Lễ hội độc đáo đàn ông Vanuatu bán khỏa thân thực hiện cú nhảy “tử thần” hút du khách
Một trong những “đặc sản” khiến Vanuatu trở thành điểm đến thu hút du khách từ khắp thế giới là lễ hội Nagol tại Pentecost, với những cú nhảy thót tim kiểu “lặn cạn” trứ danh.
Cư dân Pentecost nhảy múa khích lệ các chàng trai trong lễ hội Nagol.
Du khách thót tim với màn “lặn cạn” đặc sắc và kịch tính của lễ hội
Vanuatu là một đảo quốc thuộc châu Đại Dương, ở phía tây nam Thái Bình Dương, phía đông Australia, với dân số chỉ khoảng 300 ngàn người.
Trước năm 1980 Vanuatu có tên gọi là New Habrides, thuộc sự đồng trị của cả Anh và Pháp. Người Việt Nam thời đó thường gọi Vanuatu là Tân Đảo vì thực dân Pháp thường mộ phu từ khu vực Đông Dương đưa sang đó khai phá và canh tác đồn điền.
Cư dân phía nam đảo Pentecost hào hứng tham dự lễ hội Nagol.
Pentecost là một trong 83 hòn đảo tạo nên quốc đảo Vanuata, cách thủ đô Port Vila 190km về phía bắc, với dân số chưa đầy 20 ngàn người. Tại đây vào khoảng thời gian từ giữa tháng 4 tới tháng 6 hàng năm diễn ra lễ hội Nagol (hay còn gọi là N’gol) rất đặc sắc và đầy kịch tính.
Điểm nhấn của lễ hội là những cú nhảy “tử thần” trên mặt đất theo kiểu “lặn cạn”, được các chàng trai trẻ thực hiện nhằm mục đích cầu cho mùa màng (lúc đó là mùa khoai mỡ) bội thu và chứng tỏ họ đã là những người đàn ông trưởng thành mạnh mẽ và khéo léo.
Lễ hội Nagol với cú nhảy kiểu “lặn cạn” đã được nhiều thế hệ cư dân trên đảo Pentecost thực hiện từ hàng thế kỷ qua.
Lễ hội Nagol được mệnh danh là một trong những nghi thức đáng sợ nhất hành tinh, nhưng rất cuốn hút các du khách thích trải nghiệm cảm giác mạnh kiểu độc lạ.
Lễ hội được tổ chức công phu bao gồm các màn nhảy múa truyền thống, với những người tham gia nam chỉ quấn nambas (kiểu như chiếc khố nhỏ che dương vật), nữ mặc váy cỏ. Bầu không khí nóng lên rất nhanh khi mặt đất rung chuyển dưới những cú dậm chân và nhảy múa cổ vũ, trong khi đám đông khán giả hồi hộp tập trung dưới chân tháp chờ đón những “thợ lặn cạn” tiếp đất an toàn.
Một cú tiếp đất thót tim khán giả.
Theo một số nguồn tin, lễ hội Nagol bắt nguồn từ truyền thuyết liên quan tới một một cô gái chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân bất hạnh của mình. Bị chồng truy đuổi ráo riết trong rừng, cô trèo lên cây cao, rút dây nho tươi cuốn vào mắt cá chân và cố gắng nhảy xuống đất an toàn. Còn chồng cô không may ngã chết.
Video đang HOT
Hồi hộp chờ mong màn tiếp đất thành công của một “thợ lặn cạn” can đảm.
Để thực hiện nghi thức lễ hội Nagol đàn ông phải tránh quan hệ với phụ nữ trong hai tuần
Ngày nay nghi thức lễ hội này được cho là thể hiện sự nhập môn của các chàng trai muốn chứng minh sức mạnh của mình, đồng thời tầm cao cú nhảy của họ cũng được coi như điềm báo trước mức độ mùa màng bội thu.
Để thực hiện những cú nhảy nguy hiểm đó, các cậu bé bản địa phải tập luyện từ lúc mới khoảng 7 tuổi, bằng cách nhảy xuống từ các tháp gỗ nhỏ chỉ với sợi dây nho tươi quấn quanh chân.
Kiểu “lặn cạn” này được cho là gốc rễ nguyên thủy của cú nhảy Bungee.
Tới lúc muốn được công nhận là đàn ông, các chàng trai phải nhảy từ tháp cao 30m cũng chỉ với sợi dây nho tươi có chiều dài được tính toán sao cho khi lao xuống thì đầu chỉ vừa chạm đất. Do dây nho không đàn hồi nên nếu tính sai dù chỉ 10cm cũng có thể là trong lằn ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết hoặc chí ít cũng bị thương.
Để xây dựng tháp gỗ phục vụ lễ hội Nagol, những người đàn ông và nam thanh niên địa phương thường phải ở tập trung một chỗ, tránh quan hệ với phụ nữ để giữ mình thanh sạch trong suốt 5 tuần. Họ cùng nhau vào rừng tìm những cây gỗ tốt, vạt sạch cành lá rồi chẳng buộc vào nhau bằng dây nho tươi. Sau đó đặt các tấm ván gỗ ở những độ cao khác nhau (từ 20-30m) và gắn chặt đế tháp xuống đất.
Một thanh niên nhảy Bungee tại hồ Interlaken, Thụy Sĩ.
Lễ hội Nagol được coi là nguồn cảm hứng cho ông Kiwi AJ Hackett – doanh nhân người New Zealand, sinh năm 1958, phát minh ra kiểu nhảy Bungee và phổ biến môn thể thao mạo hiểm này, sau khi xem màn “lặn cạn” trong lễ hội Nagol.
Kiwi AJ Hackett đã nhảy Bungee từ tháp Eiffel xuống năm 1987, rồi trở thành nhà điều hành nhảy Bungee lâu năm nhất thế giới sau khi thành lập địa điểm Bungee thương mại đầu tiên năm 1988 mang tên AJ Hackett Bungy. Trong khi đó các nhóm bản địa của Vanuatu tới nay vẫn đấu tranh để được công nhận kiểu “lặn cạn” của họ là gốc rễ nguyên thủy của cú nhảy Bungee.
Lễ hội mùa đông xua tan "mây mù" trên cao nguyên trắng Bắc Hà
Ngày 21/11, Lễ hội mùa đông Bắc Hà đã mở màn với hàng loạt hoạt động đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự.
Ngày 21/11, Lễ hội mùa đông Bắc Hà đã mở màn với hàng loạt hoạt động đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự, xua tan "mây mù" ở xứ sở cao nguyên trắng trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới ngành công nghiệp "không khói" của địa phương.
Trình diễn văn hóa người Nùng.
Đây là lần đầu tiên một Lễ hội quy mô, đầy màu sắc văn hóa diễn ra tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai vào mùa đông, thay vì mùa xuân hay mùa hè như mọi người thường biết đến.
Trong khuôn khổ Lễ hội, có nhiều hoạt động hấp dẫn diễn ra, như: Giải đua ngựa xã Na Hối mở rộng; hội thi ẩm thực "Mâm cơm Bắc Hà"; hội thi khèn Mông; lễ hội đường phố; khám phá Chợ văn hóa; tham quan, trải nghiệm dinh Hoàng A Tưởng và thung lũng hoa Thải Giàng Phố...
Tái hiện lễ rước dâu của người Phù Lá.
Theo ông Nguyễn Quốc Huy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà, với chủ đề "Vũ điệu cao nguyên" xuyên suốt Lễ hội, Bắc Hà muốn khẳng định với du khách rằng nơi đây mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo, cộng với lòng hiếu khách của đồng bào bản địa, chắc chắn sẽ làm du khách hài lòng.
Múa xòe Tà Chải.
Lễ hội cũng thể hiện nỗ lực của Bắc Hà nhằm xóa tan ảnh hưởng của Covid-19 như đám mây mù bao phủ suốt những tháng vừa qua, khiến lượng khách tới khu du lịch nổi tiếng này sụt giảm nghiêm trọng./.
Một số hình ảnh về Lễ hội độc đáo này:
Khán giả đứng kín dinh thự Hoàng A Tưởng.
Múa khèn và múa sênh tiền của người Mông.
Đua ngựa là "đặc sản" truyền thống không thể thiếu.
Giải đua có cả "nài ngựa" nữ.
Một chú ngựa đua được trang trí bằng họa tiết dân tộc.
Bứt phá, đua tranh quyết liệt.
Trao giải cho "nài ngựa" giành chiến thắng
Một gian hàng bán chè gác bếp Bản Liền
Gạo "khẩu rang" cùng các sản vật địa phương
Một em bé bán đồ trang sức và thổ cẩm dân tộc tại lễ hội./.
Lễ tế thần Yadnya Kasada độc đáo của người Indonesia Yadnya Kasada được xem là một trong những lễ hội độc đáo nhất và mang đậm bản sắc dân tộc của người Indonesia. Ảnh: AFP. Lễ hội Yadnya Kasada là phong tục lâu đời của tộc người Tengger. Với dân số khoảng 600.000, người Tengger chủ yếu theo đạo Hindu và sinh sống gần núi lửa Bromo, thuộc Công viên Quốc gia Bromo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số

