Lễ hội chạy lợn ở Hà Nội
Sáng mùng 7 Tết, người dân thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) linh đình tổ chức lễ hội chạy lợn tái hiện cảnh đức thánh Cao Sơn Đại vương khao quân trước giờ lên đường đánh giặc.
Theo truyền thuyết của làng Duyên Yết, vào đời Hung Vương thư 18 khi đưc Cao Sơn Đai vương dân quân đi đanh giăc đa nghi chân tai lang. Cac bô lao đa xin đươc lam cô khao quân, nhưng với điều kiện là phải làm thật nhanh và đầy đủ món.
Từ đó cho đến nay cứ ngay mùng 7 thang giêng âm lich, dân lang Duyên Yêt lai tô chưc lê hôi “chay lơn” đê tương nhơ đưc Cao Sơn Đai vương.
Để tổ chức thành công lễ hội chạy lợn là nhờ sự đóng góp của nhiều người dân.
Đông đảo dân làng và khách thập phương tới dự.
Video đang HOT
Lễ hội năm nay đông hơn hẳn các năm trước.
Ngày hội còn có các lão đô vật trên 80 tuổi với các bài biểu diễn vật thể hiện sự rèn luyện của quân và dân.
Cùng lúc này, dân làng được phát lộc nhân dịp đầu năm mới.
Sau đó, các thanh niên trai tráng trong làng chuẩn bị lễ hội chạy lợn sẵn sàng trước sân đình.
Các đội chạy thật nhanh về vị trí.
Chạy về đích và làm thịt, việc chế biến mâm cỗ từ lợn chỉ mất vài phút.
Du khách và người dân háo hức cổ vũ.
Mâm cỗ khao quân được chuẩn bị trong vài phút, kết thúc lễ hội.
Theo VNExpress
Vã mồ hôi 'tranh cướp' tại lễ hội đả cầu cướp phết Bàn Giản -Vĩnh Phúc
Cứ vào ngày Mồng 7 tháng Giêng hàng năm, nhân dân trong vùng lại nô nức tụ về lễ hội đả cầu cướp phết ở Bàn Giản để cầu may, cầu an cho một năm mới.
Bàn Giản là một xã thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi tụ cư lâu đời của người Việt cổ. Lễ hội cướp phết ở đây là một trong những biểu hiện nét đặc thù của văn hoá xứ Đoài.
Cướp cầu phết là diễn tích toàn dân đánh giặc được nâng cao thành lễ thức: Mồng phết làm bằng gốc tre cong, trổ hình đầu ngựa, tượng trưng cho kỵ binh, cướp bằng tay tượng trưng cho bộ binh.
Kiệu rước phía dưới đặt quả cầu phết
Theo sử sách ghi chép lại, vào thời đại Hùng Vương dựng nước, quốc hiệu Văn Lang, nước ta được chia làm 15 bộ. Thủa đó loạn lạc, giặc giã nhiều nơi, Hùng Vương đời thứ 3 phân công 4 vị tướng lĩnh là: Đệ nhất tên Xá Sơn, Đệ nhị tên Lê Sơn, Đệ Tam tên Tròn Sơn, Đệ tứ tên Xui Sơn về trấn ải miền Đông Lai, Bàn Giản, Lập Thạch để dẹp loạn, dẹp giặc, hộ quốc phù dân.
Quả cầu phết
Để tưởng nhớ công lao 4 vị tướng, người dân làng Đông Lai, xã Bàn Giản đã lập 4 ngôi đình là Đông Lai, Trụ Thạch, Ngọc Xuân và Vườn Đào để thờ như thành hoàng làng và trên mỗi ngôi đình được khắc một quả cầu. Và cứ vào ngày Mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân mang quả cầu ra sân bãi mở hội để tái hiện và tường thuật lại trận địa xưa của 4 vị tướng bằng trận đả cầu cướp phết.
Nhân dân trong vùng kéo nhau về lễ hội đả cầu cướp phết Bàn Giản ngày 7/1 Ân lịch(ảnh Hải Sơn)
Trước khi cướp cầu, các trai đinh đứng thành hàng ngang trước kiệu Thánh và làm một số động tác nghi lễ theo hiệu lệnh trống khẩu của ông Mệnh. Ông Mệnh đánh một hồi trống dự báo, các trai đinh làm động tác trước Thánh theo từng tiếng trống gồm 5 bước: Lễ 4 vái, vuốt tóc, ăn trầu, vắt hai tay lên vai, cầm mồng phết giơ cao gieo hò chiến thắng...Mồng phết được làm bằng gốc tre cong trổ hình đầu ngựa, tượng trưng cho kỵ binh, cướp bằng tay tượng trưng cho bộ binh. Lễ đả cầu cướp phết được tiến hành song song giữa hai hình thức cùng một lúc như các trai đinh cởi trần cướp quả cầu bằng gỗ quý, đường kính 35cm (cướp tay không). Cùng đó, các trai đinh cầm mồng phết có hình cong làm bằng gốc tre có khắc hình đầu long mã, dài 1m20.
Những nam thanh niên chen nhau thành vòng tròn để cướp phết (ảnh Hải Sơn)
Kiệu vua được rước đi trước, các trai đinh theo sau. Đến giữa sân hội, ông Mệnh tung quả cầu, các trai đinh xô vào cướp. Một rừng người chồng chất lên nhau kèm theo chiêng, trống, lệnh và một trai đinh mặc áo nẹp, thắt đai đỏ phất cờ sai, tượng trưng xung trận. Cuộc diễn tích toàn dân đánh trận kéo dài cả buổi chiều.Các trai đinh người nào cũng dính đầy bùn đất nhưng rất vui vẽ với tâm trạng của người chiến thắng. Tục đả cầu cướp phết là ôn lại việc giữ đất, trấn ải của các tướng lĩnh thời Hùng Vương. Không khí toàn dân luyện binh đánh giặc giữ nước quả là còn rất đậm đà trong ký ức dân gian.
Đến 18h cùng ngày mà quả phết vẫn chưa thuộc "sở hữu" của làng nào (ảnh Hải Sơn)
Đặc biệt, ai cướp được cầu đem vào bái yết trước cửa đền sẽ được làng trao thưởng. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng ai cũng tin rằng, người cướp được phết sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, thành đạt và sẽ sinh được con trai. Có lẽ vì vậy mà lễ hội thu hút hàng nghìn trai đinh, nhân dân xa gần đến tham dự, ai cũng mong mình sẽ cướp được phết hoặc ít nhất là sờ tay vào quả phết.Lễ hội cướp phết Bản Giản là nét văn hóa đặc sắc cần được gìn giữ. Thông qua hội phết để rèn đức, luyện tài, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người, mọi nhà an vui, hạnh phúc. Đồng thời, lễ hội cũng nhằm khơi dậy nét đẹp văn hóa tinh thần trong nhân dân thông qua hội phết để rèn đức, luyện tài, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới.
Theo Giáo Dục VN
Làm đám cưới cho... rắn Một đôi uyên ương rắn tại Capuchia được tổ chức hôn lễ nghiêm trang, long trọng. Không chỉ có những chú cún cưng được chiều chuộng tổ chức đám cưới mà ngay cả loài rắn cũng có ngày "vẻ vang" với nghi lễ giống hệt con người. Mới đây tại Kandal, Campuchia đã diễn ra một đám cưới long trọng dành cho "đôi...