Lễ hội chùa Ông Núi, chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á
Sáng 28/2 (tức 24 tháng Giêng), hàng ngàn người dân và du khách thập phương lại chen chúc nhau đi lễ chùa Ông Núi, còn gọi là Linh Phong Thiền Tự (ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) để cầu lộc tài, bình an.
Trên đường lên núi để chiêm bái tượng Phật khổng lồ này, du khách còn được chiêm ngưỡng 18 pho tượng La Hán được tác bằng đá rất đẹp. Tr.Định
Tương truyền, ngôi chùa này đã hơn 300 tuổi, hằng năm cứ đến ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch người dân và du khách thập phương lại đổ về đây để cúng lễ, cầu tài lộc và cùng nhau trẩy hội.
Chùa Ông Núi tọa lạc ngay lưng chừng đỉnh Chóp Vung – đỉnh cao nhất của dãy núi Bà. Chùa Ông Núi là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng ở Bình Định. Lễ hội chùa Ông Núi chính là ngày giỗ của Hòa thượng Thích Trừng Tịnh, một trong những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của chùa.
Sách xưa chép lại, năm Nhâm Ngọ (1702), có một người tên gọi là Lê Ban (tức thiền sư Tịnh Giác – Thiện Trì) đến núi này tu hành. Sư dựng một mái chùa bằng cỏ tranh, sống thanh bần trên núi, dùng vỏ cây làm quần áo. Dân trong vùng gọi sư là Mộc Y Sơn Ông (tức “Ông Núi mặc áo vỏ cây”). Do vậy, ngôi chùa này có tên chùa Ông Núi. Sư mất năm Thái Đức thứ 8, đời vua Nguyễn Nhạc.
Hai năm trở lại đây, số lượng người đến dự lễ chùa Ông Núi đông hơn mọi năm do gần chùa có tượng Phật ngồi được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Tượng phật này thuộc Dự án quần thể du lịch sinh thái và tâm linh tại chùa Linh Phong, được khởi công từ năm 2009 và khánh thành vào tháng 11/2017.
Để hướng dẫn và giữ trật tự cho người dân và du khách đến trẩy hội, tại các đầu đường dẫn vào chùa, lực lượng CSGT, công an, dân quân tự vệ và Đoàn thanh niên được phân công đứng để hướng dẫn người dân lên chùa đi lễ được an toàn.
Hàng ngàn người dân, du khách thập phương chen chúc nhau đi lễ chùa Ông Núi. Ảnh: Tr.Định
Lễ hội chùa Ông Núi thường diễn ra vào 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Ảnh: Tr.Định
Video đang HOT
Lễ hội chùa Ông Núi chính là ngày giỗ của Hòa thượng Thích Trừng Tịnh, một trong những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của chùa. Ngày giỗ đúng vào mùa lễ hội tháng giêng, nên thu hút khá đông khách hành hương. Ảnh: Tr.Định
Tương truyền, ngôi chùa này đã hơn 300 tuổi, hằng năm cứ đến ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch người dân và du khách thập phương lại đổ về đây để cúng lễ, cầu tài lộc. Ảnh: Tr.Định
Tại đây, du khách còn được chiêm ngưỡng pho tượng được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Ảnh: Tr.Định
Pho tượng này cao 69m, tọa lạc trên một tòa sen nằm ở lưng chừng núi, có độ cao 129m so với mặt nước biển. Ảnh: Tr.Định
Ảnh Tr. Định
Ảnh Tr. Định
Ảnh Tr. Định
Tại lễ hội du khách, người dân địa phương còn được dùng bữa cơm chay miễn phí tại chùa. Ảnh: Tr.Định
Theo tienphong.vn
Lũ vẫn cô lập vùng hạ lưu sông Côn
Đến trưa 31.12, vùng hạ lưu sông Côn ở 2 huyện Tuy Phước và Phù Cát (Bình Định) vẫn còn ngập chìm trong lũ, nhiều khu dân cư bị chia cắt.
Tuyến tỉnh lộ ĐT 640 đi xã Cát Tiến, H.Phù Cát (Bình Định) còn ngập trong lũ . ẢNH: MINH LÊ
Mặc dù mưa đã ngớt từ đêm 30.12, nhưng nước từ thượng nguồn liên tục đổ về tiếp tục gây ngập lụt kéo dài.
Đến trưa ngày 31.12, tuyến tỉnh lộ ĐT 640 qua 2 huyện Tuy Phước và Phù Cát vẫn còn ngập, các tuyến giao thông nông thôn các xã ven đầm Thị Nại của 2 địa phương này còn ngập chìm trong nước
Nhà an toàn tránh trú thôn Chánh Hữu, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát bị sập mái do mưa lũ
Đê ngăn mặn nội đồng thôn Huỳnh Giản Bắc, xã Phước Hòa, H.Tuy Phước bị vỡ
Theo ông Trần Kỳ Quang, Phó chủ tịch UBND H.Tuy Phước, toàn huyện có trên 3.700 ha lúa đông xuân 2018 - 2019 vừa gieo sạ xong bị ngập lụt; tuyến đê ngăn mặn nội đồng thôn Huỳnh Giản Bắc, xã Phước Hòa bị vỡ, làm cô lập 7 hộ dân; đê sông một số xã trên địa bàn huyện bị sạt lở.
Theo dự báo của ngành chức năng, từ nay đến ngày 3.1.2019, ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, khu vực tỉnh Bình Định tiếp tục có mưa lớn, mực nước các sông dao động ở mức cao gây ngập lụt các vùng trũng thấp.
Các tuyến đường nông thôn xã Cát Chánh, H.Phù Cát ngập trong lũ
Các địa phương trên cũng đã chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp chuẩn bị đủ nguồn giống tốt để gieo sạ lại số ruộng bị ngập hư hỏng, đồng thời hàn khẩu các đoạn đê bị vỡ, sạt lở nặng; ngay sau khi lũ rút khẩn trương gieo sạ hết diện tích lúa đông xuân.
Các tuyến đường về vùng bắc Tuy Phước và đông nam Phù Cát còn ngập sâu
Đồng ruộng xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước chìm trong biển nước
Theo Thanhnien
Tàu chìm, 10 ngư dân ôm can nhựa, cây gỗ chờ được cứu Chỉ trong tích tắc, tàu cá BĐ 93362 TS của ngư dân tỉnh Bình Định bị chìm giữa biển, 10 ngư dân nhanh chóng nhảy xuống biển ôm can nhựa, cây gỗ,... nổi dập dềnh 1 tiếng đồng hồ chờ tàu khác tới cứu. Đến khoảng 19h tối 9/9, 10 ngư dân trên tàu cá BĐ 93362 TS do ông Đỗ Ngọc Quang...