Lễ hội làng Cót
Lễ hội Làng Cót diễn ra từ ngày 10 đến 15-2 âm lịch hàng năm. Xưa có tục nuôi lợn thờ của các giáp trưởng đăng cai.
Làng Cót còn có tên khác là Hạ Yên Quyết hoặc Bạch Liên Hoa, nay thuộc phường Yên Hoà (quận Cầu Giấy) nằm ven sông Tô Lịch, phía Tây thủ đô Hà Nội. Cùng với làng Thượng, làng Hạ Yên Quyết được gọi chung bằng “Kẻ Cót”, là vùng quê có truyền thống hiếu học và khoa bảng, nằm trong “tứ danh hương” (Mỗ, La, Canh, Cót) của huyện Từ Liêm.
Thời phong kiến làng Cót có tới 10 người đỗ tiến sĩ và gần 30 hương cống thời Hậu Lê và 9 cử nhân, thời Nguyễn. Làng Cót ở gần kinh đô xưa, kinh tế khá phát đạt với nhiều nghề thủ công, buôn bán.
Làng Cót có một chế độ khuyến học thoả đáng, từ xưa làng dành ra 3 mẫu ruộng “độc thư điền” để biếu cho người đỗ tiến sĩ trở lên ngày ông nghè về vinh quy, cả làng đem cờ lọng đón rước và mừng 100 quan. Ngoài ra còn thưởng ruộng cho cả người đỗ cử nhân, tú tài.
Làng Cót hiện còn ngôi Đình dựng lại vào năm Minh Mạng thứ 13 (Năm 1832). Cùng với 5 ngôi miếu, Đình làng thờ 5 vị thần trong đó có Cao Sơn đại vương, thần bản thổ. Làng có chùa Ngọc Quán, dựng năm Dương Hoà 8 (Năm 1642), hiện còn quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh 8 (Năm 1800). Ngoài ra, còn có nhà thờ của dòng họ các Tiến sĩ Hoàng Quán Chi, Nguyễn Như Uyên, Nguyễn Xuân Nham – là biểu tượng cho truyền thống học hành thành đạt của người làng…
Video đang HOT
Ngày nay, làng Cót là một trong các trung tâm cung cấp vàng mã cho Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Làng còn có món bánh cuốn khá độc đáo. Tuy sức ép đô thị hóa rất mạnh, nhưng dân làng vẫn còn giữ được nhiều phong tục tập quán truyền thống xưa, tính cộng đồng làng xóm họ mạc còn rất mạnh.
Một số hình ảnh lễ hội làng Cót 2013:
Theo ANTD
Quần thể tháp Chăm tại Hà Nội
Những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Chăm sẽ được tái hiện và giới thiệu với người dân cả nước cùng bạn bè quốc tế tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Theo đó, lễ mở cửa và khánh thành quần thể Tháp Chăm sẽ được tổ chức vào sáng 23-11, song song với chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng ngày "Di sản văn hóa Việt Nam" diễn ra tại đây trong hai ngày 23 và 24-11. Trong dịp này, nhiều nghi lễ đặc sắc mang đậm văn hóa Chăm sẽ giới thiệu đến công chúng như: lễ đón rước y phục, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần... cùng các màn biểu diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc, trò chơi của dân tộc Chăm. Bên cạnh đó là nhiều hoạt động đặc sắc khác như: lễ hội Katê, lễ trưởng thành cho thiếu nữ Chăm Bà Ni - Ninh Thuận, lễ cưới người Chăm (An Giang), triển lãm, trưng bày hiện vật, sản vật đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam và của đồng bào dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển... Chương trình có sự tham gia của cộng đồng dân tộc Chăm và Raglai trong cả nước.
Theo ANTD
Phát hiện lư hương cổ bằng đá độc đáo thời Nguyễn Trong quá trình khảo cứu, sưu tầm các tài liệu, hiện vật và di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh phát hiện tại di tích Đền Quan Tiên (thuộc xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh), đang lưu giữ chiếc lư hương cổ độc đáo thời Nguyễn. Trang trí họa tiết chạm khắc cổ mặt trước Lư...