Lễ hội khinh khí cầu kỷ niệm 200 năm thành cổ Sơn Tây
Lần đầu tiên lễ hội khinh khí cầu sẽ được tổ chức ở Thành cổ Sơn Tây từ ngày 12 đến 20.11, hứa hẹn sẽ là hoạt động thu hút người dân đổ về xứ Đoài.
Tuyến phố đi bộ tại thành cổ Sơn Tây
Chương trình kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822 – 2022) sẽ được tổ chức tại khuôn viên di tích thành cổ tối 12/11. Trong khuôn khổ sự kiện sẽ có các hoạt động: Trưng bày tranh ảnh, hiện vật giới thiệu về di tích Thành cổ, hội thi sinh vật cảnh, cổ vật trong Thành cổ, thư pháp, và nhiều hoạt động trong không gian phố đi bộ.
5 quả khinh khí cầu lớn (đường kính 20m, chiều cao 30 m) sẽ do các phi công của Anh, Mỹ, Bỉ, Bồ Đào Nha điều khiển. Các hoạt động Bay tự do ngắm bình minh Sơn Tây, hay Bay trải nghiệm ngắm Thành cổ hay Thăm quan trải nghiệm chụp hình trực quan với khinh khí cầu mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách cũng như người dân địa phương.
Các chuyến bay sẽ được triển khai hàng ngày vào lúc 6h trong thời gian diễn ra lễ hội. Mỗi chuyến bay chở 2-3 hành khách trong thời lượng khoảng 30-45 phút, tương ứng quãng đường khoảng 5-7km tại độ cao từ 300-500m so với mặt đất.
Hành khách tham gia cần đăng kí mua vé trước để được sắp xếp suất bay và có mặt trước khi cất cánh 30 phút. Các chuyến bay treo trải nghiệm triển khai hàng ngày vào lúc 17h-19h trong thời gian diễn ra Lễ hội. Mỗi chuyến bay chở 3-4 hành khách trong thời gian khoảng 5 phút tại độ cao 20-30m so với mặt đất.
Lễ hội ánh sáng Tazaungdaing trở lại lung linh tại Myanmar
Hàng nghìn người đã đổ về những ngọn đồi ở miền Trung Myanmar để tham gia Lễ hội ánh sáng thường niên Tazaungdaing đánh dấu kết thúc mùa mưa với màn trình diễn khinh khí cầu lung linh vào ban đêm.
Mọi người thả khinh khí cầu mang theo pháo hoa trong lễ hội Tazaungdaing ở Pyin Oo Lwin, Myanmar, ngày 6/11/2022. Ảnh: Myo Kyaw Soe/Xinhua
Hai năm qua, Lễ hội Tazaungdaing tại Myanmar không được tổ chức do đại dịch COVID-19 cũng như do tình trạng bất ổn trong nước. Tại lễ hội năm nay, tối 6/11, các đội đã "trình làng" 76 tác phẩm nghệ thuật khinh khí cầu sẽ tranh tài trong 5 ngày diễn ra lễ hội, như khinh khí cầu có hình ảnh Đức Phật, hình ảnh gấu Bắc Cực hoặc các họa tiết truyền thống. Ban giám khảo cho điểm dựa trên các tiêu chí đánh giá gồm tính thẩm mỹ, tinh thần đồng đội, độ cao đạt được và thời gian bay trên không.
Tại lễ hội, các khinh khí cầu bay lên cao khoảng 100m nhờ sức nóng từ bệ đốt trước khi pháo hoa đặt bên trong phát nổ tạo ra màn ánh sáng rực rỡ trên bầu trời đêm. Những khinh khí cầu nhiều màu sắc và kích thước khác nhau người dân Myanmar thả lên bầu trời tượng trưng cho những lễ vật dâng lên Đức Phật để cầu nguyện những điều tốt đẹp sẽ đến.
Những năm trước đây, Lễ hội Tazaungdaing thường thu hút hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng các màn thi đấu khinh khí cầu đầy ấn tượng.
Lễ hội Khinh khí cầu Đà Lạt Lễ hội Khinh khí cầu Đà Lạt sẽ diễn ra vào tháng 12/2022, với nhiều sự kiện sôi nổi thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham dự. Đây là lần đầu tiên Đà Lạt tổ chức lễ hội Khinh khí cầu, dự kiến sẽ diễn ra tại sân Golf DaLat Palace tại TP Đà Lạt với sự phối hợp...