Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn “quá tải”, phe vé bán cả… giấy mời
Là dịp vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn vừa qua, dòng người về dự đông bất thường dẫn tới tình trạng quá tải; các phe vé thi nhau làm giá; giấy mời của BTC cũng được phát giá “trên trời”.
In giấy mời để… bán (!)
Sáng ngày 13/9 (tức ngày 9/8 âm lịch), vòng chung kết Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2013 được tổ chức tại Sân vận động quận Đồ Sơn (Hải Phòng) với sự tham gia của 16 “ông trâu” đã giành chiến thắng tại vòng loại năm 2013. Đây là lễ hội được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm bởi là năm đầu tiên lễ hội này được công nhân Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phe vé rao bán giấy mời VIP
Hứa hẹn một quy mô hoành tráng nhưng lễ hội chọi trâu năm nay đã “vỡ” từ vòng gửi xe. Khách chưa kịp ổn định phương tiện, các phe vé đã xuất hiện lôi kéo chào mời khách mua vé “cầm tay” vì ban tổ chức hết vé. Giá vé được đẩy lên ở mức 200 nghìn đồng mặc dù giá chung được in trên đó chỉ là 100 nghìn đồng.
Nhiều phóng viên ở xa về không kịp liên hệ với ban tổ chức để làm thẻ đều không được vào đưa tin. Ông Hoàng Trung Hiếu, Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, kiên quyết yêu cầu các PV ra ngoài với lý do “đã có nhiều nhà báo, chỉ cho nhà báo nào có thẻ của ban tổ chức vào tác nghiệp”. Nhiều PV buộc phải ra ngoài tìm mua vé. Rất nhiều đối tượng xô đến chào mời vé “giá ưu đãi” 200 nghìn đồng. PV từ chối vì sợ đông, không có chỗ thì được mời mua “giấy mời hạng VIP” với giá 250 – 300 nghìn đồng. Trên giấy mời có ghi tên của nhiều thành phần, từ lãnh đạo thành phố đến bác sĩ viện nhi.
Giấy mời ghi tên một bác sĩ viện nhi được chào giá 250.000 đồng
Lý giải việc bán giấy mời, các phe vé cho biết nhiều người được mời nhưng không đi nên đem bán (?). Tuy nhiên quan sát kỹ có thể thấy rất nhiều giấy mời bỏ trống tên người được mời. Lý giải thắc mắc này, phe vé lại cho biết do ban tổ chức mời đông quá không ghi tên kịp. Bây giờ ai mua thì tự điền tên vào.
Mua một tấm giấy mời giá 250 nghìn đồng trước mặt lực lượng công an bảo vệ lễ hội, chúng tôi đi vào phía trong nhưng không còn ai soát vé. Hỏi ra mới biết do sân hết chỗ, “cháy” vé, ai muốn vào thì vào.
Video đang HOT
Cảnh chen chúc lộn xộn ở cổng vào
Đến hội chọi trâu xem… người
Ông Trần Anh Khôi (Hà Nội) cho biết, trâu chưa ra sân nhưng chỗ đã hết, hàng ngàn người đã bỏ về vì không xem được gì. “Tôi cũng đang chờ mấy ông bạn chuẩn bị về nốt. Chúng tôi phải mất mỗi người nửa triệu để mua vé ngoài từ chiều hôm qua nhưng có chỗ mà đứng đâu”, ông Khôi than.
Mới 8h30′, đang diễn ra lễ khai mạc, tại cổng chính của sân vận động quận Đồ Sơn, hàng ngàn người đã nối đuôi nhau đổ ra. Cách đó không xa, giấy mời vẫn được bán tán loạn.
Biển người trong SVĐ
Người xem tràn cả vào trong sân
Chị Mai Thu Trang (Quảng Ninh) bức xúc: “Tôi tới đây mua được cái giấy mời giá 250 nghìn nhưng chỉ để chen chân vào được độ 200 mét thì bị dòng người ra về cuốn ra cổng lại. Bây giờ vào không có chỗ mà đứng chứ đừng nói là ngồi theo vị trí giấy mời quy định. Từ nay chừa đi xem chọi trâu”.