Hơn 7.500 du khách chinh phục hang Sơn Đoòng

Khám phá núi Bà Đen điểm đến văn hóa, lịch sử đặc sắc qua gợi ý của Lonely Planet

Phú Quốc dẫn đầu trong phát triển du lịch khu vực Đông Nam Á

"Hawaii phương Đông" với chi phí rẻ hơn Phuket, Bali chính là một hòn đảo ở Việt Nam

Tây Giang Thiên hộ Miêu trại bí ẩn giữa núi rừng Quý Châu

Mùa rêu phủ xanh trên trầm tích núi lửa Lý Sơn

Vẻ đẹp "cánh đồng rêu xanh" như tấm thảm ngọc bích khổng lồ

Khu du lịch Bàu Trắng - Tiềm năng và cơ hội cho du lịch Bình Thuận cất cánh

Hà Giang và Hội An: 2/44 điểm đến đẹp nhất thế giới

Cảnh bình minh đỏ rực như lửa tại Ngũ Chỉ Sơn

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào mùa đổ ải
Có thể bạn quan tâm

Drama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạ
Netizen
17:21:47 18/05/2025
Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?
Sao âu mỹ
16:59:30 18/05/2025
Cơn ác mộng chung kết của Haaland
Sao thể thao
16:45:55 18/05/2025
Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM
Tin nổi bật
16:25:27 18/05/2025
Rò rỉ mật khẩu khiến các cuộc tấn công mạng đang gia tăng nhanh chóng
Thế giới số
16:13:04 18/05/2025
Xiaomi Civi 5 Pro lộ diện: Trang bị chip Snapdragon 8s Gen 4, màn hình OLED 120Hz, camera Leica, pin 6.000mAh
Đồ 2-tek
16:04:24 18/05/2025
G-Dragon bị "phản bội"
Nhạc quốc tế
16:01:29 18/05/2025
Nữ hoàng showbiz tiêu tiền như nước: Nhận cát -xê cả thùng tiền mặt, tiêu mãi không hết
Sao châu á
15:41:33 18/05/2025
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ
Pháp luật
15:24:07 18/05/2025
Bí ẩn chợ ma: Mở nửa đêm, phạm luật liền trả giá, có người kiếm tận 300 triệu
Lạ vui
14:59:26 18/05/2025