. Cụ thể vào năm ngoái, tác phẩm đầu tay Vợ Ba của nữ đạo diễn Ash Mayfair đại diện cho điện ảnh Việt tham gia LHP. Trước đó, năm 2016 và 2017, Việt Nam cũng có hai tác phẩm là Tấm Cám: Chuyện chưa kể và Cô Ba Sài Gòn đều của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân, tham gia tranh tài.
Mặc dù có các tác phẩm của nước ta liên tục được giới thiệu tại LHP nhưng con số này còn khá khiêm tốn, đặc biệt so với các nền điện ảnh láng giềng như Philippines, Indonesia, Thái Lan... Tuy nhiên, sang đến năm nay, khán giả Việt hoàn toàn có thể tự hào khi có đến năm tác phẩm có kết cấu truyện dài lọt vào danh sách đề cử tại LHP quốc tế Busan 2019.
Phim "Thằng Ròm" của đạo diễn Trần Thanh Huy được đề cử ở hạng mục New Currents.
Cụ thể hơn, tác phẩm Thằng Ròm của đạo diễn Trần Thanh Huy sẽ tranh tài ở hạng mục New Currents (dành cho nhà làm phim mới châu Á), bên cạnh bốn bộ phim khác trong hạng mục A Window on Asian Cinema (giới thiệu toàn cảnh điện ảnh Á châu) gồm Thưa mẹ con đi (đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh) , Bí mật của gió (đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình), Bắc Kim Thang (đạo diễn Trần Hữu Tân) và Anh trai yêu quái (đạo diễn Vũ Ngọc Phượng).
Các bộ phim tranh tài ở hạng mục A Window on Asian Cinema .
Trong số các bộ phim kể trên, T hưa mẹ con đi là tác phẩm điện ảnh duy nhất đã được phát hành tại Việt Nam. Với nội dung gia đình xen lẫn đề tài LGBT, bộ phim đã thu về nhiều thành tựu nhất định cũng như đánh giá khá cao từ giới chuyên môn. Mặt khác, bốn bộ phim còn lại vẫn đang trong quá trình chuẩn bị và quảng bá, chưa chính thức công chiếu trên màn ảnh Việt.
"Thưa mẹ con đi" là bộ phim duy nhất đã ra mắt khán giả Việt.
Ngoài ra, trong một chương trình đặc biệt về đạo diễn nữ hàng đầu châu Á, nhà làm phim Trịnh Thị Minh Hà (Việt kiều Mỹ) cũng là một trong ba đạo diễn được chọn giới thiệu với ba bộ phim: Forgetting Vietnam (2015), Surname Viet, Given Name Nam (1989) và Reassemblage (1982). Cuối cùng, hạng mục Wide Angle dành cho phim ngắn có sự tham gia tranh giải của: Ngọt, Mặn (đạo diễn Dương Diệu Linh) và trình chiếu giới thiệu của: Hãy tỉnh thức, và Sẵn sàng! (đạo diễn Phạm Thiên Ân).
Như vậy, so với các năm, lượng tác phẩm Việt tham gia LHP quốc tế Busan 2019 có sự tăng trưởng vượt trội hơn hẳn. Điều này là dấu hiệu đáng mừng cho thấy điện ảnh Việt đang trên đà phát triển, sẵn sàng "đem chuông đi đánh xứ người" so tài với các nước anh em trong khu vực châu Á. Theo lời mời từ ban tổ chức, các đại diện nhà sản xuất, hãng phim sẽ có mặt tại Busan để tham dự LHP diễn ra vào tháng Mười tới.
Trailer bộ phim "Thưa mẹ con đi".
Theo saostar
Thùy Anh làm đại sứ du lịch Busan Diễn viên Thùy Anh gần đây sang Hàn Quốc công tác, được mời nhận vai trò đại sứ du lịch của thành phố biển Busan. Nữ diễn viên phim Gái già lắm chiêu 2 là đại diện Việt Nam duy nhất nhận lời mời tham gia chuỗi sự kiện Busan Asian Wave 2019, cùng các đại diện đến từ ba quốc gia khác...