Lễ hội hoa hồng hay lời nói dối trắng trợn?
Ngày 4.3, ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ra công văn đề nghị Ban tổ chức lễ hội hoa hồng khắc phục ngay những điểm chưa đẹp mà báo chí phản ánh liên quan tới Lễ hội hoa hồng Bulgaria.
Tôi muốn nhắc lại nội dung quảng bá về “Lễ hội hoa hồng Bulgaria & Bạn bè”: Nào là, sẽ biến toàn bộ công viên Thống Nhất thành Đảo Hoa Hồng với diện tích 6.000m2, được trang hoàng lộng lẫy với sắc màu của hơn 300 loài hoa hồng từ khắp nơi trên thế giới. Nào là, lễ hội hoa hồng Bulgaria sẽ mang đến cho Hà Nội một thiên đường như trong mơ…Nào là, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng những bụi hoa hồng đẹp nhất với kiến tạo kiểu mái vòm châu Âu cổ kính, những tòa lâu đài hoa hồng tình yêu bên thung lũng Kazanlak…
Thế rồi, báo chí đã phản ánh thực tế là: Toàn bộ khu vực cổng chào của lễ hội được kết bằng hoa giả. Giá vé vào cổng được Ban tổ chức bán ngay tại công viên Thống Nhất với giá dao động từ 120.000 – 150.000 đồng/vé. Tuy nhiên, gần trưa nhiều người phải mua vé chợ đen bên ngoài cổng công viên với giá từ 200.000 – 250.00 đồng/vé. Không có nhiều loại hoa được quy tụ về đây trưng bày như quảng cáo. Số lượng hoa hồng thưa thớt khiến nhiều người thất vọng.
Những hình ảnh đáng thất vọng tại Lễ hội hoa hồng năm nay.
Trong buổi sáng khai mạc, toàn bộ khu vực cổng chào của lễ hội được kết bằng hoa giả. Đặc biệt, ở một số chậu lớn hoa đã héo, rũ, gần tàn. Nhiều người ào ra mua vé tạo nên khung cảnh chen chúc, xô đẩy trong thời tiết nắng nóng. Có người còn đòi ban tổ chức trả lại tiền vé vì không được vào dự khai mạc lễ hội hoa hồng.
Ngày 4.3, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có công văn đề nghị Ban tổ chức lễ hội hoa hồng khắc phục ngay những điểm chưa đẹp mà báo chí phản ánh liên quan tới Lễ hội hoa hồng Bulgaria. Ông Động nói, trước đây Ban tổ chức lễ hội đã gửi đề án để xin cấp phép, song nội dung không nói rõ các hoạt động cụ thể hay việc trang trí hoa giả.
“Chúng tôi sẽ kiểm tra thực tế và xem xét nội dung báo cáo để quyết định cho phép lễ hội hoa hồng kéo dài đến 5 ngày hay không, nếu không khắc phục các yêu cầu của Sở thì sẽ buộc lễ hội rút ngắn chỉ trong 3 ngày” – ông Động nói với báo chí.
Ông Động nói có lý nhưng ông Nguyễn Đức Liên – Trưởng Ban tổ chức Lễ hội hoa hồng cho biết: “Ở đây chúng tôi muốn tái hiện lễ hội hoa hồng Bulgaria, văn hoá hoa hồng được kết tinh từ sự đam mê hoa hồng. Đây không phải hội chợ, cửa hàng bán hoa hồng. Đây là văn hoá hoa hồng, các bạn có thể cảm nhận tác phẩm kết từ hoa hồng như lâu đài hoa hồng, giếng cổ hoa hồng… Đây cũng không phải triển lãm hoa hồng. Tôi nhắc lại đây là lễ hội văn hoá kết tinh từ hoa hồng, không phải nơi bán và giới thiệu hoa hồng cho mọi người”.
Còn ông Đào Mạnh Hùng – Giám đốc Công ty Rose Park Việt Nam, đơn vị phụ trách cung cấp hoa cho Lễ hội, cũng thừa nhận rằng, lễ hội lần đầu tiên tổ chức chưa “hoàn mỹ” cho lắm?!
Vậy cứ lần đầu là được phép sai lỗi, “không hoàn mỹ”?
Video đang HOT
Không ai háo hức, chen lấn nhau, đạp lên đầu lên cổ nhau để mua vé vào xem…hoa hồng giả.
Thưa các ông tổ chức, nếu ngay từ phút quảng cáo đầu tiên, các ông không lòe bịp dối trá lễ hội này lần đầu tiên giới thiệu 300 loại hoa hồng đặc sắc của thế giới và chúng tôi sẽ làm bằng hoa giả (!) thì ai vào?
Có cả hoa hồng nội địa?
Không ai rỗi hơi để vào ngắm…hoa giả phải không ạ?
Không ai thừa tiền để bỏ hàng trăm ngàn vào coi các ông xếp hoa giả, phải không ạ?
Và đất nước Bungari yêu dấu cũng không thể đồng tình nếu họ biết rằng, ở Việt Nam đang giới thiệu hoa hồng, biểu tượng đất nước của họ bằng hoa giả.
Với một hoạt động văn hóa như thế này, chắc chắn không thể “nói dối” người xem.
