Lễ hội đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn trong năm cũ
Vào ngày 25/12 hàng năm, người dân Peru tổ chức một lễ hội đặc biệt, nơi mọi người đánh nhau để giải quyết hiềm khích, tống tiễn vận rủi trong năm cũ và chứng tỏ sức mạnh.
Takanakuy là tên của một lễ hội vào ngày 25/12 tại Peru. Trong lễ hội, người dân nhảy múa, ăn tiệc, hát hò suốt ngày. Trong khoảng thời gian cuối của lễ hội, người ta đánh nhau để giải quyết những mâu thuẫn trong năm cũ, tống tiễn xui xẻo hoặc chứng tỏ sức mạnh.
Ban đầu lễ hội Takanakuy chỉ diễn ra ở tỉnh Chumbivilcas của Peru. Sau đó nó lan tới các làng mạc và thành phố khác trên khắp đất nước Peru.
Nhiều người bên ngoài Peru coi Takanakuy là biểu hiện của khuynh hướng bạo lực, nhưng đối với dân Chumbivilcas nó là một phần quan trọng của di sản văn hóa dân tộc.
Giống như đàn ông, phụ nữ cũng đánh nhau trong lễ hội để giải quyết những ân oán trong năm.
Video đang HOT
Máu chảy từ miệng một người đàn ông khi anh ta đánh một người khác. Người dân trên đất nước Peru ủng hộ Takanakuy, coi nó là một cách tốt để giải quyết mâu thuẫn cá nhân.
Các cuộc ẩu đả diễn ra dưới sự giám sát của các quan chức địa phương. Họ sẽ hòa giải nếu cuộc chiến diễn ra quá gay cấn.
Các đấu thủ hiếm khi bị thương nặng trong các cuộc đấu. Theo quy định của cuộc chơi, tất cả mọi người phải ngừng tấn công khi đối thủ gục ngã.
Một người đàn ông cuốn vải quanh tay trước khi đấu. Nhiều người không có ân oán với ai, song vẫn tham gia cuộc chiến vì muốn chứng tỏ khả năng chiến đấu, cộng đồng tôn trọng và gia đình tự hào.
Khi cuộc đấu kết thúc, hai đấu thủ sẽ bắt tay, ôm nhau để giảng hòa. Nếu mâu thuẫn tiếp tục phát sinh, họ có thể tái ngộ trong lễ hội năm sau.
Một cuộc chiến trên khoảng đất lầy lội. Các đấu thủ có thể đấm, đá, vật để hạ đối phương.
Theo Zing News
Phát hiện mộ tập thể chứa hài cốt trẻ em mất tim ở Nam Mỹ
Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện 42 bộ xương trẻ em với dấu hiệu tra tấn dã man như một phần nghi lễ tôn giáo của tộc người cổ sống cách đây 800 năm ở Peru.
Oscar Gabriel Prieto, trưởng nhóm khảo cổ, đang quỳ gối cạnh bộ xương của một đứa trẻ với niên đại 800 năm gần làng cá tại Peru. Đây là một trong số 42 bộ xương do các nhà khảo cổ phát hiện ở một ngôi mộ nông trên đụn cát gần thị trấn Huanchaquito. Ngoài 42 bộ xương trẻ con, người ta còn tìm thấy 76 bộ xương của giống lạc đà không bướu. Nhóm nghiên cứu của Prieto đặt giả thiết về cái chết của lũ trẻ như một phần nghi lễ tôn giáo của tộc người Chimu. Nổi tiếng với những tiến bộ về thủy lợi, người Chimu độc chiếm bờ biển miền Trung và Bắc Peru từ những năm 1.100 tới 1.500 trước Công nguyên, khoảng thời gian mà người Inca thống trị văn hóa Peru.
Tóc vẫn còn phủ trên hộp sọ của một đứa trẻ thuộc tộc Chimu, nạn nhân của đợt hiến tế. Trang phục, thứ người ta tìm thấy cùng với các bộ hài cốt, là cơ sở để khẳng định nạn nhân là những đứa trẻ thuộc tộc Chimu "Các kĩ thuật sử dụng để dệt loại vải này là kiểu của người Chimu", trưởng nhóm khảo cổ nói. Dựa vào những phần còn sót lại, nhóm nghiên cứu cho biết tộc người Chimu đã dùng rìu hoặc những vật có lưỡi sắc để rạch lồng ngực và moi tim của những đứa trẻ. Điều lạ lùng là họ đốt những mảnh vải rồi lấy phần còn lại sau khi đốt nhét vào lồng ngực lũ trẻ. Khu mộ tập thể mới nằm cách thủ đô Chan Chan của người Chimu cổ đại khoảng 1 km. "Tất cả những cuộc hiến tế và nghi lễ của người Chimu đều diễn ra bên trong thành phố Chan Chan", Prieto, nhà khảo cổ tốt nghiệp trường đại học Yale, Mỹ, cho biết.
Nhóm khảo cổ cho rằng, lũ trẻ và đám lạc đà là vật hiến tế của nghi lễ cầu xin thần biển ban cho sự màu mỡ trong nông nghiệp. Theo Prieto, đại dương liên quan mật thiết tới nông nghiệp ở khu vực bờ biển phía bắc Peru bởi nhiệt độ của nước có thể quyết định đến sự xuất hiện của những trận mưa".Các nạn nhân đều là những người rất trẻ, từ 6 tới 18 tuổi. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định giới tính và tầng lớp xã hội của lũ trẻ. Nhưng họ sẽ sớm đưa ra câu trả lời nhờ vào quá trình phân tích xương và ADN.
Phần xương của lạc đà nằm cạnh xương của những đứa trẻ. Trong nhiều nền văn hóa Andean cổ đại, lạc đà là phương tiện để đưa linh hồn người chết sang thế giới bên kia. Vì vậy, các nhà khảo cổ không ngạc nhiên khi họ phát hiện xương lạc đà. Tuy nhiên, điều khiến họ quan tâm là lý do số lạc đà lại nhiều gần gấp đôi so với số người.
Một nhà khảo cổ học đang sắp xếp xương của một con lạc đà để tiện cho việc lập danh mục và phân loại. Các nhà khảo cổ tìm thấy số bộ xương lạc đà nhiều gần gấp đôi so với số xương người tại ngôi mộ tập thể. Họ tin rằng người ta chôn chúng để làm phương tiện di chuyển cho các nạn nhân sau khi họ chết.
Những bức tượng gỗ cho thấy cảnh các chiến binh tộc Chimu đang áp giải một tù binh trong bảo tàng Huaca de La Luna tại thành phố Trujillo, Peru. Người Chimu thường tước vũ khí và trang phục của các tù nhân trước khi giết họ để hiến tế, Isbell, làm việc tại đại học Binghamton, cho biết.
Theo Zing
10 đường mòn đi bộ độc đáo nhất thế giới Theo trang Whenonearth, 10 con đường mòn dưới đây chỉ khoe được hết vẻ đẹp của mình khi bạn bỏ thời gian tản bộ. 1. Công viên quốc gia Plotvice Lakes, Croatia: Trong số tám công viên quốc gia của Croatia, Plitvice là nơi được khách du lịch đến tham quan nhiều nhất bởi vùng đất rừng núi hoàn hảo này là một...