Lễ hội hoa hướng dương 2019 sẽ được tổ chức trong ba ngày
Lễ hội hoa hướng dương năm 2019 sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 27/12/2019 đến hết ngày 29/12/2019.
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội hoa Hướng dương năm 2019. Theo đó, Lễ hội năm nay sẽ được tổ chức kéo dài 3 ngày từ ngày 27 đến 29/12/2019 tại huyện Nghĩa Đàn. Trong Lễ hội hoa Hướng dương này, ngoài ngắm hoa,, trưng bày hàng lưu niệm của địa phương, tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống…
Cánh đồng hoa hướng dương là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong cả nước – Ảnh minh họa – Nguồn: Báo Nghệ An
Lễ hội nhằm đẩy mạnh các hoạt động, sự kiện văn hóa, du lịch nhằm thu hút khách du lịch; đồng thời tuyên truyền, quảng bá giới thiệu tiềm năng, thế mạnh văn hóa và du lịch cùng như các sản phẩm, đặc sản của các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và miền Tây Nghệ An nói riêng đến du khách trong và ngoài nước…
Trong chuỗi hoạt động của Lễ hội hoa hướng dương năm nay, còn có Ngày hội ẩm thực, đồ uống và trưng bày, giới thiệu các sản vật, hàng hóa của các huyện miền Tây Nghệ An; tổ chức chương trình photo tour khám phá cánh đồng hoa hướng dương và các điểm đến miền Tây Nghệ An.
Lễ hội hoa Hướng dương năm 2019 là lễ hội cấp tỉnh. Đêm khai mạc sẽ diễn ra vào 20h, ngày 27/12/2019; bế mạc vào 19h30, ngày 29/12/2019.
Được biết, tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, hơn 100 ha hoa hướng dương đã được gieo trồng và đang phát triển tốt. Những cây hoa này được chuẩn bị để phục vụ cho “Lễ hội hoa Hướng dương” vào tháng 12 năm nay.
Lễ hội hoa Hướng dương năm 2019 được tổ chức tại huyện Nghĩa Đàn gắn với phát triển các tuyến, điểm du lịch miền Tây xứ Nghệ; nhằm thu hút du khách, góp phần giảm thiểu tính mùa vụ của du lịch Nghệ An; tạo ra công ăn việc làm để tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Được biết, từ năm 2010, tại Nghệ An đã trồng khoảng vài chục ha hoa hướng dương để phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi. Trong các năm tiếp theo, diện tích trồng hoa ngày càng tăng lên, năm 2019 đạt khoảng gần 100 ha.
Năm nay, cánh đồng hoa hướng dương nằm sát đường mòn Hồ Chí Minh có diện tích là hơn 20ha, giao thông thuận lợi nên dự kiến sẽ thu hút hàng vạn du khách thăm quan, chụp ảnh lưu niệm.
Video đang HOT
Ngoài ra, hoa hướng dương còn được trồng với diện tích khoảng trên 60ha, cạnh trục đường QL 48E cũng thuận tiện về giao thông cho du khách thập phương đến tham dự lễ hội.
Theo Báo cáo của Sở Du lịch Nghệ An, tính đến 31/10/2019, toàn tỉnh đón và phục vụ trên 6,0 triệu lượt khách du lịch, bằng 108% so với cùng kỳ năm 2018.
Dự ước năm 2019, toàn tỉnh đón và phục vụ 6.530.000 lượt khách du lịch, trong đó có 4.700.000 lượt khách lưu trú, tăng 9,5% so với năm 2018, bằng 101% so với kế hoạch, khách quốc tế ước đạt 145.000 lượt tăng 12,6% so với năm 2018, đạt 100% so với kế hoạch. Tổng thu du lịch ước đạt 8.800 tỷ đồng, trong đó, doanh thu các dịch vụ du lịch ước 4.580 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2018, bằng 104% so với kế hoạch năm.
Năm 2020, du lịch Nghệ An đặt mục tiêu thu hút từ 5 – 5,5 triệu lượt khách du lịch lưu trú, trong đó có 170 ngàn khách quốc tế; tổng thu từ du lịch đạt 10.000 tỷ đồng, đóng góp từ 5-6% GRDP của tỉnh; tạo việc làm cho trên 30.000 lao động trực tiếp… Nghệ An đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước với hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm thương hiệu đặc trưng của địa phương; có môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện và chất lượng. Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp từ 9-10% vào GRDP của tỉnh…
Thủy Bích (t/h)
Theo toquoc.vn
'Tiền chồng, tiền vợ' trong hôn nhân, làm sao để cân bằng và hài hòa?