Đừng ngụy biện, đừng vì thương hiệu hoa hồng Bulgaria mà nhà tổ chức hấp háy bắt tay với doanh nghiệp một cách khó hiểu.
Trước đó, trong 2 ngày 14 và 15.5.2016, Trung tâm thương mại Savico Megamall (Long Biên, Hà Nội) tổ chức Lễ hội hoa Fuji Matsuri (hay còn gọi là Lễ hội hoa tử đằng). Báo chí đưa thông tin quảng cáo của Ban tổ chức rằng: Lễ hội sẽ có một đường hầm hoa dài 20m, trưng bày loại hoa tử đằng đặc trưng của xứ Phù Tang, biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.
Nhưng hóa ra, vẫn là hoa giả, những vòng hoa giả được kết cẩu thả, xiêu vẹo, sấp ngửa, từng gây phẫn nộ cho người xem. Tưởng dối trá lộ diện như thế thì lần tổ chức sau, đơn vị nào cũng phải cẩn trọng, trung thực, chí ít cũng như quảng cáo.
Phải lên án thật mạnh sự “dối trá” này để thì tương lai, chí ít chúng ta cũng chặn được lòng tham mà “đẻ” ra những lễ hội hoa hồng, hoa nhài, hoa thược dược…
Phải xử lý nghiêm những người tổ chức vì sự dối trá này.
Đó là cách để bảo vệ vĩnh cửu sắc đẹp của các loại hoa, ngăn chặn bàn tay sâu bọ thò vào, tùy tiện, ấu trĩ và dối lừa.
Theo Danviet
Bị chê đèn phố giăng như 'gái nhà quê', GĐ Sở Văn hóa 'thôi đành ru lòng mình vậy'
Nhiều người chê Hà Nội trang trí phố lòe loẹt như cô gái lần đầu đánh phấn tô son. Ông Động thì cho rằng, nhiều người thấy cũng đẹp!
Nhiều người đang chê bai việc Hà Nội trang trí đèn hoa trên một số tuyến phố để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán sắp đến. Dư luận đánh giá đèn điện giăng chằng chịt, màu sắc lòe loẹt tựa như một cô gái nhà quê lần đầu đánh phấn tô son.
Đèn giăng trên phố Phan Đình Phùng bị nhiều người chê xấu
Báo Trí thức trẻ dẫn lời ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội - đơn vị chủ trì việc trang trí các tuyến đường phố ở Thủ đô - cho biết công việc trên vẫn đang tiếp tục tiến hành và cần có sự điều chỉnh.
Ông Động cho rằng, khó khăn nhất là việc làm sao kết hợp được hài hòa hệ thống đèn giữa ban ngày và ban tối.
"Chúng tôi trang trí theo hệ thống đèn LED hiện đại nên có thể nhìn ban ngày chưa bắt mắt nhưng đẹp về ban đêm. Mọi người cũng nên chia sẻ điều này, thực tế có rất nhiều người vẫn nói "nhìn thế là được"", ông Động nói.
Về ý kiến cho rằng, đi qua khu vực đường Phan Đình Phùng vào buổi tối giống như mê cung, ông Động giải thích vì khu này cây cối rậm rạp nên cần tăng ánh sáng lên.
"Lúc đầu, chúng tôi cũng định cho hoa vào để đẹp ban ngày, nhưng khi đi khảo sát thực tế thì thấy nó không phù hợp nên đã bỏ hoa đi rồi và chỉ có hoa đào ở giữa. Giờ cứ làm thử rồi chỉnh sửa tiếp", ông Động nói thêm.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội
Đối với khu vực đường Nguyễn Chí Thanh, theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, đây là các cây đào và hoa đào phải như vậy còn dàn hoa ở Lăng Bác là dàn hoa hồng.
Ông Động nói rõ, việc trang trí này theo thời cuộc, chỉ trong thời gian ngắn để phục vụ dịp Tết, sau đó sẽ bỏ đi chứ không phải để mãi.
"Còn lần sau, chúng tôi sẽ tổ chức thi sáng kiến rồi chọn ra ý tưởng hay, phù hợp nhất", ông Động nói.
"Giờ mình vừa làm vừa rút kinh nghiệm, điều chỉnh chứ bây giờ, về cái xấu, cái đẹp, cái thẩm mỹ thì mỗi người một ý, nhưng cũng có rất nhiều người khen đẹp và sáng sủa", ông Động tự động viên mình trước cơn bão dư luận.
Giám đốc Sở Văn hóa hi vọng mọi người cũng nên ủng hộ công việc trên rồi góp ý một cách chân thành, chứ không nên góp ý theo kiểu đám đông.
Về kinh phí để thực hiện, ông Động khẳng định tiền hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa chứ không động vào Ngân sách.
Theo NTD
Lễ hội bày hoa hồng giả, Hà Nội yêu cầu báo cáo Đơn vị tổ chức Lễ hội hoa hồng Bulgaria ở Hà Nội phải báo cáo về việc trưng bày nhiều hoa giả, không đúng như quảng cáo. Lễ hội hoa hồng Bulgaria bị du khách phản ứng vì trưng bày nhiều hoa giả (ảnh: Hồng Phú) Ngày 4.3, ông Tô Văn Động, giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) Hà Nội,...