Lễ hội chém lợn gây tranh cãi ở làng Ném Thượng
Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Khắc Niệm, Bắc Ninh) luôn gây tranh cãi. Dân làng muốn duy trì nguyên sơ những nghi thức truyền thống, còn dư luận cảm thấy quá bạo lực.
Lễ hội làng Ném Thượng, Khắc Niệm, Bắc Ninh, được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm, trong đó phần lễ rước và tế “Ông Ỉ” là thu hút sự quan tâm của đông đảo dân làng cũng như du khách gần xa. Phần đông dư luận chứng kiến trực tiếp màn tế lễ hoặc qua ảnh, phim quay đều cảm thấy lễ hội mang tính bạo lực và có phần man rợ.
Các bô lão ở trong Đình làng Ném Thượng đợi đến giờ làm lễ cúng tế.
Thanh niên chơi trò chơi dân gian phía bên ngoài đình làng.
Đoàn rước lễ đi quanh làng.
Các cháu thiếu nhi và các Cựu chiến binh tham gia đoàn rước lễ.
Video đang HOT
Theo tục lệ, nhiều người dân cúng tiền lễ cho 2 “Ông Ỉ” – là 2 con lợn nặng khoảng tạ rưỡi, được 2 gia đình của 2 người đàn ông thành đạt, uy tín ở độ tuổi 49 nuôi theo chế độ chăm sóc đặc biệt trong suốt 1 năm qua.
Người dân làng mang bánh kẹo ra mừng cho đoàn rước lễ.
Đội múa lân đi đầu đoàn rước “Ông Ỉ”.
Trên ao làng ngay trước cửa đình là thuyền hát quan họ phục vụ lễ hội.
“Ông Ỉ” được cho ăn trước khi bị tế. Năm nay, do có nhiều phản ứng, nên làng Ném Thượng không chém phanh thây lợn thành 2 mảnh như trước nữa.
“Ông Ỉ” nặng 152kg được sơn phẩm màu đỏ sẽ được tế bằng đao to do 2 người thủ đao 47 tuổi được chọn lựa trong làng.
Thủ đao chém “Ông Ỉ” tế lễ.
Năm nay các “Ông Ỉ” không tế lễ bằng cách chém đứt ngang thân mà chỉ cắt cổ một nửa.
Dân làng từ già trẻ lớn bé lấy tiền quệt vào máu “Ông Ỉ”. Tục lệ quệt tiền vào máu “Ông Ỉ” mang về thờ cho may mắn đã có từ lâu đời ở làng Ném Thượng. Lễ hội làng Ném Thượng gần đây bị nhiều dư luận cho rằng nhuốm màu bạo lực, nhất là màn chém lợn tế, là một hủ tục không nên khuyến khích tiếp tục duy trì vì tính chất ghê rợn, máu me.
Theo Zing
Dòng nước "thần" chữa bách bệnh ở làng trường thọ
Tại ngôi làng này, trung bình cứ 100 người thì có đến khoảng 60 người sống trên 90 tuổi và bí quyết của họ chính là uống sống nước hồ Tuyền Thủy.
Làng trường thọ là tên gọi của làng Ba Mã, thuộc huyện tự trị dân tộc Dao, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Được gọi như vậy là vì làng có tới 82 cụ già sống hơn 100 tuổi trên tổng số dân toàn huyện là 270 nghìn người.
Cụ già 70 tuổi (bên trái) và 76 tuổi (bên phải) vẫn làm công việc đồng áng.
Người dân của làng này không chỉ sống thọ mà còn rất khỏe mạnh. Mặc dù ở độ tuổi từ 60-70 nhưng các cụ già ở đây vẫn làm việc đồng áng khỏe mạnh. Các cụ già gần trăm tuổi hay hơn trăm tuổi vẫn có thể ra chợ buôn bán bình thường.
Một trong những cụ già trăm tuổi vẫn ngồi buôn bán tại chợ.
Khi được hỏi về bí quyết trường thọ của mình, dân làng ở đây cho biết, ngoài biện pháp hăng say lao động, cư dân trong làng ai nấy đều uống nước ở hồ Tuyền Thủy. Họ cho rằng, nước ở hồ này không chỉ đem lại sức lực mà còn có thể chữa được bách bệnh.
Một trong những du khách tới lấy nước tại hồ Tuyền Thủy.
Dòng nước này thần kì này đã khiến không ít người đã tới đây ở điều dưỡng, thậm chí còn mua nhà đất, lưu lại nơi đây. Đa số người tới đây đều là người cao tuổi, có bệnh. Phần lớn họ đều cảm thấy có kết quả biến chuyển tốt trong sức khỏe mà không phải dùng tới thuốc thang. Họ cho rằng một phần do không khí nơi đây trong lành và có thể do hàng ngày phải leo cao lên hồ Tuyền Thủy lấy nước uống nên cơ thể được vận động, rèn luyện. Song không ai khẳng định được chính xác tác dụng thực hư của dòng nước này.
Dòng nước hồ được cho là chữa được bách bệnh.
Mặc dù doanh thu của ngôi làng tăng lên do nhiều người tới đây thăm quan và ở lại nhưng dân làng không khỏi lo lắng khi nguồn nước thần kì của họ ngày một ô nhiễm do xây dựng và nước thải sinh hoạt.
Theo Datviet
Xác lập kỷ lục hai hiện vật nhà Phật làm bằng đất sét lớn nhất Việt Nam Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên Hoa tại chùa Bửu SơnTự (còn gọi là chùa Đất Sét, tọa lạc tại TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) vừa được xác lập kỷ lục Việt Nam là hai hiện vật nhà Phật làm từ đất sét lớn nhất. Ngày 17/11, ban tổ chức Festival Đua ghe ngo đồng bào Khmer ĐBSCL lần I- cho...