Theo quan sát của chúng tôi, tại vòng chung kết năm nay, toàn bộ các khán đài đều chật kín người, thậm chí không có chỗ ngồi. Nơi hành lang dành cho phóng viên tác nghiệp, ban tổ chức và lực lượng bảo vệ cũng bị người xem tràn vào đứng chật cứng.
Ở trận đấu trước đã có trường hợp các “ông trâu” nổi điên đuổi nhau phi qua cả hàng rào sắt, lên cả khán đài. Với lượng người xem đứng chật cứng thế này, không dám nghĩ điều gì sẽ xảy ra.
Ông Phạm Văn Hoàn, 59 tuổi (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, ông xuống Đồ Sơn từ chiều hôm trước, mặc cả ngoài “chợ giời” một tấm vé với giá 250.000 đ. Hôm sau ra sân từ sớm để giành chỗ nhưng chỉ xem được 4 màn đấu là phải bỏ về vì người cứ ùn ùn đổ vào xô đẩy, ông không đủ sức chen lại. Sau không nhìn thấy trâu nữa, chỉ toàn thấy đầu người.
Nguồn tin từ UBND quận Đồ Sơn, sân vận động này có sức chứa khoảng 1,5 vạn người. Lễ hội năm nay, ban tổ chức phát vé và giấy mời khoảng 2 vạn. Tuy nhiên lượng khách về lại hơn 3 vạn người. Đó mới chỉ khảo sát người đã được ngồi yên vị trên sân, con số thực tế còn cao hơn rất nhiều.
Phóng viên liên hệ với lãnh đạo quận Đồ Sơn để tìm hiểu sự việc nhưng lãnh đạo địa phương cáo bận.
Thịt trâu chọi cách nhau 50m chênh giá 1 triệu đồng/kg Mua được thịt trâu chọi là mong muốn của hầu hết khách du lịch về dự hội chọi trâu. Tuy nhiên, giá của thịt trâu chọi không hề “hấp dẫn”. Những “ông trâu” thua trận từ vòng loại được giết ngay tại chỗ đã có giá 2 triệu đồng/kg. Cách chỗ bày bán khoảng 50m là khu vực giết mổ, giá thịt chỉ có 1 triệu đồng/kg. Vì thế hàng trăm du khách chen chúc nhau vây quanh khu giết mổ để được mua thịt trâu chọi giá “mềm”.
Khu vực cấm vào nhưng người vẫn ùn ùn đổ vào để mua thịt trâu giá “rẻ”
Thịt trâu chọi ở khu vực này đắt gấp đôi khu giết mổ Thực tế không phải ai cũng mua được mà phải có “tay trong”. Những cuộc nhờ cậy, mặc cả được các cán bộ mặc sắc phục công an “giúp đỡ”. Tiền vào, thịt ra, người đi xem hội cảm ơn rối rít vì đỡ được tiền triệu.
Theo Dân trí
Đồ Sơn: Chưa chọi trâu đã rao bán thịt
Mặc dù vòng chung kết chọi trâu Đồ Sơn chưa diễn ra, nhưng những khu bày bán thịt trâu chọi đã được ban tổ chức dựng sẵn. Những chú trâu dù thắng hay thua cũng bị xẻ thịt đem bán cho khách thập phương.
Cổng vào khu chọi trâu được lực lượng chức năng giữ trật tự trước đó 1 ngày.
Ngay cổng ra vào, đập vào mắt khách tham quan là tấm biển mời mua thịt lớn: Nơi bán thịt trâu vòng đấu loại.
Tiếp đến là khu vực mời bán thịt trâu chọi vòng chung kết.
Tất cả các khâu đã sẵn sàng cho một ngày hội lớn.
Trong sân, vòng quây sắt đã sẵn sàng khép để các cặp trâu vào cuộc.
Sân khấu đã sẵn sàng chờ lời tuyên bố quyết đấu của 16 cặp trâu.
Khán đài đã mở rộng chờ đón khách thập phương đến đón lễ hội và chiêm ngưỡng cuộc thư hùng sống còn của các đôi trâu tuyển.
Theo Người đưa tin
Thêm 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Bộ VH-TT&DL vừa có quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 3). Danh sách này bao gồm các loại hình Lễ hội truyền thống, Nghệ thuật trình diễn dân gian và Nghề thủ công truyền thống. Cụ thể gồm: Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng, Bắc Giang), Lễ hội Phủ Dầy (Vụ Bản,...