Đối với nhiều phụ nữ nội trợ, ngoài con cái thì vấn đề chi tiêu sinh hoạt trong gia đình luôn là đề tài được đem ra bàn tán sôi nổi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội.
Đặc biệt, khi vật giá leo thang mỗi ngày, mà đồng lương có hạn nên bài toán chi tiêu lại càng khiến các chị em đau đầu.
Thay vì quan niệm 'tiền anh, tiền tôi", các gia đình nên giải quyết vấn đề tài chính gia đình theo hướng "tiền chúng ta" - Ảnh: minh họa (nguồn internet)
Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện bài chia sẻ của một ông chồng cứ tưởng vợ cho tiền "trai" nhưng khi nhìn bảng thống kê chi tiêu thịt cá, mắm muối 20 triệu/tháng của cô vợ trẻ khiến anh chồng "đau điếng'. Bài chia sẻ gây xôn xao.... trong giới các bà nội trợ.
Bài chia sẻ có đoạn:
"Lâu nay cứ tưởng vợ cho tiền "trai", cuối tháng vợ ném cho phát như này đau điếng. Hỏi sao cuối tháng đi vay tiền. Chi tiêu tháng 10.2019 có 20 triệu chứ mấy. Cũng chỉ cơm cá thịt (canh, rau, trứng... nhà trồng được), nhu yếu phẩm bình thường chứ không phải sơn hào hải vị gì cả mà không phải ít tiền đâu các ông bố ạ. May là vợ nhà mình không một chút son phấn, nước hoa hay thời trang gì hết mà còn choáng. Vậy nên mình thật sự cảm phục vợ chồng nào thu nhập dưới 10 triệu mà vẫn thu xếp được cuộc sống và con cái đó".
Người viết bài này một lần đi mua đồ sáng, đến hàng khoai luộc của người đàn bà trung niên người Bắc, phát âm "nội" thành "lội", ngay lúc đó cũng có một anh người Nam trong bộ đồ dân văn phòng, áo sơ mi xanh nhạt, quần đen, mua một củ khoai, người bán hàng đặt củ khoai lên cân điện tử, sau đó gói củ khoai và nói 17 nghìn, anh chàng đưa 7 nghìn và đi, bà bán hàng lại nhấn mạnh gọi giật lại, 17 nghìn. Anh chàng nhăn mặt bảo: trời, củ khoai mà 17 nghìn rồi đưa thêm mười nhìn mất hút không nhìn lại.
Bà bán hàng "rủa" một câu: đấy, với cái kiểu suy nghĩ đó một tháng đưa cho vợ mươi, mười lăm triệu chi tiêu cho đại gia đình con cái, tưởng to lắm mà đâu biết giá cả leo thang, đồng tiền mất giá, vợ phải căng não lên để suy nghĩ chi tiêu...
Từng chứng kiến 2 câu chuyện của người quen, người viết bài này chỉ kể ra đây cho chúng ta suy nghĩ.
Lam là cô gái Bắc, làm văn phòng cho một công ty truyền thông, cô kết hôn với anh chồng người miền Nam. Lấy nhau sau đó cô có con ngay. Ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn sắp xếp công việc qua mạng.
Mỗi tháng chồng sẽ đưa cho Lam một khoản rất nhỏ lo ăn uống trong nhà, tiền đó nếu tính ra không đủ tiền để mua đồ ăn trong ngày cho chồng cô. Còn tất tật những chi tiêu mắm muối dưa cà, đối nội đối ngoại, ra Bắc vào Nam, cô đều phải tự mình xoay sở, còn chồng cô có bao nhiêu tiền tiết kiệm, mỗi tháng kiếm được bao nhiêu, Lam đều không rõ vì anh chưa bao giờ minh bạch với cô...
Và câu chuyện của chị H, gần nhà lấy chồng xong cũng sinh con ngay, vì muốn lo cho con nên chị xin nghỉ việc ở nhà gia công đồ và chăm con, tiền gia công cũng không nhiều, nên mỗi ngày chồng "phát" cho chị 300 nghìn tiền chợ, còn tiền học của con thì lúc đưa một ít lúc không đưa. Chỉ phải tằn tiện chi tiêu trong số tiền ít ỏi đó và dành dụm tiền mình làm để lo đám tiệc, lúc ốm đau...
Chị H cho rằng, đúng là chị không phải ra đời bon chen kiếm tiền ngày đêm như chồng, không phải lo cái ăn cái mặc mỗi ngày, nhưng ở nhà tất bật với 2 đứa con và khoản chi tiêu 200 nghìn tiền chợ cũng khiến chị căng đầu. Nhưng có một điều khiến chị H, không chịu nổi, đó là mỗi lần vợ chồng cãi nhau, chồng chị luôn nói một câu: Cô không đi làm ở ngoài nên không thể biết người đi làm kiếm tiền cực khổ thế nào đâu. Và lần nào, sau câu nói đó của chồng, chị H chỉ biết im lặng và nuốt nước mắt vào trong.
Phụ nữ thường hay tự hỏi, tại sao sau khi kết hôn, họ đầu tắt mặt tối lo cho chồng con, ngày càng khép lại các mối quan hệ bạn bè, ít ra ngoài vào buổi tối, ít các cuộc tụ tập, những buổi rong ruổi mua sắm, về đến nhà thì đầu tắt mặt tối, vậy mà mỗi lần cãi nhau với chồng chỉ biết quay mặt để giấu những giọt nước mắt.
Cũng có người nói, đàn ông mà có tiền sẽ dễ sinh hư. Còn người vợ mà không quản được tiền càng tạo điều kiện để đàn ông nuôi bồ nhí bên ngoài.
Tóm lại, thiết nghĩ, vấn đề cốt lõi để giải quyết vấn đề tiền nong ở mỗi gia đình đó là các cặp vợ chồng cần xác định ngay từ đầu, sau khi kết hôn, giá trị đóng góp của mỗi cá nhân phải được tính là ngang nhau, tiếng nói của tôi và anh/em là như nhau.
Cũng cần phân tích rõ thế mạnh hay sở trường của mỗi cá nhân trên các phương diện: Khả năng quản lý tài chính, khả năng đối nội đối ngoại, khả năng giáo dục con cái, khả năng cân bằng các mối quan hệ với người thân trong gia đình, với cha mẹ và con cái... để từ đó quyết định ai là người có quyền quản lý tiền bạc trong gia đình.
Theo các chuyên gia, quản lý tài chính luôn là chuyện đau đầu của mỗi gia đình thời hiện đại. Không khéo một chút là gia đình trở nên xáo trộn ngay. Minh bạch tài chính và có trách nhiệm về tài chính vì thế trở thành yếu tố tối cần thiết để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Thay vì quan niệm 'tiền anh, tiền tôi", các gia đình nên giải quyết vấn đề tài chính gia đình theo hướng "tiền chúng ta".
Theo kinh nghiệm của không ít gia đình hạnh phúc thì: Để cân bằng, hai vợ chồng có thể đóng góp một khoản tiền nhất định vào quỹ chung hàng tháng. Tiền này dùng để trang trải chi tiêu thường nhật, biếu tặng cha mẹ hai bên và trích gửi tiết kiệm để dành cho những dự định sau này (sinh con, chăm con, mua nhà, du lịch...) cũng như các sự cố (đau ốm, tai nạn...). Ngoài quỹ chung này, trên cơ bản tiền còn lại mỗi người xài theo ý thích nhưng cần tham khảo bạn đời trước những khoản chi lớn.
Tất cả những tính toán trên cần có sự nhất trí của cả hai, tránh áp đặt gây mất đoàn kết nội bộ. Suy cho cùng thì tiền bạc, tài sản có được từ khi mối quan hệ vợ chồng được thiết lập là của cải chung nên chuyện phân biệt tiền anh, tiền em là điều không nên. Những lời than vãn về cái gọi là quỹ đen sẽ không có cơ hội mọc lên nếu hai vợ chồng có sự bàn bạc, thống nhất ngay từ đầu.
Trong cuộc sống gia đình, yêu thương, trân trọng nhau là điều quan trọng nhất. Và minh bạch tài chính là cách để vợ chồng chia sẻ, hiểu rõ, yên tâm về nhau, từ đó càng trân quý tấm lòng, ý nghĩa sống của nhau hơn.
Anh Khuê
Theo motthegioi.vn
Quảng Trị: Doanh nghiệp đề xuất đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Trằm Trà lộc Ngày 21/11, UBND tỉnh Quảng Trị có buổi làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Gia Long để xem xét dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Trằm Trà Lộc. Trằm Trà lộc ltại xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng à nơi có hệ sinh thái vô cùng phong với hệ thống ao hồ, rừng...